Powered by Techcity

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước ta, Thủ tướng cho biết, tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương về xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. 

Thường trực Chính phủ tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan để thảo luận, tiếp tục chuẩn bị thật tốt dự án này.

Đồng thời tiếp tục triển khai công việc nghiên cứu, thúc đẩy các dự án đường sắt kết nối Trung Quốc để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Đây là những việc lớn và quan trọng, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung trí tuệ, thời gian, công sức xây dựng dự án tiếp tục trình cấp có thẩm quyền, đặc biệt nghiên cứu, đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án.

Phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Bộ và cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa.

Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ảnh 3.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Qua rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028-2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan liên quan đang tích cực nghiên cứu các phương án, thúc đẩy hợp tác triển khai ba tuyến đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc, gồm tuyến: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Lạng Sơn – Hà Nội; Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ảnh 4.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành thảo luận về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đối với phát triển đất nước; phân tích bối cảnh tình hình đất nước, kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư, vận hành, hiệu quả kinh tế – xã hội…; các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý thực hiện chủ trương của Trung ương, đặc biệt đề xuất cần cơ chế đặc thù về huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam. 

Các đại biểu cũng có ý kiến về hướng tuyến, định mức đầu tư, công nghệ; phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, vận hành hệ thống đường sắt…

Đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Cho biết Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương và những nội dung cơ bản về dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ chủ trì và các bộ, cơ quan liên quan bám sát chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị, đồng thời tiếp thu tối đa các ý kiến của Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để trình Hội đồng thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20/10/2024 để trình Quốc hội, với tinh thần “nghiên cứu kỹ càng, triển khai nhanh chóng”.

Thủ tướng lưu ý nghiên cứu, phân tích rõ hiệu quả của dự án, không chỉ về mặt kinh tế, phải đánh giá hiệu quả tổng hợp. Nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với hướng tuyến thẳng nhất có thể, tránh các khu dân cư lớn, tiết kiệm kinh phí nhất, triển khai nhanh nhất có thể, sớm phục vụ phát triển đất nước…

Bố trí các ga và xây dựng các ga phù hợp, phát huy công năng, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các địa phương và cả khu vực, có tầm nhìn xa, nhưng tránh lãng phí.

Tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác như hàng không, hàng hải; kết nối các hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể; rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… với phương châm “thủ tục phải rút gọn, thi công rút ngắn”.

Trong đó, đề xuất các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước; những nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ giao Thường trực Chính phủ chủ trì.

Về nguồn lực, phải đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hóa các động nguồn lực gồm nguồn lực đầu tư công của Trung ương, địa phương; nguồn lực từ phát hành trái phiếu, nguồn vốn vay và các nguồn lực hợp pháp khác. Cùng với nguồn lực tài chính, huy động tổng lực nguồn nhân lực, phương tiện của đất nước phục vụ dự án.

Về tổ chức, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác, trong đó Tổ giúp việc có vai trò quan trọng, phải chỉ định 1 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuyên trách việc này, không cứng nhắc vì khi tình hình thay đổi phải thay đổi biện pháp thực hiện.

Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo triển khai chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn tài chính, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản trị để xây dựng, quản lý, vận hành tuyến đường sắt an toàn, khoa học, hiệu quả cao nhất.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-de-xuat-co-che-dac-thu-cho-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-192241005103010571.htm

Cùng chủ đề

Trao thỏa thuận cấp chính phủ hợp tác với Trung Quốc xây 3 tuyến đường sắt

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn và ông Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 10-12 – Ảnh: Bộ Ngoại giao Việc trao thỏa thuận giữa chính phủ hai nước diễn ra trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại nhà khách Điếu Ngư Đài (Trung Quốc). Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại trung ương, Bộ...

Lập hội đồng thẩm định dự án đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh nối với Trung Quốc

Ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), được giao làm Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Trường Đại học và Cao đẳng Giao thông vận tải, Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam, các Sở GTVT có dự án đi qua. Nhiệm vụ của Hội đồng là thực hiện xem xét thông qua quy hoạch tuyến đường sắt nêu trên. Theo...

Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ lũ lụt

Vietnam Airlines thông báo sẽ tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên các chuyến bay do Vietnam Airlines Group khai thác, gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco. Cụ thể, hàng hóa cứu trợ sẽ được Vietnam Airlines Group miễn phí cước vận chuyển, phụ thu nhiên liệu và các phí liên quan, đồng thời được đặt giữ tải ưu tiên trên chuyến bay của...

Đường sắt nhận vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ từ phía Nam ra Hà Nội

Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt VN, đơn vị này vừa có văn bản gửi UBND, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ các tỉnh trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, nhận hỗ trợ vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3. Đường sắt nhận vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ. (Ảnh: minh hoạ). Theo đó, từ...

Đường sắt dừng chạy các tàu qua cầu Long Biên do nước sông Hồng dâng cao

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo sẽ không chạy tàu qua cầu Long Biên. Theo đó, các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội-Hải Phòng sẽ thay đổi lịch trình với Ga Gia Lâm là ga xuất phát và kết thúc hành trình. Hành khách có vé có...

Cùng tác giả

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Cách đây tròn 30 năm, ngày 17-12-1994, tại Kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới. Vịnh Hạ Long trở thành di sản đầu tiên của...

‘Nằm mơ tôi cũng không nghĩ có ngày này…’

Thủ môn Đình Triệu khép lại kỳ AFF Cup 2024 ngọt ngào khi cùng đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận lượt về, qua đó lên ngôi vô địch Đông Nam Á. Người gác đền sinh năm 1992 đã vượt qua Nguyễn Filip để trở thành thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam. Anh bắt chính 6 trong số 8 trận, ghi dấu ấn với những pha cản phá xuất...

Xuân Son sát cánh cùng Tuấn Hải, Hoàng Đức vẫn đội trưởng

HLV Kim Sang-sik đã công bố danh sách 11 cầu thủ đá chính ở cuộc so tài giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (5.1) trong khuôn khổ chung kết lượt về AFF Cup 2024. Trấn giữ cầu môn là thủ môn Đình Triệu. Nếu ở vòng bảng, Đình Triệu phải chia sẻ suất bắt chính với Nguyễn Filip (mỗi thủ môn bắt 2 trận), thì từ vòng bán kết trở...

Cổ động viên Việt Nam lên đường “tiếp lửa” cho đội tuyển quốc gia

NDO – Ngày 4/1, chuyến bay đầu tiên đưa 250 cổ động viên từ Hà Nội đến Bangkok (Thái Lan) để cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Đây là một phần trong chương trình tour cổ vũ bóng đá được Vietravel thiết kế chuyên biệt nhằm phục vụ người hâm mộ thể thao nước nhà. Cùng với đó là những cổ động viên, gia đình các cầu thủ sang Thái...

Thêm ‘trợ lực’ cho ô tô lắp ráp trong nước

Sản lượng kỷ lục của ô tô sản xuất trong nước Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ tháng 11/2024 ước tính tăng 2,5% so với tháng 10/2024 và tăng 36,2% so với tháng 11/2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cao hơn so với mức tăng trưởng 14% của 10 tháng đầu...

Cùng chuyên mục

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Cách đây tròn 30 năm, ngày 17-12-1994, tại Kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới. Vịnh Hạ Long trở thành di sản đầu tiên của...

‘Nằm mơ tôi cũng không nghĩ có ngày này…’

Thủ môn Đình Triệu khép lại kỳ AFF Cup 2024 ngọt ngào khi cùng đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận lượt về, qua đó lên ngôi vô địch Đông Nam Á. Người gác đền sinh năm 1992 đã vượt qua Nguyễn Filip để trở thành thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam. Anh bắt chính 6 trong số 8 trận, ghi dấu ấn với những pha cản phá xuất...

Xuân Son sát cánh cùng Tuấn Hải, Hoàng Đức vẫn đội trưởng

HLV Kim Sang-sik đã công bố danh sách 11 cầu thủ đá chính ở cuộc so tài giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (5.1) trong khuôn khổ chung kết lượt về AFF Cup 2024. Trấn giữ cầu môn là thủ môn Đình Triệu. Nếu ở vòng bảng, Đình Triệu phải chia sẻ suất bắt chính với Nguyễn Filip (mỗi thủ môn bắt 2 trận), thì từ vòng bán kết trở...

Cổ động viên Việt Nam lên đường “tiếp lửa” cho đội tuyển quốc gia

NDO – Ngày 4/1, chuyến bay đầu tiên đưa 250 cổ động viên từ Hà Nội đến Bangkok (Thái Lan) để cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Đây là một phần trong chương trình tour cổ vũ bóng đá được Vietravel thiết kế chuyên biệt nhằm phục vụ người hâm mộ thể thao nước nhà. Cùng với đó là những cổ động viên, gia đình các cầu thủ sang Thái...

Thêm ‘trợ lực’ cho ô tô lắp ráp trong nước

Sản lượng kỷ lục của ô tô sản xuất trong nước Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất xe có động cơ tháng 11/2024 ước tính tăng 2,5% so với tháng 10/2024 và tăng 36,2% so với tháng 11/2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cao hơn so với mức tăng trưởng 14% của 10 tháng đầu...

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa. Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị TS. Chu Thu Hường, Viện...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Vẻ đẹp “bất tử” của một kỳ quan thiên nhiên Với hàng ngàn đảo đá vôi nhấp nhô, hang động kỳ bí và những bãi biển hoang sơ, vịnh Hạ Long là một bức tranh thủy mặc sống động, hội tụ đầy đủ những nét đẹp của thiên nhiên. Giá trị của vịnh Hạ Long không chỉ nằm ở vẻ đẹp ngoại hình mà còn ở sự đa dạng sinh học phong phú, hệ sinh thái độc đáo và những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất