Powered by Techcity

Hải Phòng quản lý nông nghiệp bằng bản đồ số

Sau một thời gian triển khai, đề án phát triển nông nghiệp và hệ thống bản đồ số nông nghiệp huyện An Dương đã hoàn thành và ứng dụng.

Tiến sĩ Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên phải), Viện trưởng Viện nghiên cứu Tăng trưởng xanh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) bàn giao đề án cho đại diện huyện An Dương. Ảnh: Đinh Mười.

Đề án do huyện An Dương (TP Hải Phòng) phối hợp với Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai, gồm 3 báo cáo chuyên đề và 7 bản đồ chuyên ngành, được thực hiện trong 6 tháng (từ 8/2023 – 1/2024). Huyện An Dương là địa phương đầu tiên ở Hải Phòng triển khai và hoàn thành đề án này.

Nội dung đề án tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng, chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất đai; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến dữ liệu tài nguyên đất đai và quy hoạch nông nghiệp huyện An Dương; quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Trong quá trình triển khai xây dựng đề án, các ngành, các địa phương, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức thực hiện hoàn thành nhiều nội dung, với khối lượng công việc lớn như: Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu; điều tra, quan trắc, lấy mẫu nước, mẫu không khí…

Các đơn vị chuyên môn đã triển khai lấy gần 500 mẫu thổ nhưỡng nông hoá, đánh giá chất lượng môi trường nước và không khí. Các mẫu sau khi thu thập đã được tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn.

Mô hình trồng ớt ở xã An Hòa, huyện An Dương. Ảnh: Đinh Mười.

Bên cạnh đó, việc khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đánh giá liên kết chuỗi, ngành hàng, hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Dương cũng được tiến hành.

Thông qua các hoạt động lấy mẫu và phân tích môi trường, Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh đã tiến hành xử lý nội nghiệp, phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp, phân tích, dự báo xu hướng phát triển, xây dựng hệ thống các bản đồ nhằm phục vụ công tác quy hoạch, định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững.

Theo UBND huyện An Dương, đề án được xây dựng bài bản, khoa học, phù hợp với quy hoạch của địa phương và quy hoạch phát triển chung của TP Hải Phòng. Điểm nổi bật của đề án là toàn bộ các dữ liệu, số liệu và bản đồ đã được số hóa, tạo thành một hệ thống dữ liệu trực tuyến kết nối với hệ thống DSS trực tuyến của huyện, cho phép truy cập và khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng phục vụ cho cơ quan quản lý ra quyết định lựa chọn vùng sản xuất, phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp.

Ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết, những năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng đơn vị hành chính quận, phát triển đô thị, huyện dành sự ưu tiên quy hoạch quỹ đất cho phát triển nông nghiệp, gìn giữ các làng nghề truyền thống.

Mặt khác, địa phương đã phối hợp với các sở, ngành của TP Hải Phòng khôi phục và nhân giống cam Đồng Dụ, hoa Hải Đường ở xã Đặng Cương, phát triển hoa lay ơn ở xã Đồng Thái…, đồng thời triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng với hàng loạt mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Phát triển trồng hoa hải đường ở xã Đặng Cương (huyện An Dương) là một trong những mô hình sẽ được triển khai thí điểm theo đề án. Ảnh: Đinh Mười.

Phát triển trồng hoa hải đường ở xã Đặng Cương (huyện An Dương) là một trong những mô hình sẽ được triển khai thí điểm theo đề án. Ảnh: Đinh Mười.

Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Dương dần thu hẹp, sản xuất nông nghiệp vẫn còn thiếu chuỗi liên kết, manh mún, lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao. Hiện sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn ít có tính đặc trưng từng vùng và sản xuất bị tác động bởi biến đổi thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… nên việc đánh giá toàn bộ hiện trạng của ngành nông nghiệp nhằm định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp là cực kỳ quan trọng và cấp bách.

Trước mắt, đề án sẽ triển khai thực hiện thí điểm một số mô hình sản xuất nông nghiệp dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng, tiềm năng đất đai như: Mô hình sản xuất hoa chất lượng cao kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Tân Tiến; mô hình canh tác lúa chất lượng cao tại xã Bắc Sơn; mô hình sản xuất nấm tại xã Hồng Phong; mô hình trồng rau quả trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã An Hòa; mô hình sản xuất khoai tây giống mới năng suất, chất lượng cao tại các xã Tân Tiến, An Hồng, Đại Bản…

“Với hệ thống bản đồ số hoá được công bố rộng rãi, người dân và doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tiềm năng đất đai, các thông tin về quy hoạch, từ đó thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững”, ông Lê Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho hay.

Huyện An Dương hiện có gần 5 nghìn ha đất nông nghiệp với tổng giá trị sản xuất trung bình hàng năm gần đây đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Với điều kiện đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho huyện An Dương phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, chất lượng cao.

Đinh Mười

Nguồn

 

Cùng chủ đề

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 tổ chức tại Hải Phòng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 47 năm 2024. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 – Techfest Việt Nam tại Hải Phòng.  Techfest Việt Nam...

Lộ diện 2 công trình biểu tượng mới của TP Hải Phòng sắp hoàn thiện

TPO – Trung tâm chính trị – hành chính và Trung tâm hội nghị – biểu diễn nằm tại Khu đô thị Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên, Hải Phòng) với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ với thiết kế hiện đại, sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố cảng Hải Phòng. TPO – Trung tâm chính trị – hành chính và Trung tâm hội nghị – biểu diễn nằm tại Khu đô thị Bắc sông Cấm...

Quốc hội thảo luận về tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng, thành lập TP Huế

Ngày 21/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương;...

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Xúc động lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc” tại điểm cầu Hải Phòng

Tối 16/11, tại Quảng trường Nhà hát TP Hải Phòng, UBND thành phố phối hợp tổ chức điểm cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc”.  Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc” (1954-2024) tại Hải Phòng. Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc” được tổ chức tại 3 địa phương: Hải Phòng –...

Cùng tác giả

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mong muốn Hải Phòng là “thành phố âm nhạc”

Tại Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có một số gợi ý để phát triển nghệ thuật, âm nhạc ở Hải Phòng. Ngày 30/6, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Hải Phòng

Ngày 25/6, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã thông tin chính thức về Chương trình thi đấu Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á năm 2024 tại thành phố Hải Phòng. Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng giới thiệu về giải đấu. Theo đó, Giải Đua thuyền Rowing, Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á diễn ra tại Trung...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết

Chuyến đi tới thành phố hoa phượng đỏ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn biết được những kinh nghiệm du lịch Hải Phòng trong bài viết dưới đây. Đi mùa nào đẹp? Bạn có thể du lịch Hải Phòng bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa, thời gian khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm, cảm nhận riêng về vẻ đẹp Hải Phòng. Du lịch Hải Phòng từ tháng 4 - tháng 10: Là thời điểm...

Cổ vật gốm Chu Đậu Hải Dương ở Bảo tàng Hải Phòng

Hệ thống cổ vật là gốm Chu Đậu xuất xứ từ làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đã được một nhà sưu tập tư nhân mang về từ nước ngoài và hiện trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng. Bình gốm hoa lam, đĩa, ấm... là những cổ vật gốm Chu Đậu đang được trưng bày tại Bảo tàng TP Hải Phòng Người có công sưu tầm các cổ vật gốm Chu Đậu nói trên là ông Trần Đình...

“Biển vô cực” ở Hải Phòng gây bão mạng

Được mệnh danh là “biển vô cực” của Hải Phòng, bãi bồi ở cửa sông chảy ra biển ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thu hút du khách tìm đến. Vào buổi bình minh, mực nước trên bãi bồi xâm xấp hệt như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời rực rỡ khiến nhiều người thích thú gọi tên bãi bồi này là “biển vô cực”. Tên gọi vui này thường được cộng đồng mạng dùng để...

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất