Powered by Techcity

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị

TS. Chu Thu Hường, Viện Bảo tồn di tích, cho biết: Viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá đồ sộ thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích, đồng thời nỗ lực số hóa hệ thống tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thống kê đến tháng 12.2023, số lượng tài liệu hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích có khoảng trên 3.000 hồ sơ tài liệu về hàng nghìn di tích trong cả nước, dữ liệu điều tra về di tích theo vùng và địa phương được lưu trữ trên nền giấy, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh…

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360

Nguồn dữ liệu này góp phần quan trọng cung cấp cơ sở dữ liệu về di tích và bảo tồn di tích cho ngành văn hóa. Chẳng hạn, những bản vẽ tay các di tích tháp Chăm, đình, chùa, đền thực hiện từ những năm 1970 – 1980, trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng giá trị về di tích, bởi có những di tích trong số đó đã không còn nữa hoặc đã bị thay đổi rất nhiều. Mỗi năm Viện Bảo tồn di tích số hóa được hàng nghìn trang tài liệu bổ sung vào ngân hàng dữ liệu và đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa…

Là một trong những đơn vị tiên phong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa, sau hơn 25 năm, đến nay Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu hình ảnh động, tĩnh, báo cáo khoa học về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam: 5.688 băng từ video các loại; 980 album ảnh với 91.648 ảnh; báo cáo khoa học: 791 dự án. Viện đã số hóa được hơn 700 báo cáo khoa học, 1.154 băng phim khoa học và tư liệu và 40.000 ảnh, đang tạo lập cơ sở dữ liệu dự án văn hóa phi vật thể…

Ngày 2.12.2021, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của các bảo tàng, ban quản lý di tích trên toàn quốc nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.

Hiện nay một số Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Hải Phòng, Khánh Hòa, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… đã chủ động xây dựng Kế hoạch số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm thích ứng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số dự án tiêu biểu đã được thực hiện như số hóa các di sản văn hóa tại Hà Nội, Huế, và Hội An… tạo ra các kho dữ liệu trực tuyến giúp công chúng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu.

Liên kết, chia sẻ, tạo dữ liệu lớn về di sản văn hóa

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa đến tháng 12.2023, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, gần 65.900 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố… Đặc biệt, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và quý giá đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu số, có thể kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc sẽ là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

 

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Gần đây, các cơ quan quản lý văn hóa đã và đang nỗ lực số hóa các di sản văn hóa, từ di tích lịch sử, danh thắng, đến văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, hiện nay chưa có chủ trương và văn bản chỉ đạo cụ thể về xây dựng dữ liệu quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để xây dựng hệ thống mạng liên kết dữ liệu về di sản văn hóa trên toàn quốc; chưa có nghiên cứu tổng thể về cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cho hệ thống dữ liệu liên kết ngành trong tương lai.

Dữ liệu đã được số hóa hiện lưu trữ phân tán ở nhiều nơi mà chưa có sự liên kết, chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa được phổ biến trên không gian mạng cũng cần được xem xét…

TS. Chu Thu Hường cho rằng, với phổ ngành rộng lớn, ngành văn hóa đòi hỏi sự tích hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu chung và dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Vì thế, Viện Bảo tồn di tích nói riêng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý khác trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, bên cạnh nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của mỗi đơn vị thì sự chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu của các ngành khác nhau vô cùng quan trọng để các ban, ngành, bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu và quản lý.

Hiện nay, ngoài dữ liệu về di sản văn hóa do Cục Di sản văn hóa quản lý còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ, dữ liệu tại các địa phương. TS. Dương Viết Huy, Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý: về cơ bản, việc liên kết, chia sẻ dữ liệu cần có cơ chế từ cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa dạng dữ liệu lớn (big data). Để việc liên kết, chia sẻ này thành công và hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách, sự chuẩn hóa nền tảng công nghệ (về liên kết, chia sẻ), còn cần có sự đầu tư về nguồn lực với lộ trình hợp lý.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: số hóa di sản văn hóa và số hóa các dữ liệu, tư liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… Khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua hy vọng sẽ tạo nền tảng để đẩy mạnh lĩnh vực này.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/di-san-van-hoa-tu-truyen-thong-den-kho-tang-so-post395732.html

Cùng chủ đề

Hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt Việt

Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành vận tải, logistics Chiều 7/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Việt Nam SuperPort™ và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Sự kiện không...

Hải Phòng thưởng 550 triệu đồng cho thủ môn Nguyễn Đình Triệu

Chiều 7/1, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt, tặng thưởng cầu thủ Nguyễn Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đã gặp mặt, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố và tặng thưởng 550 triệu đồng cho Vận động viên Nguyễn Đình Triệu – Thủ môn Xuất sắc nhất Giải đấu ASEAN Cup 2024 Ngày 7/1, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen và...

Quốc hội sẽ họp bất thường xem xét lập một số bộ, cơ cấu thành viên Chính phủ khóa mới

Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15. Trình bày báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp này, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, đến ngày 3/1 ông đã nhận được văn bản của 7/17 cơ quan. Trong đó, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 8 nội dung (4 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồngĐây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với khoản lợi nhuận toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 4.940 tỷ đồng. Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – cảng có vốn góp của VIMC. Đây là thông tin được ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc...

Cùng tác giả

Hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt Việt

Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành vận tải, logistics Chiều 7/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Việt Nam SuperPort™ và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Sự kiện không...

Hải Phòng thưởng 550 triệu đồng cho thủ môn Nguyễn Đình Triệu

Chiều 7/1, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt, tặng thưởng cầu thủ Nguyễn Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đã gặp mặt, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố và tặng thưởng 550 triệu đồng cho Vận động viên Nguyễn Đình Triệu – Thủ môn Xuất sắc nhất Giải đấu ASEAN Cup 2024 Ngày 7/1, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen và...

Quốc hội sẽ họp bất thường xem xét lập một số bộ, cơ cấu thành viên Chính phủ khóa mới

Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15. Trình bày báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp này, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, đến ngày 3/1 ông đã nhận được văn bản của 7/17 cơ quan. Trong đó, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 8 nội dung (4 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồngĐây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với khoản lợi nhuận toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 4.940 tỷ đồng. Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – cảng có vốn góp của VIMC. Đây là thông tin được ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc...

Cùng chuyên mục

Hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt Việt

Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành vận tải, logistics Chiều 7/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Việt Nam SuperPort™ và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Sự kiện không...

Hải Phòng thưởng 550 triệu đồng cho thủ môn Nguyễn Đình Triệu

Chiều 7/1, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt, tặng thưởng cầu thủ Nguyễn Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đã gặp mặt, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố và tặng thưởng 550 triệu đồng cho Vận động viên Nguyễn Đình Triệu – Thủ môn Xuất sắc nhất Giải đấu ASEAN Cup 2024 Ngày 7/1, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen và...

Quốc hội sẽ họp bất thường xem xét lập một số bộ, cơ cấu thành viên Chính phủ khóa mới

Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15. Trình bày báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp này, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, đến ngày 3/1 ông đã nhận được văn bản của 7/17 cơ quan. Trong đó, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 8 nội dung (4 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng

Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồngĐây đã là năm thứ 4 liên tiếp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với khoản lợi nhuận toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 4.940 tỷ đồng. Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – cảng có vốn góp của VIMC. Đây là thông tin được ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc...

Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn, phát triển Hoàng thành Thăng Long

Vào hồi 10 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024

(MPI) – Tính đến hết năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 38,23 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, có 3.375 dự án đầu tư mới (tăng 1,8% so với năm 2023), tổng vốn đăng ký đạt hơn 19,7 tỷ USD (giảm 7,6% so với năm 2023); có 1.539 lượt dự...

Google tôn vinh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

Google Việt Nam vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – Ảnh chụp màn hình Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, từng được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000.  Ngày 16-9-2023, quần thể này cùng quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là Di sản thiên nhiên thế giới kép đầu...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất