Trang chủChính trịNgoại giaoHalal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều...

Halal Việt Nam – Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường “tỷ đô”

Thị trường Halal là một thị trường rất lớn, giàu tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tại talk show “Halal Việt Nam – Chân trời tươi sáng” của Báo Thế giới và Việt Nam diễn ra mới đây, các chuyên gia, nhà ngoại giao gắn bó với câu chuyện Halal đã “giải mã” về thị trường tiềm năng này.

(Ảnh: Anh Tuấn)
Các đại biểu tham dự talk show “Halal Việt Nam – Chân trời tươi sáng” do Báo Thế giới và Việt Nam thực hiện. (Ảnh: Anh Tuấn)

Theo nhiều dự báo, năm 2025, thị trường sản phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt quy mô hơn 7.000 tỷ USD và có cơ hội tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2027.

Thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn tới thị trường Halal. Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng.

Đề án đưa ra các định hướng lớn mang tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam một cách toàn diện, giúp các doanh nghiệp ta tham gia sâu, hiệu quả vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.

Bản sắc, thương hiệu riêng của người Hồi giáo

Về đề án nói trên, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Áo, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Đông – châu Phi Nguyễn Trung Kiên nhận định, đây lần đầu tiên Chính phủ có một đề án về ngành Halal.

Xét về phía doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất năng động, sáng tạo và thực tế đã có những doanh nghiệp tiên phong xuất khẩu sản phẩm Halal. Tuy nhiên, khi có một đề án cấp Chính phủ, ngành Halal sẽ có sự tham gia của toàn bộ ngành đối ngoại và tất cả các ngành sản xuất trong nước. Đây thực sự là một cơ hội mới.

“Khi đã bắt đầu tiếp xúc câu chuyện giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường Halal tôi luôn thấy nó thú vị…” – nguyên Đại sứ Nguyễn Trung Kiên

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Halal là một lĩnh vực rộng lớn, trong đó có các sản phẩm tiêu dùng của con người, liên quan đến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… được xây dựng một tiêu chuẩn trên niềm tin tôn giáo của đạo Hồi. Quy chuẩn này nằm xuyên suốt quá trình từ khi sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng và vì thế, nó có phạm vi ảnh hưởng rất lớn.

“Khi đã bắt đầu tiếp xúc câu chuyện giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường Halal tôi luôn thấy nó thú vị bởi đây là sự kết hợp tổng hòa giữa niềm tin tôn giáo, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp cận thị trường sản xuất, tiêu dùng. Halal cũng là chuỗi quy trình liên quan đến các quốc gia và hệ thống pháp luật khác nhau, vì vậy, luôn có khó khăn và thách thức”, ông Nguyễn Trung Kiên bày tỏ.

Giải mã thêm về Halal, PGS. TS Đinh Công Hoàng, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung Đông và Tây Á, Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi cho hay, theo tiếng Arab, Halal là sự cho phép, hợp pháp. Ban đầu, Halal thường được áp dụng với thịt gia súc, gia cầm và liên quan tới phương pháp giết mổ theo tín ngưỡng của người Hồi giáo.

Sau này, khái niệm Halal được áp dụng cho cả những sản phẩm khác, ví dụ như các sản phẩm không phải là thịt. Thậm chí Halal hiện nay còn được áp dụng trong tất cả các khía cạnh của đời sống con người. Chính vì vậy, logo biểu tượng Halal đang trở thành cái bản sắc, thương hiệu riêng của người Hồi giáo.

Về vấn đề niềm tin, PGS. TS Đinh Công Hoàng nhận thấy, đây là đặc điểm vô cùng quan trọng của thị trường Halal. “Đó là niềm tin về tính minh bạch, tính liêm chính hay tính toàn vẹn Halal. Các quy trình sản xuất từ nông trại tới bàn ăn, từ khâu cung ứng thức ăn đầu vào, tới giết mổ, chế biến, vận chuyển và phân phối tiêu dùng đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Halal rất chặt chẽ”, ông bày tỏ.

Về nội hàm và khái niệm, Halal còn đề cập tới sự trong sạch trong lương tâm và hành vi, sự lựa chọn đạo đức, lối sống trong cuộc sống hằng ngày.

Hiện tại, những vấn đề xã hội quan tâm là nông nghiệp hữu cơ, thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, các hành vi nhân văn, nhân đạo của con người với động vật và môi trường. Vì vậy, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung Đông và Tây Á, Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi nhận định: “Với những giá trị tiến bộ này, Halal dần được chấp nhận và dần được áp dụng và trở thành lối sống không chỉ ở quốc gia đạo Hồi mà cả các quốc gia khác”.

Chất lượng của chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm và dịch vụ Halal tại Kazakhstan. (Nguồn: Astana Times)
Chất lượng của chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm và dịch vụ Halal tại Kazakhstan. (Nguồn: Astana Times)

Cơ hội tốt để Việt Nam nâng tầm chất lượng quy chuẩn nông sản

Còn với PGS. TS Đinh Công Hoàng, điều thú vị là quy mô của thị trường. Thị trường này có quy mô dân số là 2 tỷ dân và quy mô lên tới 7.000 đến 10.000 tỷ USD, với mức tăng trưởng rất nhanh. Đây là thị trường rất tiềm năng, với các lĩnh vực rất đa dạng. Thế nhưng, điều đáng tiếc là Việt Nam chưa xâm nhập được nhiều vào thị trường này.

Nhìn từ đất nước Malaysia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh cũng cho rằng, Halal là khái niệm tổng thể của một quá trình sản phẩm. Ở Malaysia, quốc gia này đã nâng khái niệm Halal lên thành hệ sinh thái Halal, với mong muốn, sản phẩm này có thể tiếp cận được các tầng lớp khác nhau.

“Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 quốc gia xuất khẩu sản phẩm Halal, trong đó, 5 quốc gia hàng đầu lại không phải là quốc gia Hồi giáo. Từ khía cạnh Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta cần lưu ý, bên cạnh mục tiêu tôn giáo, các yêu cầu về Halal có khả năng làm tăng chi phí sản xuất, quản lý để đáp ứng nhu cầy của Halal”, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia nói.

Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường 'tỷ đô'
Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp về phát triển và tham gia vào thị trường Halal toàn cầu trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, tháng 12/2023. (Ảnh: Anh Sơn)

Là một người tiếp cận Halal từ sớm, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên cho rằng, là một khái niệm rộng nên đứng từ mỗi góc độ, người ta lại có cách xử lý khác nhau.

Ở góc độ quản lý của nhà nước, ông Nguyễn Trung Kiên nhận thấy, cần có sự tham dự của rất nhiều Bộ ngành nhưng vì thế đã tạo sự chồng chéo giữa nhiều cơ quan. “Và đó là lúc Bộ Ngoại giao và ngoại giao kinh tế cần vào cuộc”, ông Nguyễn Trung Kiên nói.

Ông kể, có một thời kỳ, khi tiếp cận câu chuyện làm thế nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành Halal thì không tìm thấy chủ thể. Lúc đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn – khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách ngoại giao kinh tế – đã mạnh dạn cùng Bộ Nông nghiệp Phát triển và nông thôn nêu bật vấn đề Halal để thu hút sự quan tâm của Chính phủ.

Đến thời điểm hiện tại, Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” nêu rõ, ngành Ngoại giao sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển ngành Halal.

Ông Nguyễn Trung Kiên khẳng định: “Halal bắt đầu từ doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp phải là trung tâm, là người đi đầu là người thụ hưởng cuối cùng. Thời gian tới, chúng ta cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được thị trường Halal?

Giấy chứng nhận sản phẩm Halal chính là ‘hộ chiếu’ để đưa hàng vào các thị trường Halal. Các cơ quan quản lý nhà nước làm thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp sớm có giấy chứng nhận đó, sớm có quy trình đạt giấy chứng nhận đó và sớm có khả năng cạnh tranh cao trong những quốc gia có thể sản xuất được hàng Halal”.

Không chỉ là cơ hội với doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Kiên còn nhận thấy, đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam nâng tầm chất lượng quy chuẩn nông sản.

Việt Nam là nước có ngành nông nghiệp mạnh, là trụ cột của đất nước. Vì vậy, muốn xây dựng ngành nông nghiệp, chúng ta phải có quy chuẩn cao hơn, mạnh hơn, vừa để bảo vệ người tiêu dùng, vừa để bảo vệ người sản xuất. Và câu chuyện tiêu chuẩn Halal là một ví dụ điển hình để nâng tầm và phát triển quy chuẩn sản phẩm.





Nguồn: https://baoquocte.vn/halal-viet-nam-chan-troi-tuoi-sang-ky-i-nhung-dieu-chua-biet-ve-thi-truong-ty-do-289852.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong

Thực tế, thực lực của doanh nghiệp Việt Nam, dù đã cải thiện rất lớn sau 40 năm Đổi mới, nhưng vẫn còn non trẻ so với thế giới.

Halal Việt Nam – Chân trời tươi sáng (kỳ II): Những tấm “hộ chiếu” vượt rào

Đối với ngành Halal, Việt Nam không gặp phải cạnh tranh và sự tham gia của Việt Nam vào thị trường này cũng không muộn.

20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2004 – 13-10-2024): Khi doanh nhân trải lòng

20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10-2004 - 13-10-2024) là một chặng đường dài trong hành trình phát triển của doanh nhân. Trên chặng đường đó, đã có những doanh nghiệp (DN) bứt tốc tăng trưởng, khẳng định vị thế; nhưng vẫn còn nhiều DN khá lận đận... Mong manh “sân nhà” Tại Lễ tôn vinh DN, doanh nhân tiêu biểu TPHCM năm 2024 chiều 11-10, nhiều doanh nhân Việt Nam đã có cơ hội...

Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; giá trị xuất siêu đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ 2023.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bán đảo Triều Tiên liên tục “tăng nhiệt”, pháo binh Bình Nhưỡng gần biên giới với Seoul sẵn sàng khai hỏa

Căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đe dọa hành động quân sự chống lại Seoul. Nguyên nhân xuất phát từ cáo buộc của Triều Tiên về việc Hàn Quốc đã điều máy bay không người lái bay qua thủ đô Bình Nhưỡng.

Tổng thống Biden vẫn công du Đức, trọng tâm thảo luận là Ukraine và Trung Đông

Theo các nguồn tin Chính phủ Đức tiết lộ ngày 13/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ thăm Đức vào ngày 18/10, sau khi đã hủy chuyến công du tuần trước do bão Milton đổ bộ vào Mỹ.

Xuất khẩu chậm lại, dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê đẩy giá tiêu nội địa liên tiếp giảm

Giá tiêu hôm nay 14/10/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Xuất khẩu chậm lại, dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê đẩy giá tiêu nội địa liên tiếp giảm

Giá tiêu hôm nay 14/10/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Iran sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh, tuyên bố “không có lằn ranh đỏ” trong bảo vệ đất nước

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi ngày 13/10 tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho “tình trạng chiến tranh”, song cũng khẳng định Tehran mong muốn hòa bình.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê giảm phiên cuối tuần, tìm cơ hội trong xu hướng phát triển mới

Sản lượng cà phê Việt Nam dự kiến giảm mạnh trong niên vụ 2024 - 2025, xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi và hiện tượng El Nino gây hạn hán và sâu bệnh.

Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 12/10, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (11/10), giá dầu giảm nhẹ chưa đến 50 cent.

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Iran, nhiều rủi ro về nguồn cung năng lượng

Sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/10 tuyên bố mở rộng các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu của Tehran.

Giá vàng tăng vọt, cú thoát ngoạn mục khỏi cái bóng của USD, sắp chạm mốc 3.000 USD, vàng nhẫn chốt lời

Giá vàng hôm nay 13/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng khi thoát khỏi sức mạnh của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá sẽ tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan nhưng đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu chậm lại, dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê đẩy giá tiêu nội địa liên tiếp giảm

Giá tiêu hôm nay 14/10/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Xuất khẩu chậm lại, dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê đẩy giá tiêu nội địa liên tiếp giảm

Giá tiêu hôm nay 14/10/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Thủ tướng Việt Nam và Trung quốc tham dự toạ đàm doanh nghiệp

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13/10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam. Thúc đẩy hợp tác về hạ...

Giới thiệu nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tới người tiêu dùng Thủ đô

Khu triển lãm giới thiệu những sản phẩm có nhiều tiềm năng cung ứng tốt cho thị trường Trung Quốc, mới được mở cửa thị trường như dừa tươi, sầu riêng cấp đông.

Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản trong lĩnh vực này

Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024.

Mới nhất

Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là...

Những nguy cơ cần được lưu ý

Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ýBên cạnh những lợi ích, phẫu thuật thẩm mỹ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến nghiêm trọng, cần được người dân chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng. Trong...

Cơ thủ Philippines vô địch Hanoi Open Pool Championship 2024

Johann Chua là cơ thủ được đánh giá cao hơn về thứ hạng, nhưng đối thủ của anh là Ko Pin-yi lại có phong độ rất cao. Ở trận bán kết Hanoi Open Pool Championship 2024, Ko Pin-yi đánh bại Jefrey Roda - đồng hương của Johann Chua với tỉ số đậm 11-2.Với quyết tâm đem chiếc cúp...

Cận cảnh sạt lở nghiêm trọng, sóng biển ‘nuốt’ làng ở Quảng Nam

13/10/2024 | 19:34 TPO - Làng Trung Phường, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) nhiều năm nay bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng. Sóng...

Mới nhất