Powered by Techcity

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm.

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê)

Thiệt hại do bão Yagi đã được tính toán sơ bộ, ước hơn 80.000 tỷ đồng, nhưng đó chỉ là thiệt hại ban đầu. Hậu quả của bão Yagi còn có thể kéo dài, thưa bà?

Bão Yagi và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều địa phương. Theo ước tính sơ bộ, thiệt hại ban đầu do bão Yagi gây ra là hơn 80.000 tỷ đồng.

Thiệt hại hậu bão có thể kể đến là ngân sách nhà nước phải tăng chi để khắc phục hậu quả của bão, khiến các khoản chi khác phải thu hẹp; tăng chi phí dịch vụ xã hội như y tế, chăm sóc sức khỏe; tăng chi phí bảo hiểm xã hội; tăng chi phí di dời, tái định cư cho những hộ dân bị mất nhà cửa; thu nhập của người dân giảm, tác động đến cầu tiêu dùng; sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, bệnh tật phát sinh sau bão; môi trường cảnh quan bị phá hủy cần nhiều thời gian để khắc phục…

Bên cạnh đó, thiệt hại sau bão sẽ làm giảm năng lực sản xuất của nền kinh tế do tài sản  bị hư hại, phải mất nhiều thời gian tích lũy để bù đắp, khiến tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại trong một thời gian, đặc biệt với những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão (nông, lâm nghiệp và thủy sản, du lịch) và chịu ảnh hưởng gián tiếp. Đầu tư cho sản xuất có thể bị thu hẹp để bù đắp cho chi phí tái thiết sau bão.

Cụ thể, bão Yagi tác động đến tăng trưởng của các địa phương, các lĩnh vực và toàn nền kinh tế ra sao?

Bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới 26 tỉnh Bắc bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Ngoài thiệt hại về người, hậu quả của bão khiến tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tại một số địa phương trong quý III sụt giảm. Một số tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Yagi tăng trưởng GRDP quý III/2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, như Quảng Ninh chỉ tăng 5,75%, Hải Phòng tăng 7,68%, Thái Bình tăng 6,81%. 

Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước quý III/2024 đạt 2,58%, thấp hơn mức tăng 4,3% của quý III/2023 và thấp hơn kịch bản tăng trưởng 0,66 – 0,97 điểm phần trăm.

Ước tính, tăng trưởng GDP quý III đạt 7,4%, trong đó, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá với mức tăng lần lượt là 9,11% và 7,51%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng, đạt 11,41%, đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung. Tăng trưởng ấn tượng của 2 khu vực này đã bù đắp cho những thiệt hại mà khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phải gánh chịu.

Mặc dù các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi, nhưng các tổ chức quốc tế vẫn giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay. Quan điểm của bà thế nào?

Khi đưa ra dự báo có thể nói là lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2024 và cả năm 2025, các tổ chức quốc tế đã có số liệu sơ bộ về thiệt hại do bão Yagi gây ra và cả hệ lụy cần phải khắc phục. Thiệt hại về nông nghiệp, hạ tầng kinh tế, xã hội, tư liệu sản xuất của người dân, doanh nghiệp đã được thống kê, trong đó, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La bị thiệt hại nặng nề nhất. Với các tỉnh còn lại, mức độ thiệt hại nói chung không quá nặng nề.

Do tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của 26 tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão Yagi gây ra chỉ chiếm hơn 20% cả nước, nên không ảnh hưởng quá lớn tới tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước.

Hoạt động công nghiệp tại 26 tỉnh, thành phố cũng bị ảnh hưởng, nhưng mức độ thiệt hại không lớn, do phần lớn doanh nghiệp đã có kế hoạch chủ động ứng phó với bão lũ. Tại các tỉnh có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn tăng khá tốt.

Nhiều ngành dịch vụ thị trường như vận tải kho bãi, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành phải tạm dừng hoạt động do ngập lụt, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bị phá hỏng, còn các ngành dịch vụ khác vẫn hoạt động ổn định. Tháng 9 không phải thời kỳ cao điểm du lịch, nên khu vực dịch vụ không bị ảnh hưởng quá tiêu cực từ bão.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tiến về đích năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%. Tổng cục Thống kê đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay thế nào, thưa bà?

Như tôi đã phân tích ở trên, bão Yagi tác động tới nhiều tỉnh, thành phố ở phía Bắc, ảnh hưởng tới kết quả tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng ngành công nghiệp đạt kết quả ấn tượng đã bù đắp cho sự sụt giảm của khu vực nông nghiệp, các ngành dịch vụ vẫn duy trì mức tăng ổn định, nên về cơ bản không ảnh hưởng nhiều tới kết quả tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Trên cơ sở kết quả kinh tế quý III và 9 tháng năm 2024, Tổng cục Thống kê nhận định, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 ở mức 6,5 – 7,0% là khả thi. Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 7%, trong đó, quý IV phấn đấu tăng trưởng 7,5 – 8%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này, Thủ tướng đã chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết, yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải bắt tay thực hiện ngay.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%, thì quý IV chỉ cần tăng 5,7%; để tăng trưởng cả năm đạt 6,8%, thì quý IV cần tăng 6,76% và để tăng trưởng cả năm đạt 7%, thì quý IV cần tăng 7,5%. Với kết quả tăng trưởng của quý III và 9 tháng, cùng với nhận định về xu hướng tăng trưởng các tháng cuối năm, tăng trưởng kinh tế năm 2024 khả năng cao đạt được mục tiêu 7%.

Nguồn: https://baodautu.vn/muc-tieu-tang-truong-7-nam-2024-la-kha-thi-d227311.html

Cùng chủ đề

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị...

Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng đầu năm

GRDP đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSH Tại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 17, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế – xã hội tại Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng báo...

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%?

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh chế biến tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU – Ảnh: QUANG ĐỊNH Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin – cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết. Thủ tướng Phạm Minh Chính Đó là những chỉ đạo trọng...

Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật?

GDP tăng 6,82% Bão Yagi có tác động lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, theo bà Nguyễn Thị Hương, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mục tiêu tăng trưởng ở ngưỡng cao từ 6,8-7% là một thách thức lớn với nền kinh tế trong năm nay. Với mức tăng GDP quý 1 đạt 5,66%, quý 2 đạt 6,93%, quý 3 đạt 7,4%, để đạt được mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm nay thì...

Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt

Báo cáo phân tích vừa công bố của Dragon Capital đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Động lực tăng trưởng từ cả hai phía cung cầu tiếp tục được cải thiện tích cực. Bên trong một nhà máy sản xuất xe điện tại Hải Phòng. (Nguồn: Getty Image) Sản xuất nông nghiệp và dịch vụ duy trì đà tăng trưởng tốt. Ngành công nghiệp đạt mức tăng 11,2% trong tháng Bảy...

Cùng tác giả

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu tiên đầu tư khu kinh tế Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo...

Rà soát, góp ý các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của...

Rà soát, góp ý các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (Haiphong.gov.vn) – Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc rà soát, góp ý đối với các...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Họp Ban Tổ chức Giải Bóng đá Vô địch các CLB thành phố, Cúp Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Nhựa Tiền Phong...

Họp Ban Tổ chức Giải Bóng đá Vô địch các CLB thành phố, Cúp Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Nhựa Tiền Phong lần thứ 23 năm 2024 08/11/2024 17:27 ...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Chương trình nhằm ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc, với những cống hiến, những hy sinh của...

Cùng chuyên mục

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu tiên đầu tư khu kinh tế Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo...

Rà soát, góp ý các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của...

Rà soát, góp ý các dự thảo Nghị định, Quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (Haiphong.gov.vn) – Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc rà soát, góp ý đối với các...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Họp Ban Tổ chức Giải Bóng đá Vô địch các CLB thành phố, Cúp Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Nhựa Tiền Phong...

Họp Ban Tổ chức Giải Bóng đá Vô địch các CLB thành phố, Cúp Chuyên đề An ninh Hải Phòng – Nhựa Tiền Phong lần thứ 23 năm 2024 08/11/2024 17:27 ...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Chương trình nhằm ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc, với những cống hiến, những hy sinh của...

Kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024

Kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 08/11/2024 19:13 ...

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Cảng cạn Trùng Khánh thuộc Tuyến đường mới trên bộ trên biển. Ảnh: Dương Giang-TTXVN  Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Nằm...

Đoàn công tác thành phố Hải Phòng học tập trao đổi kinh nghiệm về Chuyển đổi số và Cải cách thủ tục hành chính...

Đoàn công tác thành phố Hải Phòng học tập trao đổi kinh nghiệm về Chuyển đổi số và Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 08/11/2024 16:03 ...

Chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (Haiphong.gov.vn) - Sáng 8/11, UBND thành phố họp triển khai Kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc” tại điểm cầu Hải...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương để nhập vào quận Hồng Bàng.  Sau sắp xếp, thành phố thành lập 3 phường An Hồng, An Hưng, Đại Bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất