Powered by Techcity

Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi

Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch Điện VIII cũng như cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Điện gió ngoài khơi: Chờ đột phá từ doanh nghiệp nhà nước tiên phong

Khi đánh giá về đối tượng triển khai các dự án điện gió ngoài khơi, Bộ Công thương đã cho rằng, việc lựa chọn các nhà đầu tư quốc tế để thực hiện dự án thí điểm có thể còn nhiều khó khăn, phức tạp chưa lường hết được.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, quan điểm của Bộ Công thương là cũng chưa nên giao thí điểm vì chưa đánh giá được hết các vấn đề về an ninh quốc phòng, vướng mắc về luật pháp.

Phương án được Bộ Công thương nghiêng về là giao các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư. Cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp Nhà nước có thể tự tin đảm nhiệm vai trò đầu tàu triển khai các dự án điện gió ngoài khơi thì việc sửa Luật Điện lực hiện tại cần phải rõ ràng hơn.

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nhất trí cao và hoàn toàn ủng hộ chủ trương xây dựng các quy định, cơ chế để thúc đẩy các dự án điện nói chung, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) – doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư các dự án điện lớn cũng đưa ra những giải pháp cụ thể.

Theo phân tích của Petrovietnam, Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi hiện nay chưa giải quyết được các vấn đề như Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp tác với đối tác trong và ngoài nước để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên hay giao công ty con của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện dự án điện gió ngoài khơi và thực hiện khảo sát.

Hiện dự án điện gió ngoài khơi là hoàn toàn mới tại Việt Nam và thường có quy mô về suất đầu tư lớn, phức tạp trong quá trình triển khai, xây dựng, lắp đặt. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc phòng, chủ quyền đất nước. Vì vậy, điện gió ngoài khơi cũng được Luật Đầu tư xếp vào diện “đầu tư có điều kiện trong thu hút vốn nước ngoài”. 

Với thực trạng năng lực và kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, việc độc lập phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong giai đoạn đầu chắc chắn gặp nhiều thách thức.

Do vậy, để đảm bảo an ninh, quốc phòng, đồng thời khởi tạo được các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam đảm bảo hiệu quả đầu tư cần có quy định để Thủ tướng Chính phủ giao các doanh nghiệp trong nước hợp tác với đối tác quốc tế có năng lực, kinh nghiệm.

Từ góc độ ngành dầu khí có nhiều điểm tương đồng với điện gió ngoài khơi, trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm sẵn có, Petrovietnam và đơn vị thành viên hiện đã chủ động tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Nhưng để phát huy thế mạnh về năng lực và kinh nghiệm, sử dụng hiệu quả nguồn lực, bên cạnh doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng cần có quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ giao cho công ty con của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện việc khảo sát và phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Theo hướng này, các chuyên gia đề nghị sửa Điểm a Khoản 2 Điều 26 về Khảo sát dự án điện gió ngoài khơi theo hướng “Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ tổ chức việc lập, đề xuất phương án, kế hoạch để huy động đơn vị thành viên thực hiện khảo sát”.

Còn Điểm a Khoản 1 Điều 27 về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi cũng được đề nghị bổ sung việc “Chính phủ quy định chi tiết nội dung này” trong câu “doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định trong đó bao gồm đề xuất đối tác hợp tác, giao công ty con tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, hoặc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Cạnh đó, là câu chuyện xác định rõ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư điện gió ngoài khơi bao gồm dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

Đó là bởi Dự thảo Luật Điện lực tại Khoản 4 Điều 12 chưa quy định rõ về cấp nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xuất khẩu điện từ nguồn điện gió ngoài khơi, dẫn đến khoảng trống pháp lý vì không rõ thẩm quyền thuộc cấp nào.

Cơ hội gia tăng sản xuất trong nước

Khi triển khai đầu tư các dự án thuỷ điện lớn giai đoạn 2003-2014, cơ khí thuỷ công trong nước đã được Nhà nước tạo điều kiện trong tham gia chế tạo, từ đó trưởng thành đáng kể về năng lực.

Tuy nhiên, sự ủng hộ để sản xuất trong nước tham gia nhiều hơn tại các dự án điện gió ngoài khơi hiện nay lại chưa rõ ràng. Cụ thể, Dự thảo Luật Điện lực chưa có quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ cho dự án điện gió ngoài khơi (Khoản 4 Điều 25 Quy định chung), cả Luật thuế và Luật Đầu tư cũng chưa quy định cụ thể cho loại hình điện gió ngoài khơi.

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận.

“Cần làm rõ các cơ chế ưu đãi cũng như cụ thể hóa quy định về việc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước tham gia ngành điện gió ngoài khơi bắt đầu từ khâu khảo sát cho đến khi tháo dỡ dự án, nhất là trong các dự án đầu tiên”, là quan điểm được ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam góp ý cho Luật Điện lực đang sửa đổi.

Cũng để dự án điện gió ngoài khơi đóng góp nhiều hơn cho hệ thống điện cũng như hành trình tới Net Zero, vấn đề giá bán điện và sản lượng điện hợp đồng tối thiểu cũng được đặt ra do dự thảo Luật hiện nay chưa có, khiến quá trình đàm phán Hợp đồng mua bán điện tốn nhiều thời gian mà không dễ đi đến kết quả.

Điều này cũng là bởi EVN – đơn vị mua buôn điện duy nhất hiện nay cũng phải tính toán hiệu quả kinh doanh nên không thể mua cao, ban thấp.

Theo đề xuất này, Khoản 4 Điều 25 cần thiết phải ghi rõ “Giá bán điện và sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia trên nguyên tắc huy động tối đa sản lượng điện gió ngoài khơi trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống điện nhằm đáp ứng hiệu quả đầu tư của dự án, đồng thời phản ánh đầy đủ các chi phí đầu tư và sản xuất cho các dự án điện gió ngoài khơi…”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần phải quy định rõ trong Luật Điện lực sửa đổi việc miễn giảm tiền sử dụng khu vực biển; tiền sử dụng đất/thuê đất hay cho hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại mức cao nhất theo quy định của pháp luật về thuê; ưu đãi thuế nhập khẩu khẩu với vật tư, hàng hoá thiết bị của dự án điện gió ngoài khơi cũng như tỷ lệ nội địa hoá với các hoạt động khảo sát, xây dựng, phát triển, vận hành, khai thác, tháo dỡ dự án điện gió ngoài khơi.

Cũng bởi Luật Điện lực sửa đổi đang được soạn thảo dưới dạngluật khung nên các chuyên gia cho rằng, cần bổ sung việc giao Chính phủ quy định chi tiết quyền lợi của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã tham gia việc được giao khảo sát.

Ngoài ra Dự thảo Luật Điện lực mới chỉ quy định quyền lợi của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã tham gia việc được giao khảo sát tại Điểm a Khoản 3 Điều 26 mà chưa quy định rõ ràng việc góp vốn. Vì vậy, cũng cần bổ sung quy định về việc “doanh nghiệp được giao nhiệm vụ được góp vốn đầu tư dự án tại khu vực được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện khảo sát. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, hình thức góp vốn”.

“Dự thảo Luật Điện lực cần đặt ra các chính sách rõ ràng, tháo gỡ được những vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, tạo lập được một hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực năng lượng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về điện năng cho phát triển kinh tế – xã hội và cả cho xuất khẩu đồng thời phải hướng đến việc khai thác nguồn tài nguyên gió để Việt Nam tham gia cung cấp điện cho thị trường quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu điện năng”, đại  diện Petrovietnam cho hay.

Cuối năm 2023, Orsted, nhà đầu tư đến từ Đan Mạch có mong muốn phát triển 6.900 MW điện gió ngoài khơi tại Hải Phòng và Thái Bình cùng đối tác trong nước đã quyết định dừng dự án tại Việt Nam.
Tiếp đó vào tháng 4/2024,Tập đoàn năng lượng quốc doanh Equinor (Na Uy) xác nhận hủy kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam được đánh giá “có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở châu Á” nhưng theo nhóm phân tích của Ngân hàng Thế giới World Bank, Việt Nam thu hút sự quan tâm của quốc tế với các kế hoạch năng lượng tái tạo nhưng chính sách chậm trễ khiến một số nhà đầu tư tiềm năng xem xét lại kế hoạch.
Ông Andrew Ho, Giám đốc quan hệ chính phủ và chính sách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) cũng nhận xét, khi quan tâm tới một thị trường, các nhà đầu tư quốc tế cần thấy khung khổ chính sách ổn định để đầu tư lâu dài cho thị trường đó. Chính phủ cần đưa ra các khung pháp lý quan trọng và minh bạch vì điện gió ngoài khơi triển khai không thể nhanh được.

Nguồn: https://baodautu.vn/dien-gio-ngoai-khoi-cho-cu-hich-tu-luat-dien-luc-sua-doi-d231258.html

Cùng chủ đề

Hải Phòng: Tổng thu ngân sách năm 2024 ước đạt 109.388 tỷ đồng

Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố năm 2024, tình hình phát triển kinh tế – xã hội Hải Phòng đã được phục hồi và có xu hướng tăng trưởng. Ước thực hiện cả năm 2024, có 17/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt hoặc vượt kế hoạch HĐND TP giao. Chỉ có 2 chỉ...

Xây sân bay ở Măng Đen: Chuyên gia khuyến cáo, tỉnh vẫn nói cần thiết

Vị trí đề xuất xây sân bay Măng Đen (ảnh nhỏ) và thị trấn Măng Đen tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) – Ảnh: TẤN LỰC Như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng xem xét bổ sung sân bay Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Đã nghiên cứu, thẩm định nhiều khâu” Theo...

8 địa phương đồng hành ADB, VinFast trên lộ trình chuyển đổi giao thông xanh

Chương trình được tổ chức bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với sự phối hợp và tài trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam. Chương trình tham quan thực tế, tìm hiểu và làm việc tại nhà máy VinFast được ADB, Đại sứ quán Australia tổ chức nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo các địa phương tiên phong chuyển đổi xanh có cơ hội nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy việc...

Giải ba Giọng hát hay Hà Nội 2024 Minh Phương từng trầm cảm vì theo ca hát

Giải thưởng là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp ca hát Tối 28/11, chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, với phần thi của 12 giọng ca xuất sắc. Trong đêm chung kết, Minh Phương (2003, Hưng Yên) gây chú ý bởi cô là thí sinh duy nhất của dòng nhạc dân gian lọt vào top 12 chung cuộc và giành giải ba cuộc thi. “Đây là niềm hạnh...

Tổng công ty Hàng hải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ

Sự hiện diện của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tại Ấn Độ không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ thương mạị, trong đó có hợp tác về hàng hải giữa hai nước. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIMC trình bày về năng lực vận tải biển và khai thác cảng tại Hội thảo. VIMC và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn...

Cùng tác giả

Hải Phòng: Tổng thu ngân sách năm 2024 ước đạt 109.388 tỷ đồng

Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố năm 2024, tình hình phát triển kinh tế – xã hội Hải Phòng đã được phục hồi và có xu hướng tăng trưởng. Ước thực hiện cả năm 2024, có 17/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt hoặc vượt kế hoạch HĐND TP giao. Chỉ có 2 chỉ...

Xây sân bay ở Măng Đen: Chuyên gia khuyến cáo, tỉnh vẫn nói cần thiết

Vị trí đề xuất xây sân bay Măng Đen (ảnh nhỏ) và thị trấn Măng Đen tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) – Ảnh: TẤN LỰC Như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng xem xét bổ sung sân bay Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Đã nghiên cứu, thẩm định nhiều khâu” Theo...

8 địa phương đồng hành ADB, VinFast trên lộ trình chuyển đổi giao thông xanh

Chương trình được tổ chức bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với sự phối hợp và tài trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam. Chương trình tham quan thực tế, tìm hiểu và làm việc tại nhà máy VinFast được ADB, Đại sứ quán Australia tổ chức nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo các địa phương tiên phong chuyển đổi xanh có cơ hội nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy việc...

Giải ba Giọng hát hay Hà Nội 2024 Minh Phương từng trầm cảm vì theo ca hát

Giải thưởng là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp ca hát Tối 28/11, chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, với phần thi của 12 giọng ca xuất sắc. Trong đêm chung kết, Minh Phương (2003, Hưng Yên) gây chú ý bởi cô là thí sinh duy nhất của dòng nhạc dân gian lọt vào top 12 chung cuộc và giành giải ba cuộc thi. “Đây là niềm hạnh...

Tổng công ty Hàng hải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ

Sự hiện diện của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tại Ấn Độ không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ thương mạị, trong đó có hợp tác về hàng hải giữa hai nước. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIMC trình bày về năng lực vận tải biển và khai thác cảng tại Hội thảo. VIMC và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tổng thu ngân sách năm 2024 ước đạt 109.388 tỷ đồng

Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP. Hải Phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố năm 2024, tình hình phát triển kinh tế – xã hội Hải Phòng đã được phục hồi và có xu hướng tăng trưởng. Ước thực hiện cả năm 2024, có 17/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt hoặc vượt kế hoạch HĐND TP giao. Chỉ có 2 chỉ...

Xây sân bay ở Măng Đen: Chuyên gia khuyến cáo, tỉnh vẫn nói cần thiết

Vị trí đề xuất xây sân bay Măng Đen (ảnh nhỏ) và thị trấn Măng Đen tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) – Ảnh: TẤN LỰC Như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng xem xét bổ sung sân bay Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Đã nghiên cứu, thẩm định nhiều khâu” Theo...

8 địa phương đồng hành ADB, VinFast trên lộ trình chuyển đổi giao thông xanh

Chương trình được tổ chức bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với sự phối hợp và tài trợ của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam. Chương trình tham quan thực tế, tìm hiểu và làm việc tại nhà máy VinFast được ADB, Đại sứ quán Australia tổ chức nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo các địa phương tiên phong chuyển đổi xanh có cơ hội nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy việc...

Giải ba Giọng hát hay Hà Nội 2024 Minh Phương từng trầm cảm vì theo ca hát

Giải thưởng là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp ca hát Tối 28/11, chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, với phần thi của 12 giọng ca xuất sắc. Trong đêm chung kết, Minh Phương (2003, Hưng Yên) gây chú ý bởi cô là thí sinh duy nhất của dòng nhạc dân gian lọt vào top 12 chung cuộc và giành giải ba cuộc thi. “Đây là niềm hạnh...

Tổng công ty Hàng hải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ

Sự hiện diện của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tại Ấn Độ không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ thương mạị, trong đó có hợp tác về hàng hải giữa hai nước. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIMC trình bày về năng lực vận tải biển và khai thác cảng tại Hội thảo. VIMC và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn...

Nâng tầm hợp tác Nghị viện Việt Nam-Nhật Bản

Tiếp nối sau chuyến thăm chính thức Singapore từ ngày 1 đến 3/12/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân từ ngày 4 đến 7/12/2024. Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm hiện thực hóa đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa nâng...

Nhà đầu tư rót tiền vào khách sạn hạng sang

Bằng cách bắt tay với nhiều thương hiệu khách sạn lớn trên thế giới, các chủ đầu tư đang tích cực khai phá thị trường nghỉ dưỡng cao cấp, hứa hẹn một cuộc đua tranh hấp dẫn trong 5 năm tới. Người góp vốn, người góp công Là nhân sự cấp cao của Tập đoàn Accor, ông Xavier Grange đã dần quen với những chuyến bay đi, bay về giữa Việt Nam và Pháp. Trao đổi với phóng viên Báo...

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát...

(MPI) – Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc...

ĐH Bách khoa Hà Nội lý giải

Ngày 1/12 vừa qua, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở cổng cho thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi riêng để lấy kết quả xét tuyển đại học năm 2025. Đây cũng là đơn vị đầu tiên mở cổng cho thí sinh đăng ký kỳ thi riêng năm tới. Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, lượng thí sinh đăng ký thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội tăng gấp 3, nhiều nơi hết...

Liên tiếp xảy ra tai nạn trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Ngày 2/12, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết, hôm nay, trên cao tốc này xảy ra liên tiếp hai vụ tai nạn giao thông (TNGT) khiến hai người bị thương. Vụ tai nạn đầu tiên xảy ra vào khoảng 5h30 tại Km23+500 hướng Hải Phòng – Hà Nội, thuộc địa phận xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Hai xe ô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất