Powered by Techcity

Kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2024

Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, kinh tế-xã hội TP. Hải Phòng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, qua đó góp phần tạo đòn bẩy cho Thành phố phát triển mạnh mẽ trong những tháng tiếp theo.

Một góc KCN Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng

Kinh tế tăng trưởng và phát triển

Theo Cục Thống kê TP. Hải Phòng, trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, kinh tế-xã hội của Thành phố tiếp tục duy trì ổn định và tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) tăng mạnh.

Công nghiệp: Tháng 5/2024 công nghiệp tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 5 ước tính tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp duy trì mức tăng cao ngay từ đầu năm như: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; sản xuất đồ chơi, trò chơi; sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp; sản xuất giấy và bao bì từ giấy…

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành kinh tế cấp 1 đều tăng trưởng dương: Ngành khai khoáng tăng 5,47%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,37%, đóng góp 13,11 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 17,19%, đóng góp 1,24 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 6,03%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tăng 134,41%; sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng tăng 85,51%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 64,54%; sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp tăng 59,37%; sản xuất giấy và bìa nhăn, bao bì từ giấy tăng 54,91%; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép tăng 41,37%; đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 35,77%; sản xuất đồ điện dân dụng tăng 31,28%…

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 01/5/2024 tăng khoảng 1,23% so với cùng thời điểm tháng 4/2024 và tăng 4,33% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,48%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 5,89%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,19%.

Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast được xây dựng tại KKT Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng

Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2024 toàn Thành phố đạt 41.592,2 ha, bằng 99,01% so với vụ Đông Xuân năm trước.

Ước tính tháng 5/2024, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn Thành phố hiện có như sau: Tổng đàn trâu đạt 4.148 con, bằng 96,51% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn bò đạt 7.071 con, bằng 95,52% so với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi lợn duy trì được xu hướng tăng chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn, nuôi gia công cho các doanh nghiệp. Tổng đàn lợn hiện có ước đạt 148.015 con, bằng 100,64% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 8.185,1 nghìn con, bằng 100,68% so cùng kỳ năm trước; trong đó đàn gà ước đạt 6.801,3 nghìn con, bằng 103,76%.

Lâm nghiệp: Tháng 5/2024, sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn Thành phố ước đạt 110 m3, bằng 97,25% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 2.571,2 ste, bằng 98,08%. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 22,1 nghìn cây, bằng 92,46% so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng gỗ khai thác đạt 580,2 m3, bằng 96,78% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 14.491,6 ste, bằng 96,73%. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 94,1 nghìn cây, bằng 105,73% so với cùng kỳ năm trước.

Thủy sản: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 5 năm 2024, ước đạt 17.952 tấn, tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 84.477,8 tấn, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 6.875,2 ha, tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.859,3 ha, tăng 0,75%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch tháng 5/2024 ước đạt 6.794,4 tấn, tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch đạt 35.052,9 tấn, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại, dịch vụ: Tháng 5/2024, ngành thương mại, dịch vụ và vận tải của Thành phố tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2024 ước đạt 18.412,7 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước, tăng 14,02% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 90.228,8 tỷ đồng, tăng 13,45% so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính, ngân hàng: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố tháng 5/2024 ước đạt 8.955,9 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa đạt 3.854,8 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 5.099,1 tỷ đồng. Ước 5 tháng đầu năm 2024 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố đạt 51.114,9 tỷ đồng, đạt 47,88% dự toán HĐND Thành phố giao và bằng 134,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 26.613,2 tỷ đồng, đạt 59,14% dự toán HĐND Thành phố giao và bằng 212,31% so với cùng kỳ năm trước; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 23.557,8 tỷ đồng, đạt 39,26% dự toán HĐND Thành phố và bằng 97,01% so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính: Tổng chi ngân sách địa phương tháng 5/2024 ước đạt 2.262,1 tỷ đồng. Ước 5 tháng/2024, tổng chi ngân sách địa phương đạt 9.851,7 tỷ đồng, đạt 24,77% dự toán HĐND Thành phố giao và bằng 97,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong chi cân đối ngân sách địa phương, chi đầu tư phát triển ước đạt 3.994,2 tỷ đồng, đạt 20,97% dự toán HĐND Thành phố giao và bằng 74,41% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên đạt 5.525,7 tỷ đồng, đạt 34,37% dự toán HĐND Thành phố giao và bằng 122,04% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến 31/5/2024 đạt 332.696 tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ cho vay đến 31/5/2024 ước đạt 211.147 tỷ đồng, tăng 11,64% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,51% so với tháng trước; tăng 1,21% so với tháng 12/2023 và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,28% so với cùng kỳ. So với tháng trước, CPI TP. Hải Phòng tháng 5/2024 tăng 0,51% (khu vực thành thị tăng 0,37%; khu vực nông thôn tăng 0,69%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm có chỉ số giá tăng, 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với tháng trước.

Cổng ngoài KCN DEEP C Hải Phòng

Đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 5/2024 được các cấp ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 23,85% so với kế hoạch năm và tăng 4,95% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2024 ước đạt 1.297,8 tỷ đồng, giảm 2,02% (tương ứng giảm 26,7 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2023; trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp Thành phố ước đạt 929,3 tỷ đồng, giảm 5,37%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 303,6 tỷ đồng, tăng 8,04%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 64,9 tỷ đồng, tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 4.762,8 tỷ đồng, tăng 4,95% (tương ứng với 224,5 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố ước đạt 3.607,1 tỷ đồng, tăng 2,93%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 935,9 tỷ đồng, tăng 12,11%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 219,8 tỷ đồng, tăng 10,47% so với cùng kỳ năm 2023.

Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thăm quan cầu cảng hàng lỏng trong KCN DEEP C, Hải Phòng

Các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố được triển khai đầu tư như: Dự án Cầu bến Rừng; dự án xây dựng công trình Trung tâm chính trị – Hành chính Thành phố; dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm hội nghị – biểu diễn Thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm; dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải, hệ thống tín hiệu giao thông và công viên ven sông Cấm đến đê tả Sông Cấm; dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352; chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện… được đẩy mạnh tiến độ thực hiện, đảm bảo kế hoạch đã đề ra.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến ngày 20/5/2024, Hải Phòng có 962 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư 30,73 tỷ USD. Trong đó, trong KCN, KKT có 555 dự án với tổng vốn đầu tư 26,7 tỷ USD; ngoài KCN, KKT có 407 dự án với tổng vốn đầu tư 4,03 tỷ USD.

Tổng thu hút vốn FDI trên toàn Thành phố tính từ đầu năm đến 20/5/2024 đạt 692,94 triệu USD, trong đó:

Cấp mới 42 dự án với số vốn cấp mới là 247,65 triệu USD. Cấp mới trong KCN, KKT là 28 dự án với tổng vốn đầu tư 229,97 triệu USD, (chiếm 92,86%); cấp mới ngoài KCN, KKT 14 dự án với tổng vốn đầu tư 17,68 triệu USD (chiếm 7,14%).

Điều chỉnh tăng vốn đầu tư 27 dự án với số vốn đầu tư tăng thêm 444,55 triệu USD. Trong đó, trong KCN, KKT là 20 dự án với tổng vốn đầu tư tăng 400,58 triệu USD; ngoài KCN, KKT có 7 dự án với tổng vốn đầu tư tăng là 43,97 triệu USD.

Thu hút thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: 12 lượt, số vốn đầu tư đăng ký: 0,74 triệu USD. Trong KCN, KKT: 1 lượt với tổng vốn đầu tư đăng ký 0,01 triệu USD; ngoài KCN, KKT 11 lượt với tổng vốn đăng ký 0,73 triệu USD.

Từ đầu năm đến 20/5/2024, có 14 dự án thu hồi/chấm dứt hoạt động, trong đó có 7 dự án nằm trong KCN, 7 dự án ngoài KCN.

Siêu nhà máy Pegatron tại KCN Deep C Hải Phòng

Văn hóa, xã hội triển khai đồng bộ, hiệu quả

Trong tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm 2024, công tác văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn Thành phố được đảm bảo và giữ vững.

Công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm và khám chữa bệnh được đặc biệt quan tâm chú trọng. Trong tháng 5/2024, Thành phố tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành công tác y tế dự phòng, các bệnh lưu hành và bệnh truyền nhiễm mới nổi. Tăng cường giám sát công tác tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện. Thực hiện giám sát chủ động thường xuyên các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các bệnh viện.

Thực hiện 36 lượt giám sát ca bệnh truyền nhiễm và huyết thanh tại các bệnh viện tuyến Thành phố. Đẩy mạnh công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng, để từng bước nâng cao số lượng và chất lượng các kênh giám sát tại các tuyến từ xã/phường, quận/huyện đến tuyến thành phố.

Trong tháng 5/2024, tham mưu cho UBND Thành phố triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024 và các hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024). Tổ chức hội nghị giao ban khám chữa bệnh; khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT); y tế dự phòng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức hội nghị giao ban chuyên môn trực tuyến hàng tháng; báo cáo tình hình chuyển tuyến/chuyển viện. Thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế tại cơ sở khám chữa bệnh. Báo cáo nhanh các trường hợp nhập viện điều trị liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng.

Tỷ lệ bao phủ BHYT: Số người tham gia BHYT là 1.950.812 người, đạt tỷ lệ 93% dân số toàn Thành phố tham gia BHYT.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trong tháng 5/2024 diễn ra sôi nổi. Thành phố đã thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động văn hóa, văn nghệ, kinh doanh dịch vụ văn hóa, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Công tác quản lý và tổ chức thành công Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024 diễn ra an toàn, hiện đại, hoành tráng, thu hút đông đảo đảo nhân dân và du khách. Tổ chức thành công Lễ đón bằng công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà và chương trình nghệ thuật Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” – Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 và các chương trình, hoạt động: Trưng bày Bảo vật Quốc gia – Sưu tập An Biên; không gian văn hóa đình làng Hải Phòng xưa” tại di tích đình Kênh; liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng “Hải Phòng – miền di sản”; trình diễn nghệ thuật Di sản văn hóa phi vật thể của TP. Hải Phòng được UNESCO ghi danh; liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ II; kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức thành công các giải đấu và các chương trình biểu diễn thể thao hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024: Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng mở rộng năm 2024; giải Thể thao người khuyết tật TP. Hải Phòng năm 2024; vô địch các Câu lạc bộ Lân Sư Rồng quốc gia năm 2024.

Tiết mục nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024

Giáo dục – Đào tạo:Trong tháng 5/2024, ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024 (Hải Phòng có 4 học sinh lọt vào đội tuyển quốc gia thi Olympic môn Toán, Sinh học, Vật lý và Tin học). Đoàn học sinh Hải Phòng với 2 dự án tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ từ ngày 11/5 đến 17/5.

Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị giáo dục tổ chức các chuyên đề dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Hướng dẫn các đơn vị kiểm tra cuối kì II, hoàn thành chương trình, tổng kết năm học 2023- 2024, tổ chức ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Lao động, việc làm: Tháng 5 năm 2024, sàn giao dịch việc làm Thành phố tổ chức 9 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng của 140 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 13.220 lao động, cung lao động tại sàn được 10.850 lượt người; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp ước cho 2.450 người, số người có quyết định hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ước được 1.930 người. Cấp mới 410 giấy phép lao động, cấp lại 15 giấy phép lao động, gia hạn 100 giấy phép lao động, xác nhận 5 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Trong 5 tháng đầu năm năm 2024, sàn giao dịch việc làm ước tổ chức được 29 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng của 510 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 67.780 lao động, cung ứng lao động tại sàn được 37.560 lượt người. Số người đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 7.790 người; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 6.710 người; qua giải quyết chế độ thất nghiệp đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 7.790 người. Ước cấp mới 1.490 giấy phép lao động, cấp lại 65 giấy phép lao động, gia hạn 310 giấy phép lao động, xác nhận 22 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trên địa bàn Thành phố không xảy ra cuộc đình công, ngừng việc tập thể.

Giáo dục nghề nghiệp: Tháng 5 năm 2024, hoàn thiện dự thảo Đề án của UBND Thành phố và Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị trình Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, rà soát nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác năm 2024, người lao động phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, phục vụ hoạt động kinh tế ban đêm trên cơ sở đề xuất của UBND các quận, huyện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố để xây dựng kế hoạch đào tạo năm 2024; cấp 2 Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xi măng, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Sao Đỏ).

Công tác người có công: Trong 5 tháng đầu năm 2024, quyết định, đề nghị thực hiện chính sách đối với 1.552 trường hợp. Tiếp nhận, thẩm định để thực hiện chính sách và phục vụ công tác quản lý đối với 3.870 trường hợp. Xác nhận, công nhận người có công, quyết định cho hưởng chế độ: 40 trường hợp. Thẩm định danh sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công và thân nhân liệt sĩ theo đề nghị của 13/14 quận huyện đối với 433 trường hợp.

Công tác giảm nghèo – Bảo trợ xã hội: Tháng 5 năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Tờ trình trình UBND Thành phố về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 70 tuổi không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội hàng tháng đang thường trú trên địa bàn TP. Hải Phòng; triển khai văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố thực hiện mục tiêu “Ưu tiên nguồn lực, quyết tâm xóa nghèo trên địa bàn thành phố năm 2024”.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, đã thẩm định 207 hộ nghèo trên địa bàn TP. Hải Phòng gửi Sở Xây dựng để thực hiện Nghị quyết số 52/2019/NQ-HĐND năm 2024, Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội là 758 người (tăng 5 đối tượng, bằng 101,2% so với cùng kỳ). Tập trung người lang thang trên địa bàn Thành phố đạt 152 lượt người (tăng 19 lượt người so với cùng kỳ)./.

Một góc thành phố Hải Phòng

Nguyễn Hằng

Nguồn

Cùng chủ đề

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồngChiều 18/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chỉnh trang và mở không gian phát triển mới. Thông tin về dự án, ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban quản lý...

Hải Phòng công bố kế hoạch hợp nhất 10 sở và nhiều ban, ngành

Theo đó, TP Hải Phòng sẽ sáp nhập và tinh gọn nhiều sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị.  Cụ thể, sáp nhập Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy, kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Y tế và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan...

Đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hoá ô tô Vinfast sẽ đạt 84%

Hiện các loại ô tô điện VinFast đang đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 60%, và lộ trình sẽ nâng lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh – lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Bối cảnh ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam và vai trò của VinFast Tại tọa...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Vinhomes Royal Island được xướng tên ở giải thưởng “Dự án đáng sống 2024”

Việc được xướng tên ở 2 hạng mục giải thưởng trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, đã giúp Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Tiện ích tiên phong định hình phong cách sống thời thượng Hai chứng nhận trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức,...

Cùng tác giả

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mong muốn Hải Phòng là “thành phố âm nhạc”

Tại Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có một số gợi ý để phát triển nghệ thuật, âm nhạc ở Hải Phòng. Ngày 30/6, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Hải Phòng

Ngày 25/6, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã thông tin chính thức về Chương trình thi đấu Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á năm 2024 tại thành phố Hải Phòng. Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng giới thiệu về giải đấu. Theo đó, Giải Đua thuyền Rowing, Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á diễn ra tại Trung...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng cải thiện môi trường đầu tư, ổn định sản xuất

Trong bối cảnh khó khăn, nhất là những thiệt hại lớn do cơn bão số 3 hồi tháng 9 vừa qua, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vươn lên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hơn 11%, thể hiện sự phát triển bền vững của Hải Phòng trong vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Ðồng bằng sông Hồng. Mười năm liên tục, Hải Phòng vượt khó, giữ đà tăng trưởng kinh tế...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Hải Phòng vươn lên tầm cao mới

Hải Phòng có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, với những điểm khác biệt nổi bật về vị trí địa lý, vị thế địa - chiến lược và chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Bộ trong thời đại hội nhập, mở cửa và trong kỷ nguyên của biển và đại dương. Cảng biển Hải Phòng tiếp tục có những bước tiến vững chắc, xác định rõ vai trò, vị thế trong phát...

Hải Phòng: Phát triển kinh tế nhờ tận dụng hiệu quả tài nguyên nước

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân tại xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng). Theo người dân, việc nuôi trồng thủy sản được thành công hay thất bại thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng. Lập Lễ là một xã ven biển nằm ở phía Đông Nam huyện Thủy Nguyên, với số dân gần 14.000 người,...

Hải Phòng: Tập huấn chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024

Vừa qua, UBND quận Kiến An phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức tập huấn chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024. Tới dự có đồng chí Phạm Văn Diện - Ủy viên Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Kiến An. Đại diện một hộ kinh doanh trao đổi về những vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) Tham dự tập...

Hải Phòng thu hút vốn với ưu thế vượt trội từ chuỗi cảng biển

Khu vực cảng biển Hải Phòng liên tục được đầu tư trong những năm gần đây với vai trò, vị thế là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của địa phương. Thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới Nghị quyết số 45-NQ/TW 19 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2040,...

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ khu công nghiệp Tràng Duệ 3

Hiện các khu công nghiệp Tràng Duệ 1 và 2 đã được lấp đầy các dự án đầu tư. Vì thế, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 là một trong những yêu cầu cấp bách. Cấp bách... Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Lê Trung Kiên - Trưởng BQL Khu Kinh tế Hải Phòng: KCN Tràng Duệ giai đoạn 3 sẽ phấn đấu hoàn thành trong thời gian 2021 - 2025. Với khối lượng...

Kinh tế Hải Phòng tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu vừa công bố từ Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, 5 tháng đầu năm 2024, nhiều chỉ tiêu kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến tăng 14,4%. Doanh thu cảng biển tăng 17,08% so với cùng kỳ năm 2023… Kinh tế Hải Phòng khởi sắc trong những tháng đầu năm Một số ngành công nghiệp tại Hải Phòng duy trì sản xuất ở mức tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất