Powered by Techcity

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật

Trong năm nay, tỉ phú Phạm Nhật Vượng 2 lần chính thức cam kết sẽ tài trợ cho VinFast đến khi “hết tiền mới thôi”. Một lần là ở đại hội cổ đông của Vingroup hồi tháng 4 và một lần là trả lời phỏng vấn Bloomberg hồi tháng 6 khi VinFast tròn 5 tuổi. “VinFast là sứ mệnh, danh dự và tương lai của Vingroup nên chúng tôi không bao giờ buông”, ông Vượng khẳng định.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, thông tin tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ cho VinFast hơn 3.300 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024 được nhiều báo đăng tải. Trước đó, đầu năm 2023, ông Vượng đã tặng VinFast 1 tỉ USD, tương đương 25.000 tỉ đồng, Vingroup tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD đồng thời cho vay 1 tỉ USD trong thời hạn 5 năm. Đến cuối năm 2023, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng tặng tiếp công ty sản xuất pin có quy mô vốn 6.500 tỉ đồng…

Ở thời điểm hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng đang là người giàu nhất Việt Nam với tài sản 4,4 tỉ USD theo Tạp chí Forbes (Mỹ). Nhìn vào “tương quan” cho đi, mức lỗ của VinFast và tài sản của ông, không ai có thể hoài nghi tâm huyết của người đứng đầu tập đoàn tư nhân đóng thuế nhiều nhất Việt Nam năm 2024.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 2.

 

Nhưng sự hoài nghi về chiếc ô tô do người Việt sản xuất thì vẫn luôn hiện diện, ngay cả với những người hằng ngày đi xe điện công nghệ của tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi vì sao nhiều người không đủ niềm tin Việt Nam có thể sản xuất xe hơi? Tại sao ô tô vừa là khát vọng vừa là sự ghẻ lạnh của không ít người trong mỗi chúng ta?

Để tìm câu trả lời, hãy trở lại lịch sử ngành công nghiệp ô tô nội địa. Ngược dòng quá khứ, nếu tính từ những chiếc xe hơi thương hiệu Pháp được nhập về Việt Nam đầu thế kỷ 20 đến nay thì đã hơn 100 năm. Còn tính từ chiếc ô tô đầu tiên do chính tay người Việt thiết kế và chế tạo ra đời tại miền Bắc năm 1958, cũng đã gần 70 năm. Theo tư liệu, những năm đầu hòa bình ở miền Bắc, nhu cầu giao thông vận tải tăng cao. Vì thế, năm 1958, nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) quyết định sản xuất một loại ô tô nhỏ. Nhiệm vụ được giao cho đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 – Cục Quản lý xe máy, và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe, trực tiếp chỉ đạo. Ngày 21.12.1958, chiếc xe “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 rời xưởng. Đây là chiếc ô tô 4 chỗ đầu tiên do người Việt sản xuất với “ngoại hình” không kém loại Moskvitch của Liên Xô lúc bấy giờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến xem và động viên: “Ta đã sản xuất được xe con. Từ nay về sau cần nghiên cứu, sản xuất xe vận tải để phục vụ đất nước”. Khi được đề nghị nhận chiếc xe, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối: “Cảm ơn các chú đã quan tâm đến Bác, tặng Bác chiếc xe này. Nhưng hiện nay, Bác đã có xe đi rồi. Vậy các chú giúp Bác tặng lại chiếc xe này cho thương binh. Các chú ấy cần chiếc xe mới và tốt thế này hơn Bác”.

Quốc khánh năm 1959, chiếc xe hơi Chiến Thắng do quân đội chế tạo được xếp vào đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình. Tuy nhiên, những năm sau đó, do điều kiện chiến tranh khó khăn, không có ngân sách nên xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt.

Trải qua nhiều thăng trầm, gần 40 năm sau, năm 2004 mới có 2 doanh nghiệp là Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) và Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) được cấp phép sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Giai đoạn đầu, cả hai đều liên doanh lắp ráp các dòng xe thương mại của những hãng nước ngoài. Nhưng sau đó, chỉ Thaco trung thành với hướng đi này và thu về nhiều thành công với Mazda, Kia, Peugeot, BMW, Mini còn Vinaxuki vẫn quyết tâm theo đuổi giấc mơ xe hơi “made in Vietnam”. Tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2012, Vinaxuki trưng bày mẫu xe cỡ nhỏ VG dành cho đô thị với 3 phiên bản động cơ, giá bán, chế độ bảo hành… Giấc mơ xe hơi Việt được tái khởi động mang theo bao kỳ vọng của người dân trong nước. Tiếc rằng, tất cả chỉ dừng ở trưng bày, chưa chiếc xe nào kịp lăn bánh trên đường. Sau giai đoạn đầu tư mạnh mẽ 2006 – 2009, Vinaxuki gặp khủng hoảng, bị yêu cầu bán nhà máy để trả nợ. Đến năm 2015, công ty giải thể. Giấc mơ xe hơi của người Việt chính thức khép lại.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 3.

 

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 4.

 

So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có xuất phát điểm khá muộn. Vì thế, Chính phủ đặt mục tiêu tập trung tận dụng công nghệ từ các đối tác nước ngoài để phát triển hạ tầng phụ trợ trong nước. Thông qua đó, từng bước nâng tỷ lệ nội địa hóa lên và xây dựng ngành công nghiệp ô tô theo lộ trình như vậy. Nói cho dễ hiểu thì một chiếc ô tô có khoảng 30.000 linh kiện và tất nhiên, không quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thể sản xuất toàn bộ số chi tiết và linh kiện này. Nhưng nước nào có tỷ lệ nội địa hóa cao, sản xuất được nhiều nhất các chi tiết và linh kiện sẽ có ngành công nghiệp ô tô phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa cao cũng giúp chi phí sản xuất giảm, cạnh tranh hơn so với xe nhập khẩu. Đồng nghĩa với người tiêu dùng nội địa có thể mua xe với giá rẻ hơn. Tại Việt Nam, các liên doanh khi tham gia đều cam kết sẽ đưa tỷ lệ nội địa hóa ô tô tăng dần theo từng giai đoạn, nhưng kết quả thực hiện thì hết sức khiêm tốn. Theo thống kê, tỷ lệ nội địa hóa ô tô của Việt Nam tới nay trung bình vào khoảng 20%, trong khi tại Thái Lan là khoảng 60%, thậm chí có dòng xe lên tới 80%. Tỷ lệ nội địa hóa của Indonesia cũng vào khoảng 50 – 60%, tại Trung Quốc khoảng 60 – 70%…

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 5.

 

Đáng nói dù kết quả khiêm tốn nhưng để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, suốt mấy thập niên qua, ô tô phải gánh rất nhiều loại thuế, phí. Tính đến thời điểm hiện tại, một chiếc xe hơi tại Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10 – 30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40 – 60% tùy dung tích. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Nếu mua xe nhập khẩu sẽ phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu 50%.

Chưa hết, ô tô lăn bánh còn phải chịu lệ phí trước bạ 10% hoặc 15% tùy địa phương. Ngoài ra còn có phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật… Thậm chí phí bảo trì đường bộ còn phải đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT chưa kể một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Mới nhất, Bộ Tài chính tính thu phí thử nghiệm khí thải… Kết quả là giá xe ô tô tới tay người sử dụng tăng gấp đôi, gấp ba tùy loại.

Đó chính là nguyên nhân lớn nhất khiến ngay cả những người đã từng kỳ vọng, từng ôm giấc mộng về chiếc ô tô do người Việt sản xuất cũng muốn cởi trói cho ngành này. Để ít nhất thì cũng được mua xe nhập khẩu với giá rẻ hơn.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 6.

 

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 7.

 

Giấc mơ về chiếc ô tô “made in Vietnam” tưởng chừng như lụi tàn thì 5 năm trước, nhà máy VinFast được khởi tạo tại Hải Phòng lại làm dấy lên khát vọng về chiếc ô tô thương hiệu Việt.

Năm 2018, trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, tỉ phú Phạm Nhật Vượng nói về lý do đầu tư vào ô tô như sau: “Tôi xuất thân từ sản xuất nên lúc nào cũng muốn tìm một cái gì đó để sản xuất. Đầu tiên tôi định đầu tư vào bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu nước ngọt nhưng nếu làm những sản phẩm này thì không có cửa để xây dựng một thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Ví dụ như bia, còn lâu mới bằng Heineken, Carlsberg…, bánh kẹo còn xa nữa. Trong khi đó, cuộc cách mạng xe điện mới diễn ra 9 năm dự báo sẽ bùng nổ đã “vẽ” lại bản đồ ngành công nghiệp xe hơi. Mà vẽ lại thì mình khác gì các hãng kia đâu?”. Đúng như ông Vượng dự báo xe điện đã bùng nổ và quan trọng hơn, trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô được vẽ lại của thế giới, VinFast đã ghi tên mình lên đó theo một cách không thể đĩnh đạc hơn.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đang gây sốt thị trường khi tiên phong triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam, mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới tiềm năng và thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh của đất nước. Hiện tại, với 150.000 trạm sạc của VinFast hiện tại, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có lượng cổng sạc hàng đầu khu vực cũng như thế giới, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc.

Nhìn lại chỉ sau 5 năm thành lập, những chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt Nam đã lăn bánh ở Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Philippines; nhà máy sản xuất ô tô VinFast được khởi công ở nhiều quốc gia. Với Xanh SM, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dịch vụ vận tải đầu tiên trên thế giới, bên cạnh thành công lấy lại thị trường gọi xe công nghệ vốn rơi vào tay các ứng dụng ngoại suốt hơn 1 thập niên qua. Tất nhiên không thể thiếu cột mốc quan trọng, niềm cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp nội địa khi VinFast trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 8.

VinFast động thổ nhà máy lắp ráp xe điện 200 triệu USD tại Indonesia tháng 7.2024.V.F

Hơn cả một giấc mơ, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã viết lại ngành công nghiệp ô tô nội địa theo một cách rực rỡ và điên rồ nhất.

Điên rồ cả trong cách ông đối mặt với những bão táp trên thị trường. Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại trụ sở chính Vingroup ở Hà Nội mấy tháng trước, tỉ phú Phạm Nhật Vượng cho biết ông bắt đầu một ngày mới bằng việc chơi với cháu và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm mà không lo lắng gì. Bloomberg nhận xét mặc dù đã rót 2 tỉ USD vào VinFast – công ty khởi nghiệp xe điện đầy mạo hiểm, tỉ phú Phạm Nhật Vượng dường như vẫn “điềm tĩnh lạ thường”.

Tôi đã hơn một lần chứng kiến một tỉ phú Phạm Nhật Vượng “điềm tĩnh lạ thường” như vậy. Đó là thời điểm cuối năm 2022, đầu 2023 khi kinh tế rơi vào đáy khó khăn. Tại Việt Nam, hàng loạt dự án trong nước phải sang tên đổi chủ cho khối ngoại; nhiều doanh nghiệp lớn đứng trước nguy cơ phá sản. Có những doanh nhân ngủ dậy sau một đêm đã trở thành con nợ, không ít người rơi vào vòng lao lý. Thị trường rộ thông tin Vingroup cũng phải bán bớt các dự án để lấy tiền nuôi VinFast. Trong một cuộc điện thoại hiếm hoi, tôi cảm thán với ông Phạm Nhật Vượng: “Nếu không đầu tư vào ô tô, giờ thì anh đã chẳng mệt mỏi như thế này”. Ông bình thản trả lời: “Nếu dễ thì chẳng đến lượt mình, còn nếu thấy khó mà từ bỏ thì ai sẽ là người làm? Nên cứ chiến đấu thôi em ạ”. Sự điềm tĩnh đó nhiều người đã chứng kiến ở các phiên đại hội cổ đông thường niên của Vingroup, dịp hiếm hoi ông Vượng xuất hiện. Bất kể bên ngoài nóng đến bao nhiêu, bên trong căng thẳng thế nào thì ông Phạm Nhật Vượng, chủ tọa phiên họp vẫn chỉ có một phong cách quen thuộc: dứt khoát, thẳng thắn, không né tránh bất kỳ câu hỏi nào và trả lời ngay sau khi được hỏi.

Chỉ có một lần tôi cảm nhận niềm vui và sự tự hào của tỉ phú Phạm Nhật Vượng ở đầu dây bên kia. Đó là khi tôi chứng kiến hình ảnh dàn xe chỉ huy phiên bản mui trần của hãng VinFast tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi, người đã mua chiếc VinFast chạy xăng đầu tiên và đang sử dụng cho tới bây giờ đã nhắn cho tỉ phú Phạm Nhật Vượng với cảm xúc của một người con đất Việt. Ông tiết lộ những chiếc xe đó được làm trong một thời gian ngắn. Trước đó vài tháng, khi trả lời cổ đông, ông Vượng cũng khẳng định ông và Vingroup sẽ dồn toàn lực cho VinFast. “Như cách đây 70 năm khi thực hiện chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chúng ta có khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, VinFast cũng như vậy. Chúng tôi không bao giờ buông bỏ VinFast, đây không chỉ là câu chuyện kinh doanh”.

Tôi lại nhớ đến khoảnh khắc dàn xe VinFast mui trần trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, như sợi dây kết nối lịch sử và hiện tại. Biểu tượng cho sự chuyển mình từ một Việt Nam quật cường, bất khuất sang một Việt Nam hiện đại, hội nhập toàn cầu.

Ấn tượng và xúc động!

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: Người biến giấc mộng điên rồ thành sự thật- Ảnh 9.

 

Thanhnien.vn

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/ti-phu-pham-nhat-vuong-nguoi-bien-giac-mong-dien-ro-thanh-su-that-185241014094245436.htm

Cùng chủ đề

VinFast chia tách và nhận hỗ trợ khủng; 2 kịch bản tăng trưởng của PVN; Ra mắt nhà máy FPT AI

VinFast chia tách và nhận hỗ trợ khủng; 2 kịch bản tăng trưởng của PVN; Ra mắt nhà máy FPT AI Viettel Construction thu hơn 10 ngàn tỷ đồng trong 10 tháng; VinFast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng; PVN bàn tính 2 kịch bản tăng trưởng năm 2025; FPT ra mắt nhà máy AI tại Nhật Bản; VinFast nhận hỗ trợ từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

VinFast chính thức mở bán ô tô điện VF 7 tại Philippines

Tiếp nối thành công vang dội tại Việt Nam, VinFast Auto chính thức nhận đặt cọc xe VF 3 tại Philippines. Đây là lần đầu tiên VinFast mở bán mẫu mini-SUV điện thời thượng này tại một thị trường quốc tế. Trong giai đoạn từ ngày 19-30/9, những khách hàng đầu tiên đặt cọc VF 3 sẽ được hưởng nhiều ưu đãi và đặc quyền hấp dẫn, bao gồm mức giá đặc biệt 605.000 peso/xe (thuê pin) hoặc 705.000 peso/xe...

Vingroup bảo lãnh cho 6.500 tỷ đồng trái phiếu của VinFast

Ngày 9/10, HĐQT Tập đoàn Vingroup – CTCP (VIC) công bố nghị quyết về việc bảo lãnh và đảm bảo cho trái phiếu VinFast. Theo đó, Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch, đã thông qua nghị quyết cấp bảo lãnh và dùng tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn bảo đảm cho các trái phiếu doanh nghiệp do CTCP Sản xuất và Kinh doanh VinFast phát hành riêng lẻ trong năm 2024, tổng mệnh giá...

Chìa khóa thành công của loạt dự án Vincom Shophouse

Với hàng loạt dự án trải dài khắp Việt Nam, mô hình Vincom Shophouse do Vingroup tiên phong kiến tạo đã cho thấy tiềm năng phát triển bền vững, gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời góp phần “thay da đổi thịt” diện mạo đô thị. Bảo chứng thành công từ mô hình Vincom Shophouse  Không chỉ kiến tạo nên những công trình biểu tượng, góp phần thay đổi diện mạo đô thị tại mỗi vùng đất, các dự...

Màn tái xuất ngoạn mục của Vincom Plaza Imperia Hải Phòng

Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia – biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động. Trải nghiệm mua sắm độc đáo lần đầu có mặt...

Cùng tác giả

Trao giải Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest Việt Nam 2024

Chính thức phát động từ ngày 23/5/2023, Cuộc thi đã nhận được gần 500 hồ sơ đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, đề cử của hơn 18 Cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ tại Techfest 2024 và Cuộc thi khởi nghiệp các tỉnh. Đồng hành xuyên suốt cùng Cuộc thi là hơn 150 chuyên gia, đối tác, quỹ đầu tư, các cố vấn công nghệ giàu kinh nghiệm trong đa...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Quang cảnh hội thảo Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UNESCO và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. Phát...

Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động?

Người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang – Ảnh: HÀ QUÂN Số người thất nghiệp toàn quốc giảm nhưng ngành nào cần nhiều lao động? Theo bản tin thị trường lao động quý 3-2024 vừa công bố, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết cả nước có 51,6 triệu người có việc làm, tăng hơn 114.000 người so với quý trước. Tuy...

Nữ thủ khoa xinh đẹp là ‘sinh viên của năm’ tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nguyễn Ngọc Linh, sinh năm 2003, là sinh viên năm 3 ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội. Mới đây, Linh trở thành “sinh viên của năm”, đại diện cho toàn thể sinh viên trường trong năm học này. “Sinh viên của năm” là cuộc thi do Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức nhằm tìm kiếm một cá nhân toàn diện với tri thức, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng, năng lực ngoại...

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Cùng chuyên mục

Trao giải Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Techfest Việt Nam 2024

Chính thức phát động từ ngày 23/5/2023, Cuộc thi đã nhận được gần 500 hồ sơ đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, đề cử của hơn 18 Cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ tại Techfest 2024 và Cuộc thi khởi nghiệp các tỉnh. Đồng hành xuyên suốt cùng Cuộc thi là hơn 150 chuyên gia, đối tác, quỹ đầu tư, các cố vấn công nghệ giàu kinh nghiệm trong đa...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Quang cảnh hội thảo Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UNESCO và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. Phát...

Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động?

Người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang – Ảnh: HÀ QUÂN Số người thất nghiệp toàn quốc giảm nhưng ngành nào cần nhiều lao động? Theo bản tin thị trường lao động quý 3-2024 vừa công bố, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết cả nước có 51,6 triệu người có việc làm, tăng hơn 114.000 người so với quý trước. Tuy...

Nữ thủ khoa xinh đẹp là ‘sinh viên của năm’ tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nguyễn Ngọc Linh, sinh năm 2003, là sinh viên năm 3 ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội. Mới đây, Linh trở thành “sinh viên của năm”, đại diện cho toàn thể sinh viên trường trong năm học này. “Sinh viên của năm” là cuộc thi do Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức nhằm tìm kiếm một cá nhân toàn diện với tri thức, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng, năng lực ngoại...

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). (Nguồn: TTXVN) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch...

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Bà T. (phải) là người phát ngôn của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân cam kết với phụ huynh có bảng điểm – Ảnh cắt từ clip Ngày 25-11, sau bài viết Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh đăng trên Tuổi Trẻ Online, phóng viên nhận được một đoạn video ghi lại cảnh phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con. Cam kết...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Bulgaria thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp Việt Nam – Bulgaria đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và khẳng định Việt Nam không bao giờ...

Đề xuất chuyển hội sở gây tranh cãi của Eximbank

Eximbank muốn chuyển hội sở chính từ địa chỉ hiện tại (tầng 8, Toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu vực này được coi là “trung tâm tài chính” của cả nước với sự hiện diện của trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại như: Vietcombank, BIDV, SeABank, Techcombank… Tất nhiên, quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt...

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 tổ chức tại Hải Phòng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 47 năm 2024. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 – Techfest Việt Nam tại Hải Phòng.  Techfest Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất