Powered by Techcity

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.

Cầu Long Biên là cây cầu mang tính biểu tượng không chỉ của Hà Nội mà của cả đất nước ta trong suốt những năm dài kháng chiến. Cầu do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là công trình nổi tiếng thế giới lúc bây giờ khi được xây dựng, đưa vào khai thác với thiết kế hiện đại đầu thế kỷ 20.

Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…

Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, in hằn dấu vết thời gian của một Hà Nội anh dũng và hào hoa.

Theo thiết kế, cầu Long Biên có chiều dài 2.290 m qua sông và 896 m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m.

Một trong những nét độc đáo, tạo nên thương hiệu của cầu Long Biên là luồng giao thông trên cầu thay vì theo hướng đi xuôi bên phải thì lại được thiết kế hướng đi xuôi ở phía trái cầu.

Cầu Long Biên giúp kết nối ba tuyến đường sắt huyết mạch Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội – Lào Cai với đường sắt quốc gia chạy xuyên tâm từ phía bắc TP Hà Nội đi tuyến phía Nam. Hiện nay, cây cầu này đang xuống cấp nghiêm trọng và liên tục được tu sửa để duy trì tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn. Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã một lần nữa thử thách sức chịu đựng của “Bà đầm già” cầu Long Biên vắt mình qua 3 thế kỷ.

Dù vậy, cho tới giờ, cầu Long Biên vẫn là cây cầu đẹp nhất Hà Nội. Dường như vẻ đẹp ẩn chứa bên trong cây cầu còn là sự thử thách cho sức sáng tạo nghệ thuật. Kiến trúc cầu là sự giao hòa của nét cổ điển và hiện đại tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho những du khách đến với Hà Nội và với cả những bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh, đem lại những cảm hứng sáng tạo cho những người yêu và gắn bó với thành phố này.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối 2 quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội. Đây là cây cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại.
  

Năm 1974, cầu Thăng Long đã được khởi công xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao qua hai bờ sông Hồng, đồng thời nhằm giảm áp lực cho cầu Long Biên.

Ban đầu, cầu Thăng Long được phía Trung Quốc hỗ trợ xây dựng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã ngừng lại. Trước áp lực về nhu cầu giao thông nên Chính phủ nước ta vào thời điểm đó đã đề nghị Liên Xô giúp đỡ và cây cầu tiếp tục được xây dựng vào năm 1979.

Cầu Thăng Long khánh thành vào năm 1985.

Ngày 9/5/1985, sau 11 năm thi công, cầu Thăng Long đã được đưa vào sử dụng. Theo thiết kế, cầu có kết cấu giàn thép dài 3.250m, gồm 2 tầng với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt rộng 3,5m mỗi làn, dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển – Bắc Hồng và xe máy, xe đạp rộng 11 m. Tầng 2 dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, hai làn dành cho người đi bộ tham quan.

Cầu Thăng Long được xem là cây cầu biểu tượng cho tình hữu nghị bền vững giữa Việt Nam và Liên Xô. Đến nay, mỗi khi đi qua cầu Thăng Long, nhiều người vẫn chú ý đến tấm biển biểu tượng hữu nghị Việt – Xô dựng ở ngay đầu cầu. Khí thế Rồng Bay hòa quyện biểu tượng mang hình cánh buồm thể hiện tình hữu nghị mãi mãi vươn xa, vững bền.

Sau nhiều lần xuống cấp, vào tháng 8/2020, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long chính thức được khởi công. Sau 5 tháng thi công, cầu Thăng Long được thông xe trở lại ngày 7/1/2021 với khả năng chịu lực tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Cầu Thăng Long nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
  

Nằm gần với cầu Long Biên về phía hạ lưu sông Hồng, cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta khi chỉ mất chưa đến 2 năm (từ tháng 10/1983 – 6/1985). 

Vào những năm 1980, đất nước ta bước vào thời kỳ tái thiết sau chiến tranh, nhu cầu đi lại của người dân ở nội thành và ngoại thành Hà Nội tăng cao trong khi chỉ có mỗi cầu Long Biên, còn cầu Thăng Long vẫn đang trong quá trình xây dựng. Trước tình thế cấp bách, để phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo lưu thông phương tiện giữa các tỉnh phía Bắc, mùa xuân năm 1983, ý tưởng về một dự án xây cầu vượt sông Hồng tại bến Chương Dương đã được đặt ra. Ban đầu, cầu Chương Dương có tên gọi Mùa Xuân và thiết kế kiểu cầu treo nhiều nhịp liên tục.

Cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta.

Khởi công vào tháng 10/1983, công tác đóng cọc làm mố neo được nhanh chóng tiến hành. Nhưng sau 6 tháng thi công, nhận thức được nhiều bất cập giữa khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và thực tiễn của ngành xây dựng giao thông khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên đã phải đưa ra một quyết định khó khăn nhưng vô cùng đúng đắn là chuyển cầu treo Mùa Xuân thành cầu cứng Chương Dương.

Cầu Chương Dương là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam. Cầu dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, chia làm 4 làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Thiết kế ban đầu của cầu ước tính đáp ứng 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe tăng gấp 3 – 4 lần.

Ngày nay, cầu Chương Dương vẫn là một trong những cây cầu có lưu lượng người và phương tiện qua lại đông nhất của Hà Nội. Cầu đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, giải quyết cơ bản việc đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ khi có cầu Chương Dương, vùng đất phía Đông của Hà Nội đã đổi thay, từ các làng mạc, ruộng đồng những khu đô thị, nhà máy, phố phường tấp nập đã mọc lên, mang tầm vóc một đô thị hiện đại, trẻ trung, năng động. Gần 4 thập kỷ qua, cầu Chương Dương vẫn kiêu hãnh song hành cùng sự phát triển của Thủ đô, một nhân chứng về quá trình đổi mới đi lên của đất nước và là một phần của lịch sử Hà Nội.

Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng.
  

Cầu Thanh Trì là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Thanh Trì được khởi công năm 2002 và thông xe năm 2007, có tổng mức đầu tư 410 triệu USD nằm trên trục Vành đai 3, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… nên có mật độ giao thông rất cao.

Cầu bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Phần cầu chính dài 3.084 m, rộng 33,1 m chia làm 6 làn xe chạy, trong đó 4 làn cao tốc cho phép chạy 80 km/h.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc).

Cầu Thanh Trì đi vào khai thác đã giải tỏa sức ép giao thông đè nặng lên cầu Chương Dương, đồng thời phân bổ và giảm bớt đáng kể lưu lượng xe, nhất là xe tải, lưu thông qua nội thành Thủ đô. Cùng với đường Vành đai 3 (Hà Nội), cầu Thanh Trì nối Quốc lộ 1, liên kết vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh với trục giao thông Bắc – Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Cầu Đông Trù là công trình đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Cầu bắc qua sông Đuống nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh, được khởi công xây dựng từ năm 2006 và khánh thành vào ngày 9/10/2014.

Theo thiết kế, cầu dài 1,1 km, rộng 55m với 8 làn xe có tổng mức đầu tư 882 tỷ đồng. Ngoài hệ thống đường dẫn, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m.

Cầu Đông Trù nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, đây được coi là công trình tạo bước đột phá trong tiến trình phát triển của Thủ đô, đồng thời là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.

Ban đầu, cầu do Tổng công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thi công kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, đến tháng 6/2012, đơn vị này xin rút khỏi dự án nên TP Hà Nội đã chọn Cienco1 là nhà thầu chính. Ngay khi nhận triển khai dự án, Cienco 1 đã huy động trên 500 cán bộ, công nhân và làm 3 ca liên tục trên công trường để đáp ứng và hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Với quy mô lớn và yêu cầu khắt khe về mặt công nghệ, cầu Đông Trù đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về tiếp thu khoa học, công nghệ mới thi công loại hình cầu vòm ống thép nhồi bê tông nhịp độ lớn của Tổng công ty Cienco1 và là công trình tiêu biểu của ngành cầu đường Việt Nam.

Ngày nay, cầu Đông Trù giúp kết nối hạ tầng giao thông phía bắc Hà Nội, tạo nên trục Vành đai 2. Phương tiện đi từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… sẽ dễ dàng đến thẳng sân bay Nội Bài.

Ngoài công năng vận tải, cầu Đông Trù còn là điểm nhấn cảnh quan với kiến trúc thượng tầng lộ thiên rất đẹp. Công trình này cũng đánh dấu sự thay đổi về tư duy của thành phố Hà Nội khi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Cầu Đông Trù có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.
  

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của Hà Nội, được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015, với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m. Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi – tượng trưng cho 5 cửa ô.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng, tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô, khánh thành ngày 4/1/2015.

Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như: Công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép, đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP).

Mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.

Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân được xem như là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong mối quan hệ kinh tế – ngoại giao.

Cầu Nhật Tân là điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo, tô điểm thêm nét quyến rũ cho Hà Nội. Ban đêm, cây cầu khoác lên mình bộ áo mới đầy màu sắc với hệ thống đèn Led chiếu sáng hiện đại, tạo nên khung cảnh lôi cuốn soi bóng xuống mặt nước sông Hồng.

Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
  

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nằm trên tuyến Vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Ngày 3/2/2005, dự án cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 1 được khởi công với tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, trượt giá vật tư khiến công trình đội lên tới 5.500 tỷ đồng và phải tới tháng 9/2009 mới có thể khánh thành, đưa vào khai thác.

Chiều dài tuyến chính cầu dài 5.800 m, phần vượt sông dài 3.700 m. Mặt cầu Vĩnh Tuy rộng 19m, được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn 2 là 38m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.

Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố Hà Nội ra Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

Sau hơn 11 năm đưa vào khai thác, tháng 1/2021, Hà Nội tiếp tục khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2. Cây cầu này nằm song song và được thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông. Ngày 30/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2 sau hơn 2 năm thi công.

Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm Hà Nội ra Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.

Điểm nhấn đặc biệt của cầu Vĩnh Tuy là cầu được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí cực kỳ độc đáo, ấn tượng. Đèn trang trí được lắp bằng các cột cao – thấp, tạo ra những dải sóng ánh sáng nhấp nhô trên mặt cầu vào ban đêm. Ngoài ra, cầu còn được tô điểm hình ảnh Khuê Văn Các trên đầu chim hạc mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Cầu Vĩnh Tuy 2 là công trình trọng điểm được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2.

Bài: Bảo An (tổng hợp)
Ảnh: TTXVN
Biên tập: Kỳ Thư
Trình bày: Nguyễn Hà

Nguồn:https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/ha-noi-va-nhung-cay-cau-20240928203633080.htm

Cùng chủ đề

Ngắm hoàng hôn cuối thu rực rỡ trên 2 cây cầu nổi tiếng nhất Hà Nội

(Dân trí) – Hai cây cầu đại diện cho mỗi thời kỳ phát triển của Hà Nội – cầu Long Biên và Nhật Tân – cùng phô bày vẻ đẹp dưới ánh hoàng hôn của mùa thu rực rỡ. Hoàng hôn mùa thu rực rỡ làm nổi bật vẻ đẹp của 2 cầu nổi tiếng nhất Hà Nội (Video: Hữu Nghị). Những ngày cuối thu ở Hà Nội, hoàng hôn rực rỡ phủ ánh vàng lên cầu Long Biên hơn 100...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Đường 6 làn đẹp nhất quận Long Biên trước ngày thông xe

Dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ – Ngọc Thụy chuẩn bị khánh thành sau 6 năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh Những ngày qua, các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành và gắn biển công trình cấp thành phố: Xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội). Lễ khánh thành sẽ được...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Cùng tác giả

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). (Nguồn: TTXVN) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch...

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Bà T. (phải) là người phát ngôn của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân cam kết với phụ huynh có bảng điểm – Ảnh cắt từ clip Ngày 25-11, sau bài viết Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh đăng trên Tuổi Trẻ Online, phóng viên nhận được một đoạn video ghi lại cảnh phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con. Cam kết...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Bulgaria thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp Việt Nam – Bulgaria đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và khẳng định Việt Nam không bao giờ...

Đề xuất chuyển hội sở gây tranh cãi của Eximbank

Eximbank muốn chuyển hội sở chính từ địa chỉ hiện tại (tầng 8, Toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu vực này được coi là “trung tâm tài chính” của cả nước với sự hiện diện của trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại như: Vietcombank, BIDV, SeABank, Techcombank… Tất nhiên, quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt...

Cùng chuyên mục

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). (Nguồn: TTXVN) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch...

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Bà T. (phải) là người phát ngôn của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân cam kết với phụ huynh có bảng điểm – Ảnh cắt từ clip Ngày 25-11, sau bài viết Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh đăng trên Tuổi Trẻ Online, phóng viên nhận được một đoạn video ghi lại cảnh phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con. Cam kết...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Bulgaria thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp Việt Nam – Bulgaria đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và khẳng định Việt Nam không bao giờ...

Đề xuất chuyển hội sở gây tranh cãi của Eximbank

Eximbank muốn chuyển hội sở chính từ địa chỉ hiện tại (tầng 8, Toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu vực này được coi là “trung tâm tài chính” của cả nước với sự hiện diện của trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại như: Vietcombank, BIDV, SeABank, Techcombank… Tất nhiên, quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt...

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 tổ chức tại Hải Phòng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 47 năm 2024. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 – Techfest Việt Nam tại Hải Phòng.  Techfest Việt Nam...

Quốc hội làm công tác nhân sự, quyết chủ trương xây đường sắt tốc độ cao

Chiều 25/11, Quốc hội bắt đầu bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8 với việc xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng và thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết. Công tác nhân sự là một trong những nội dung sẽ được Quốc hội xem xét tại tuần làm việc này. Theo chương trình nghị sự, cuối phiên làm việc chiều 27/11 và đầu phiên làm việc sáng 28/11, Quốc hội...

Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Phụ huynh đưa ra các giấy tờ ghi rõ Prinberk Academy tại 177 Hải Phòng, TP Đà Nẵng – Ảnh: ĐOÀN NHẠN Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng cho biết đang xác minh những phản ảnh của phụ huynh liên quan đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (trụ sở tại 177 Hải Phòng, quận Thanh Khê). Đinh ninh con học “trường Mỹ” Phụ huynh T. cho biết con chị quốc tịch Úc, về nước thời điểm dịch...

Người dân có thể được dựng rạp đám cưới dưới lòng lề đường

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, nghiêm cấm sử dụng trái phép (trừ một số trường hợp được phép như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội…). Ngoài ra, Luật cũng quy định không được họp chợ, phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất