Powered by Techcity

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”.

Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu?

Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, với tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% và 6 tháng ước đạt 6,42%, vượt cận trên kịch bản được đưa ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, hoàn toàn có thể khẳng định về sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh điều này. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, có cách làm hay, sáng tạo để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Chẳng hạn, Bắc Giang đã đạt mức tăng trưởng GRDP 6 tháng lên tới 14,14%, Khánh Hòa là 12,73%, Thanh Hóa 11,5%, Hải Phòng 10,32%, Hải Dương là 10%…

Đơn hàng tăng nhanh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trong những tháng tới

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều địa phương đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng GDP của cả nước đạt mức khá cao trong quý II và 6 tháng vừa qua. “Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo đó, về phía cung, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì đà tăng khá; khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý II tăng 8,55%, tính chung 6 tháng tăng 7,54%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo quý II tăng 10,04%, tính chung 6 tháng tăng 8,67%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng tăng 8,6%; khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. 6 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước…

Trong khi đó, về phía cầu, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ; 6 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 6,7% – trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,8%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn thực hiện khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%.

Nhấn mạnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đã khẳng định, đấy là những lý do vì sao tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm lại tích cực như vậy.

Thực tế, khi số liệu thống kê về tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm được công bố, không ít ý kiến nghi ngờ, tại sao trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tăng trưởng GDP lại đạt mức cao như vậy. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, phải “hoàn toàn tin tưởng vào số liệu thống kê”. 

“Các động lực tăng trưởng chủ đạo đều tăng trưởng mạnh, cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều phục hồi mạnh mẽ. Dịch vụ tăng trưởng rất tốt, là điểm sáng của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Tất nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế, có những điểm tối màu, như ngành bán lẻ khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao, thị trường bất động sản cũng khó…, nhưng gam màu sáng vẫn là chủ đạo.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng tích cực của quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên dự báo cả năm, đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024. Theo đó, có 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra.

Cụ thể, kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Theo đó, tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%).

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%, trong đó, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm.

Đưa ra hai kịch bản, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao (7%). Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị như vậy dựa trên 6 yếu tố. Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư nước ngoài duy trì được đà tăng trưởng tích cực; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn đang có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế.

“Nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%)”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đúng là đang có nhiều kỳ vọng về sự tăng tốc của nền kinh tế trong 2 quý cuối năm, để cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Sự tăng mạnh trở lại của Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) có thể là một trong những chỉ dấu tích cực. Theo S&P Global, Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5. Kết quả này không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể.

“Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua tình trạng tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh”, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói.

Đơn hàng tăng nhanh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp.

Trong khi đó, dù Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB giữ dự báo, tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 6%, song vẫn nhấn mạnh về “hoạt động mạnh mẽ” của cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đấy là lý do khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao trong quý II và 6 tháng, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

“Kết quả khả quan này tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy khó khăn và thử thách”, UOB nhận định.

Dồn lực cho tăng trưởng

Dù xu hướng hiện nay của nền kinh tế là tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và đây chính là nền tảng để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại là rất lớn.

Ngoài các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát còn lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm.

Chẳng hạn, về phía cung, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ, du lịch trong 6 tháng qua tuy bám sát kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng đang đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, áp lực cạnh tranh gay gắt. Hay khu vực công nghiệp và xây dựng tuy là động lực chính cho tăng trưởng và cũng đã tăng trưởng cao hơn so với kịch bản đề ra trong 6 tháng, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn.

Trong khi đó, tăng trưởng ngành xây dựng phụ thuộc vào sự phục hồi thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư, đầu tư công. “Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Đây là điều đáng lưu tâm, bởi trong các chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Khi các động lực này chưa có “chuyển biến rõ nét”, thì khó có thể kỳ vọng sự tăng trưởng bứt phá của nền kinh tế.

Trong khi đó, về phía cầu, thì đầu tư phục hồi còn chậm. Sức mua trong nước 6 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019. Tăng trưởng xuất khẩu cũng đang có xu hướng chậm lại.

“Bên cạnh các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt, còn 13 địa phương tăng trưởng 6 tháng dưới 5%, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,42%, Sơn La tăng 0,67%, Bắc Ninh tăng 2,32%, Quảng Nam tăng 2,68%…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với 20 hiệp hội và khảo sát khoảng 30.000 doanh nghiệp, thì thấy rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp khó khăn về tài chính, lãi suất vay vốn và thủ tục hành chính…

Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí là phấn đấu đạt mức 7% trong năm nay. Vì thế, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để dồn lực cho tăng trưởng, phải tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng nội địa và đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công… Sự nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các đầu tàu kinh tế cũng rất quan trọng để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế.

“Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm nay, tăng trưởng GRDP quý III của TP.HCM phải đạt trên 7%, và quý IV phải cao hơn nữa”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói và cho biết, để tăng tốc trong 2 quý còn lại, Thành phố sẽ nỗ lực, tìm mọi giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

Nguồn: https://baodautu.vn/kinh-te-nam-2024-phan-dau-dat-muc-tang-truong-7-d219446.html

Cùng chủ đề

Cải cách thể chế, hướng tới mục tiêu kinh tế Việt Nam đột phá hơn

Tiếp nối chuỗi 16 năm, mới đây, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 – Phiên toàn thể mùa xuân 2025 đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự tham gia chỉ đạo nội dung của Ban kinh tế Trung ương, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME). Với chủ đề “Cải...

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Thiệt hại do...

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị...

Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng đầu năm

GRDP đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSH Tại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 17, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế – xã hội tại Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng báo...

Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt

Báo cáo phân tích vừa công bố của Dragon Capital đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Động lực tăng trưởng từ cả hai phía cung cầu tiếp tục được cải thiện tích cực. Bên trong một nhà máy sản xuất xe điện tại Hải Phòng. (Nguồn: Getty Image) Sản xuất nông nghiệp và dịch vụ duy trì đà tăng trưởng tốt. Ngành công nghiệp đạt mức tăng 11,2% trong tháng Bảy...

Cùng tác giả

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Hải Phòng. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN – Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ. ...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025. Các máy bay này được bàn giao cho Vietnam Airlines theo hình thức thuê ướt (bao gồm tổ bay), trong đó 2 máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất chiều 10.1 và 1 chiếc sẽ hạ cánh ngày 13.1.2025. Vietnam Airlines vừa triển khai thuê thêm 2 máy bay...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng – biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng – biển phong phú, Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cùng chuyên mục

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Hải Phòng. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN – Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ. ...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025. Các máy bay này được bàn giao cho Vietnam Airlines theo hình thức thuê ướt (bao gồm tổ bay), trong đó 2 máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất chiều 10.1 và 1 chiếc sẽ hạ cánh ngày 13.1.2025. Vietnam Airlines vừa triển khai thuê thêm 2 máy bay...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng – biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng – biển phong phú, Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Cải cách thể chế, hướng tới mục tiêu kinh tế Việt Nam đột phá hơn

Tiếp nối chuỗi 16 năm, mới đây, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 – Phiên toàn thể mùa xuân 2025 đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự tham gia chỉ đạo nội dung của Ban kinh tế Trung ương, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME). Với chủ đề “Cải...

“Chắp cánh” cho đại bàng

Ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư mới: “Chắp cánh” cho đại bàngVới việc ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư mới, trong đó có việc lần đầu tiên thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho các nhà đầu tư, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để thu hút đầu tư. Đại bàng sẽ được “chắp cánh” để bay đến Việt Nam. LG Display đã tăng vốn đầu tư thêm 1 tỷ USD vào...

Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý I/2025 sẽ có sự cải thiện. (Ảnh: Gia Thành) Thông tin trên được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam công bố trong Báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2024, ngày 8/1. Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu lạc quan về kinh tế Việt Nam Theo đó, chỉ số BCI quý IV/2024 đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua, với sự tăng vọt từ...

Hải Phòng sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 226 ha, vốn đầu tư 3.551 tỷ đồng

Hải Phòng sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 226 ha, vốn đầu tư 3.551 tỷ đồngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinh Quang (giai đoạn 1), Thành phố Hải Phòng. Ảnh minh họa. Quyết định nêu rõ: Chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất