Powered by Techcity

Ngôi chùa xây trong hang đá Đồ Sơn

Chùa Hang với nhiều chứng tích liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta những năm trước Công Nguyên, thu hút khách chiêm bái đầu năm.

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu – Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

Như tên gọi, người xưa tạo dựng chùa từ một hang đá núi cao 3,5 m rộng 7 m chia làm 2 bậc thềm. Bậc thềm ngoài rộng khoảng 23 m2, bậc thềm trong cao hơn khoảng 0,5 m. Vì vậy, lòng hang hình thang, xuyên thẳng vào núi khoảng 25 m.

Nói về cảnh quan tại chùa, nhiều thơ ca vẫn còn lưu: “Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu / Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây”.

Tương truyền, nhà sư Bần, người từ Thiên Trúc đến truyền đạo và tu hành ở chùa Hang từ thế kỷ 2 TCN. Ngài cũng dựng một chùa ở núi Mẫu Sơn làm nơi thuyết pháp, sau viên tịch tại chùa Hang và Chử Đồng Tử là đệ tử chân truyền đầu tiên của Ngài. Ban thờ Ngài tại chùa được đặt sâu trong hang núi.

Hiện tại, chùa được xây 3 tầng với tòa Tam Bảo nằm ở tầng 2, trên cùng là Tây Phương điện.

Trên ảnh là tượng Phật tại Tam Bảo.

Theo truyền thống, Phật tử đến chiêm bái chùa sẽ được phát lì xì lấy may dịp đầu năm.

Hoàng Hạnh (áo trắng), đến từ An Đồng, Hải Phòng, cho biết cô và nhiều người dân đất cảng có truyền thống đến chùa Hang để cầu an dịp đầu năm. “Dù năm nay tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng không đến chùa Hang vào dịp Tết thì thấy rất thiếu, do đã là thói quen hàng năm. Tất cả mọi người đều đeo khẩu trang nên tôi cũng yên tâm hơn khi đến đây”, cô cho biết.

Hàng năm, chùa đón nhiều du khách từ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh… Năm nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại 2 tỉnh trên nên lượng khách suy giảm. Ông Đức Thanh (áo trắng), một người trong ban quản lý chùa cho biết, lượng khách năm nay chỉ bằng khoảng 1/3 mọi năm.

Chùa có trang trí một mô hình trâu đỏ lớn trước cửa để kỷ niệm Tết Tân Sửu. Ngoài ra cũng có nhiều tiểu cảnh như cổng Nhật Bản, nhà bồ câu, hoa đào… phục vụ du khách chụp ảnh lưu niệm.

Trung Nghĩa

Cùng chủ đề

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 3 lần chi viện quê hương

Mỗi lần chỉ huy tàu không số chở vũ khí chi viện chiến trường miền Nam, đi qua vùng biển miền Trung, lòng vị thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh (quê Phú Yên) lại trĩu nặng. Nhiều lần ông chỉ về đất liền rồi nói với đồng đội, đôi khi tự nói với chính mình: “Phía mặt trời lặn, nơi đó là quê hương tôi”. Ông ước ao được một lần nhận lệnh chở vũ khí về chi viện cho...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Người dân tự hào khi được trải nghiệm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại do Việt Nam sản xuất

TPO – Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam sản xuất được nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 21/12, hàng chục nghìn người dân từ các tỉnh phía Bắc đổ về...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

Sáng ngày 21/12/2024, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngNội vụ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo Hội nghị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...

Cùng tác giả

Hải Phòng cải thiện môi trường đầu tư, ổn định sản xuất

Trong bối cảnh khó khăn, nhất là những thiệt hại lớn do cơn bão số 3 hồi tháng 9 vừa qua, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vươn lên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hơn 11%, thể hiện sự phát triển bền vững của Hải Phòng trong vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Ðồng bằng sông Hồng. Mười năm liên tục, Hải Phòng vượt khó, giữ đà tăng trưởng kinh tế...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng cải thiện môi trường đầu tư, ổn định sản xuất

Trong bối cảnh khó khăn, nhất là những thiệt hại lớn do cơn bão số 3 hồi tháng 9 vừa qua, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vươn lên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hơn 11%, thể hiện sự phát triển bền vững của Hải Phòng trong vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Ðồng bằng sông Hồng. Mười năm liên tục, Hải Phòng vượt khó, giữ đà tăng trưởng kinh tế...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết

Chuyến đi tới thành phố hoa phượng đỏ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn biết được những kinh nghiệm du lịch Hải Phòng trong bài viết dưới đây. Đi mùa nào đẹp? Bạn có thể du lịch Hải Phòng bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa, thời gian khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm, cảm nhận riêng về vẻ đẹp Hải Phòng. Du lịch Hải Phòng từ tháng 4 - tháng 10: Là thời điểm...

Cổ vật gốm Chu Đậu Hải Dương ở Bảo tàng Hải Phòng

Hệ thống cổ vật là gốm Chu Đậu xuất xứ từ làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đã được một nhà sưu tập tư nhân mang về từ nước ngoài và hiện trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng. Bình gốm hoa lam, đĩa, ấm... là những cổ vật gốm Chu Đậu đang được trưng bày tại Bảo tàng TP Hải Phòng Người có công sưu tầm các cổ vật gốm Chu Đậu nói trên là ông Trần Đình...

“Biển vô cực” ở Hải Phòng gây bão mạng

Được mệnh danh là “biển vô cực” của Hải Phòng, bãi bồi ở cửa sông chảy ra biển ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thu hút du khách tìm đến. Vào buổi bình minh, mực nước trên bãi bồi xâm xấp hệt như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời rực rỡ khiến nhiều người thích thú gọi tên bãi bồi này là “biển vô cực”. Tên gọi vui này thường được cộng đồng mạng dùng để...

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất