Powered by Techcity

Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)

Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975).

Sau ngày giải phóng, Hải Phòng – Kiến An gặp rất nhiều khó khăn do chế độ cũ và chiến tranh để lại. Công nghiệp và thương nghiệp bị thu hẹp, thậm chí đình đốn, vùng nông thôn Kiến An và ngoại thành Hải Phòng xơ xác, tiêu điều. Là đầu mối giao thông, song luồng lạch, cảng biển không được nạo vét, đường sá xuống cấp nghiêm trọng, giao thông ách tắc… Tình hình văn hoá-xã hội khá phức tạp; nhiều tệ nạn do chế độ cũ để lại; hàng vạn công nhân, lao động không có việc làm… Các lực lượng phản động vẫn tiếp tục nuôi âm mưu phá hoại lâu dài cách mạng Việt Nam, trong đó, Hải Phòng là một trọng điểm.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sức lao động dồi dào, trí thông minh sáng tạo, phát huy khả năng thế mạnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng-Kiến An đã đoàn kết, nhất trí, từng bước xây dựng thành phố, tạo nên những thay đổi cơ bản trên các mặt, văn hoá và đời sống của nhân dân nâng cao, đạt được những thành tựu quan trọng.

I. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Về xây dựng và phát triển công nghiệp:

Năm 1955 chỉ có 8 xí nghiệp thì đến năm 1975 thành phố Hải Phòng đã có trên 100 nhà máy lớn của Trung ương và địa phương, 250 hợp tác xã thủ công nghiệp, vận tải, đánh cá và xây dựng. Những năm chống chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân với mức độ huỷ diệt của đế quốc Mỹ, Hải Phòng vẫn xây dựng thêm 29 nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Nhiều cơ sở sản xuất mới được phục hồi, mở rộng như: mở rộng Cảng, mở rộng Nhà máy Xi măng, xây dựng Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Duyên Hải, thuỷ tinh, nhựa Thiếu niên tiền phong. Đội ngũ lao động quốc doanh tăng gấp 33 lần so với năm 1955; trên 21 ngàn thợ thủ công. Cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế có trình độ đại học trở lên tăng gần 300 lần. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 2.158% so với năm 1955 là năm mới tiếp quản thành phố.

Giao thông vận tải đặc biệt phát triển với tốc độ nhanh về đường sắt, đường sông – biển, đường bộ có hàng trăm cây số đường mới, đường nông thôn. Cảng Hải Phòng mở rộng, tăng thêm kho hàng, cầu bến và trang thiết bị xếp dỡ. Ngay năm đầu tiên sau giải phóng, Cảng Hải Phòng đã nạo vét gần 2 triệu m3 đất, tạo điều kiện cho hoạt động của Cảng trở lại bình thường.

Hàng năm bình quân có trên 400 tàu của các nước đến cảng Hải Phòng. Sản lượng xếp dỡ hàng hoá tăng gấp 15 lần so vơi thời kỳ mới giải phóng. Tàu Việt Nam trọng tải 5.000 tấn, 10.000 tấn từ cảng Hải Phòng đi nhiều nước trên thế giới.

2. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp từng bước ổn định và phát triển:

Đã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống đồng ruộng, thuỷ lợi; đưa sản xuất từ 1 vụ lên 2 vụ chính, phá thế độc canh, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Tới năm 1975, Hải Phòng có 92% số hộ vào hợp tác xã; 332 hợp tác xã, hầu hết là hợp tác xã bậc cao, trong đó 71 hợp tác xã quy mô toàn xã; 5 nông trường quốc doanh trồng lúa, cói, chăn nuôi; 96% số hợp tác xã được trang bị cơ khí nhỏ với 3.925 máy các loại; 107 hợp tác xã sử dụng điện phục vụ sản xuất. Đê điều thường xuyên được bồi trúc đã cơ bản đảm bảo tưới tiêu trong nông nghiệp và phòng chống bão lụt. Năng suất lúa từ 1,7 tấn/ha (năm 1955) tăng lên gần 5 tấn/ha (năm 1974). Có nhiều huyện đạt 5 tấn và hàng chục hợp tác xã đạt 6 tấn đến 7 tấn/ha. Nhiều nhân tố trong nông nghiệp xuất hiện như Phục Lễ (Thuỷ Nguyên), Cổ Am (Vĩnh Bảo)…; đã tiến bộ đáng kể về trang bị cơ sở vật chất, làm ăn có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đông, gồm 233 người (67 đại học và 166 trung cấp kỹ thuật).

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Điện đã về tới hầu hết các xã phục vụ sản xuất và sinh hoạt (trừ các xã ngoài hải đảo). Đường làng được mở rộng, lát gạch hoặc rải đá răm. Nhiều gia đình đã xây nhà ngói. Những chuyển biến tích cực trên đã phản ánh rõ nét mức cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn.

Ngành cá: Năm 1960, Hải Phòng mới có 5 hợp tác xã đánh cá; Năm 1965 tăng lên 33 hợp tác xã và năm 1974 là 27 hợp tác xã lớn. Đã xây dựng lực lượng đánh cá đông đảo, với lực lượng lao động trên 5.000 người; được trang bị phương tiện hiện đại. Đoàn tàu đánh cá Hạ Long với hàng chục tàu đánh cá cỡ lớn có rađa dò luồng cá, 47 tàu loại nhỏ, hàng trăm thuyền lắp máy và trên 2.000 thuyền buồm. Đội ngũ cán bộ khoa học Ngành cá không ngừng phát triển. Năm 1955 không có kỹ sư; năm 1973 có 10 cán bộ đại học, 17 cán bộ trung cấp kỹ thuật và 92 công nhân kỹ thuật. Sản lượng đánh bắt tăng hàng năm. Năm 1961 đạt 11.886 tấn, năm 1974 đạt 15.500 tấn.

3. Về Thương nghiệp, dịch vụ: Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã sớm hình thành và phát triển thành một lực lượng mạnh mẽ chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngoại thương phát triển mạnh. Hải Phòng có hàng trăm mặt hàng xuất khẩu như thảm len, thảm cói, hàng thêu đan, hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, các sản phẩm từ nông nghiệp, hải sản. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngành thương nghiệp tổ chức tốt nhiều cửa hàng, xe lưu động đưa hàng hoá xuống cơ sở, phục vụ tích cực và có hiệu quả sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân.

Các hoạt động tài chính ngân hàng có nhiều tiến bộ, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố.

4. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thịThành phố đã xây dựng hàng ngàn công trình trên diện tích rộng lớn, bao gồm 72 nhà máy, xí nghiệp, 19 bệnh viện, 405 trường học, 18 công trình văn hoá công cộng. Nhiều khu nhà ở tập thể cho cán bộ, công nhân được xây mới như ở Cầu Tre, Đồng Quốc Bình, An Đà, Cát Bi. Tổng số vốn đầu tư của địa phương lên tới hàng trăm triệu đồng; riêng năm 1974, tăng gấp trên 100 lần so với năm 1955. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IV khẳng định: “Công tác xây dựng cơ bản đã chú ý tập trung vào khôi phục và phát triển sản xuất, sửa chữa và xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, góp phần sớm ổn định sản xuất và giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở của nhân dân”.

Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Hải Phòng là một trọng điểm đánh phá của địch. Nhiều nhà máy, công trình, cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị huỷ diệt. Sau các cuộc đánh phá ác liệt của địch, nhân dân Hải Phòng lại tập trung lực lượng khôi phục, xây dựng lại những công trình bị phá huỷ, hàng vạn mét vuông nhà ở, đảm bảo giữ vững sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Giáo dục và đào tạo:

Giáo dục phổ thông phát triển rất nhanh. Năm học 1955-1956, Hải Phòng và Kiến An có 1 trường trung học tư thục và hơn 100 trường phổ thông cơ sở; học sinh phổ thông có 34.071 em. Năm học 1974-1975 đã có 405 trường học, học sinh tăng tới 296.092 em.

Bên cạnh đó, còn hàng vạn học sinh mẫu giáo, hàng chục trường trung học, công nhân kỹ thuật, trường đại học và các trường bổ túc văn hoá. Đội ngũ giáo viên phổ thông từ 616 người (1955-1956) tăng lên 10.126 người (1974-1975).

Phong trào bổ túc văn hoá cũng phát triển nhanh. Qua đó, thành phố đã thanh toán nạn mù chữ cho hàng vạn người, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân.

2. Lĩnh vực Y tế: Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân phát triển rộng. Mạng lưới y tế khám chữa bệnh – phòng bệnh đã phát triển đến thôn xóm, đường phố và công trường xây dựng, kịp thời dập tắt dịch bệnh phát sinh, khắc phục các bệnh do xã hội cũ để lại.

Năm 1955 có 5 bệnh viện, 20 trạm y tế, 820 giường bệnh. Cả thành phố có 4 bác sĩ, 18 y sĩ, 103 y tá, 21 nữ hộ sinh, 3 dược sĩ. Năm 1974 số lượng bệnh viện tăng gấp 3,2 lần; trạm y tế tăng gấp 9,25 lần; bác sĩ tăng gấp 58 lần; y tá tăng gấp 29 lần; dược sĩ cao cấp tăng gấp 71,5 lần … Đặc biệt trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngành y tế đạt những thành tích xuất sắc, đảm bảo tốt việc phòng bệnh, chữa bệnh, nhất là cấp cứu phòng không nhân dân.

3. Văn hoá – nghệ thuật – thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao có bước phát triển khá, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân, xây dựng con người mới, xây dựng nếp sống văn minh, luôn luôn nhiệt tình với nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc và học tập vì sự nghiệp xây dựng thành phố, xây dựng đất nước XHCN.

III. ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, GÓP PHẦN TO LỚN VÀO SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Hải Phòng là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Vì vậy, trong các cuộc leo tháng đánh phá miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt Hải Phòng, tiến hành phong toả Cảng, nhằm huỷ diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, của quốc tế với Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã dũng cảm chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá hoại, phong toả Cảng của không quân và hải quân Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, tiếp nhận, vận chuyển hàng chục triệu tấn trang thiết bị quân sự, hàng hoá phục vụ chiến trường.

Kể từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (26-3-1965) đến chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu trên 4.000 trận, bắn rơi 317 máy bay Mỹ (có 5 chiếc B52), bắt sống 16 giặc lái Mỹ; 28 lần bắn cháy tàu chiến địch.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng đã tập trung cao độ chi viện cho tiền tuyến, luôn luôn dành cho đồng bào miền Nam tình cảm sâu sắc và hành động thiết thực nhất với tinh thần “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Vì Đà Nẵng-Gò Công kết nghĩa”. Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đã động viên, tiễn đưa hàng chục vạn thanh niên xung phong ra chiến trường đánh giặc. Trong đó, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Để ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng, Bác Hồ đã 3 lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đảng và Nhà nước trao tặng thành phố Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất và đặc biệt, năm 1985, thành phố được vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng. Lực lượng vũ trang thành phố, 66 tập thể và 17 cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 1994, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 407 bà mẹ.

Hai mươi năm (1955-1975) là thời kỳ lịch sử sôi động, hào hùng những cũng nhiều khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, phong toả của đế quốc Mỹ, giữ vững sản xuất, ổn định đời sống, tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, làm tròn trách nhiệm của thành phố Cảng, hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Khởi công tuyến “trục xương sống” thứ 3 của Hưng Yên gần 3.000 tỷ đồng

Sáng 7/7, trong chương trình công tác tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự lễ khởi công đường Tân Phúc-Võng Phan – công trình trọng điểm, tuyến đường “trục xương sống” thứ 3 của tỉnh và thăm Khu Công nghiệp Thăng Long II. Công trình trọng điểm của tỉnh Hưng Yên Thủ tướng đã tới dự lễ khởi công và động viên, tặng quà đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công tuyến đường Tân...

Lại xuất hiện hơn 2 điểm/môn cũng đỗ

Nhiều địa phương đã công bố điểm chuẩn lớp 10 như Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Thuận, Hòa Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định, Bình Định, Cần Thơ, Ninh Bình, Phú Yên…. Trước đó, tại Trường THPT Mai Châu B (Hòa Bình), với cách tính hệ số 2 môn Toán, môn Văn và môn Tiếng Anh hệ số 1, cộng điểm ưu...

Hưng Yên cần phát huy tối đa lợi thế tuyến đường gần 3.200 tỷ mang lại

Tuyến đường hiện đại trị giá 3.200 tỷ đồng Tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình có tổng chiều dài 41,5km.  Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa QL39 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Km 20+250 thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), tại xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.  Điểm cuối nút...

Mở ra những “chân trời hợp tác mới”

Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc mong muốn đầu tư và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Đây chính là thời cơ để cùng thúc đẩy những “chân trời hợp tác mới”, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói. Sản xuất tại Công ty TNHH Samkwang Vina (Bắc Giang). (Nguồn: Báo Đầu tư) Cơ hội từ những cái bắt tay tỷ USD Hàng loạt thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc đã...

Quảng bá ẩm thực nên có danh sách riêng

  Đã 2 năm Michelin công bố các danh sách điểm đến ẩm thực tại VN. Nhưng dường như danh sách đó khó mà làm hài lòng tất cả. Quan trọng hơn, địa phương vẫn thiếu những danh sách để tự giới thiệu điểm đến ẩm thực của chính mình. Bà nghĩ sao về điều này? TS Nguyễn Thu Thủy Đúng là nếu cần quảng bá điểm đến ẩm thực thì du lịch VN nên có danh sách riêng chứ không nên phụ thuộc...

Cùng tác giả

10:38:20

Hải Phòng – Cửa ngõ giao thương quốc tế

69 năm, từ một thành phố hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh, Hải Phòng "Trung dũng Quyết thắng" trong chiến đấu, kiên cường, năng động trong lao động…, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vừa bảo vệ, vừa xây dựng thành phố ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Ngày nay, Hải Phòng với vị trí cửa ngõ giao thương quốc tế lớn nhất miền Bắc, giữ vai trò chiến lược cả về kinh tế và quốc...

Thông xe cầu vượt gần 700 tỷ xóa điểm đen ‘ùn tắc’ ở Hải Phòng

Cầu vượt tại nút giao khác mức Tôn Đức Thắng - Máng Nước (huyện An Dương, TP Hải Phòng) vừa hoàn tất, thông xe góp phần giải quyết điểm đen ùn tắc xe tải, container... dọc Quốc lộ 5 - Nguyễn Văn Linh sau hơn một năm thi công.  Sở GTVT Hải Phòng vừa có thông báo phân luồng các loại phương tiện lưu thông 2 chiều qua cầu vượt nút giao khác mức Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5,...

Sức hấp dẫn từ môi trường đầu tư giúp Hải Phòng liên tục đứng top đầu cả nước về thu hút FDI

Quý 1/2024, Hải Phòng thu hút 253 triệu USD vốn FDI, đạt 12% kế hoạch cả năm. Tăng tốc hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo cơ chế hành chính đặc thù tiếp tục tạo sức hấp dẫn cho Hải Phòng trong cuộc đua thu hút dòng vốn đầu tư FDI... Năm 2023, Hải Phòng thu hút FDI đạt gần 3,5 tỷ USD và về đích thu hút FDI sớm 4 tháng. Chia sẻ tại cuộc...

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án tại khu vực Bắc sông Cấm

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân chủ trì kiểm tra, nghe báo cáo tình hình thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng tại khu vực Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên. Theo báo cáo đánh giá, hai dự án trọng điểm Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố tại KĐT Bắc Sông Cấm, đang được Ban Quản lý Dự án phát...

Bí thư Hải Phòng: Đề xuất Chính phủ thành lập Khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo định hướng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam... Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu phát triển lần thứ tư, năm 2024 với chủ đề “Tiến trình Việt Nam phát triển kinh tế xanh và bền...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Hải Phòng

Ngày 25/6, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã thông tin chính thức về Chương trình thi đấu Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á năm 2024 tại thành phố Hải Phòng. Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng giới thiệu về giải đấu. Theo đó, Giải Đua thuyền Rowing, Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á diễn ra tại Trung...

Đưa tác phẩm “Bỉ vỏ” lên sân khấu nhạc kịch

Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng, vở nhạc kịch “Bỉ vỏ” do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng chỉ đạo, Đoàn Ca múa Hải Phòng thực hiện sẽ chính thức công diễn vào tối 29/6 tại Nhà hát Lớn Hải Phòng và truyền hình trực tiếp trong Chương trình Sân khấu Truyền hình-Đài Truyền hình Hải Phòng (THP). Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" được đưa lên sân khấu nhạc kịch. (Ảnh:...

Hải Phòng: Tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT thực hiện Chuyển đổi số trong tổ chức Công đoàn

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, ngày 25/6, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động TP. Hải Phòng (khóa XV) tổ chức Hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nguyễn Anh Tuân. Hội nghị đã thông qua các Báo cáo về: Kết quả phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, bổ khuyết nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; Kết quả hoạt...

Hải Phòng vươn lên tầm cao mới

Hải Phòng có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, với những điểm khác biệt nổi bật về vị trí địa lý, vị thế địa - chiến lược và chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Bộ trong thời đại hội nhập, mở cửa và trong kỷ nguyên của biển và đại dương. Cảng biển Hải Phòng tiếp tục có những bước tiến vững chắc, xác định rõ vai trò, vị thế trong phát...

Khánh thành Nhà tặng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở phường Hạ Lý

Sáng 18/6, UBND phường Hạ Lý (quận Hồng Bàng) phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Agribank (Chi nhánh Bắc Hải Phòng) tổ chức lễ khánh thành và trao tặng Nhà cho hộ bà Tăng Thị Hậu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại số nhà 4C7, ngõ 16B, phố Bạch Đằng, phường Hạ Lý. Đến dự và chung vui với gia đình có các đồng chí: Lê Ngọc Trữ, Ủy viên BTV Thành ủy,...

Hải Phòng: Phát triển kinh tế nhờ tận dụng hiệu quả tài nguyên nước

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân tại xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng). Theo người dân, việc nuôi trồng thủy sản được thành công hay thất bại thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng. Lập Lễ là một xã ven biển nằm ở phía Đông Nam huyện Thủy Nguyên, với số dân gần 14.000 người,...

Hải Phòng: Tập huấn chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024

Vừa qua, UBND quận Kiến An phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức tập huấn chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024. Tới dự có đồng chí Phạm Văn Diện - Ủy viên Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Kiến An. Đại diện một hộ kinh doanh trao đổi về những vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) Tham dự tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất