Powered by Techcity

Chủ trang trại, nông dân “khát” vốn để tái thiết sản xuất (Bài 4)

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Sau siêu bão lịch sử, toàn bộ nhà kính trồng hoa, rau màu của gia đình anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) đã bị tàn phá tan hoang. Ảnh: TQ

Mong sớm có vốn để khôi phục sản xuất

Bão số 3 đã đi qua hơn chục ngày nhưng đến giờ vợ chồng anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ. “Chưa năm nào chúng tôi chứng kiến trận bão khủng khiếp như vậy. Chỉ sau một đêm, toàn bộ nhà kính, vườn rau, hoa của gia đình và bà con đã bị tàn phá tan hoang hết. Trong đó, nhà kính mới được xây dựng bằng các khung thép rất kiến cố cũng bị gió bão thổi bay, đổ sập hết cả”, anh Trường buồn rầu kể lại.

Từ khi bị thiên tai đến nay đã nhiều ngày, hai vợ chồng anh vẫn không ngủ được. Mỗi khi trời tối, ký ức kinh hoàng của cơn bão lại ùa về, vợ anh lại ôm mặt khóc khiến tâm trạng anh càng rối bời, lo lắng hơn.

“Sau bao nhiêu năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” sớm, tối mần mò thử nghiệm, làm ăn, tích góp mới được ít tiền đầu tư đưa công nghệ mới vào sản xuất tiêu tốn hàng tỷ đồng, đến giờ mọi thứ chỉ còn lại đống đổ nát, hoang tàn. Chúng tôi chưa biết khởi đầu làm lại như thế nào”, anh Trường bộc bạch.

Thê thảm hơn, khu trang trại trên Cao Bằng, nơi anh chị đặt nhiều kỳ vọng sẽ cứu cánh cho trang trại dưới Thủ đô nhưng sau bão, ảnh hưởng của hoàn lưu lại gây mưa lớn khiến toàn bộ trang trại ở đây bị ngập lụt, thiệt hại nặng.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Trang trại dưa lưới trị giá nhiều tỷ đồng của gia đình bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) bị tàn phá nặng nề sau bão số 3. Ảnh: TQ

Dù khu nhà lưới đã bị bão tàn phá tan hoang nhưng vợ chồng bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) vẫn chưa dọn dẹp. Hôm chúng tôi đến thăm vườn, vợ chồng bà vẫn đón tiếp dẫn đi quanh vườn nhưng trên khuôn mặt chủ nhà vẫn rất buồn, đau xót.

“Mọi thứ đều tan hoang hết, chúng tôi không biết bắt đầu từ đâu. Giờ muốn thu dọn trại để sản xuất lại cũng không còn tiền để làm nữa, chúng tôi đau xót như “đứt từng khúc ruột”, bà Dội ngậm ngùi chia sẻ.

Bà Dội cho biết, sau nhiều năm làm ăn tích góp được tiền, hai vợ chồng bà quyết đầu tư làm nhà kính để trồng dưa lưới công nghệ cao hướng đến làm du lịch sinh thái nhưng nay mọi thứ đành bỏ dở.

“Người nông dân chúng tôi làm nông nghiệp khổ quá, muốn làm lớn nhưng khi thất bại thì “trắng tay”, bà Dội bộc bạch.

Bà Dội cho biết thêm, sau thiên tai, gia đình bà cũng nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp kêu gọi giải cứu giúp nhiều tấn dưa lưới non. Tuy nhiên, để khôi phục lại sản xuất, gia đình bà rất mong được nhà nước và các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi.

“Sau bão mọi người đều thiệt hại rất nặng, nếu nhà nước và các ngân hàng không có chính sách, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi kịp thời, nông dân chúng tôi sẽ không thể phục hồi được sản xuất”, bà Dội nói và cho rằng: Thiên tai không ai mong muốn, người dân cũng không sợ khổ cực, thất bại nhưng điều quan trọng nhất là mọi người mong được hỗ trợ, tiếp sức kịp thời để vượt qua khó khăn.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Một con đường nông thôn mới ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) ngổn ngang đất đá sau trận lũ quét. Ảnh: TQ

Xã nông thôn mới ngổn ngang, tan hoang sau thiên tai

Những ngày sau bão số 3, theo đoàn công tác của Bộ NNPTNT đi kiểm tra thiệt hại tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang), chứng kiến nhiều nhà cửa, hoa màu, tài sản của bà con ở đây bị lũ quét tàn phá nặng nề khiến mọi người rất đau xót.

Từng là “điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới của Quang Bình nhưng sau trận lũ quét lịch sử, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đường giao thông… tại xã Yên Thành đã bị tàn phá nặng nề. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết, xã về đích nông thôn mới từ năm 2021 nhưng sau thiên tai, nhiều tiêu chí như đường giao thông, điện, nhà, thu nhập… có nguy cơ lại bị tuột mất. Thê thảm nhất là tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương lại tăng lên.

Dẫn đoàn công tác của Bộ NNPTNT vào khu vực vừa xảy ra lũ quét, sạt lở đất của thôn mình, ông Phàn Văn Canh, Trưởng thôn Đồng Tâm cho biết, khi có thông tin bão số 3 đổ bộ vào, địa phương đã thông báo để bà con đề phòng lũ quét sạt lở đất. Nhưng đến đêm ngày 8 đến 9/9, mưa lớn kéo đến và hoành hành liên tục nhiều giờ, khi trên núi cao xuất hiện tiếng nổ lớn, nhiều người dân trong thôn bỏ chạy tán loạn.

“Khi đó ai cũng khiếp sợ, bỏ của chạy lấy người. Hôm sau trời tạnh, mọi người quay lại thấy mọi thứ đều đã bị san phẳng”, ông Canh nói và cho biết, tính đến nay, toàn thôn có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, 7 hộ bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản…

“Từ khi gặp thiên tai đến nay, được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền và cộng đồng, nhiều người dân bị mất nhà cửa đã được di dời đến nơi ở tạm an toàn, bà con được hỗ trợ nhu yếu phẩm đầy đủ”, ông Canh thông tin thêm.

Theo ông Canh, hiện tại người dân vẫn được hỗ trợ đầy đủ mọi thứ nhưng điều bà con mong muốn lúc này là xây lại nhà mới tại khu vực an toàn để ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

“Sau trận lũ quét, sạt lở đất lịch sử, đến giờ bà con trong thôn đều khiếp sợ không dám quay trở lại nơi cũ sinh sống nên chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm tìm khu vực mới và xây dựng nhà mới và hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để bà con yên tâm khôi phục lại cuộc sống ổn định lâu dài”, Trưởng thôn Đồng Tâm kiến nghị.

Tại Yên Bái, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái cũng đang rất lo lắng khi nói về thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm… sau thiên tai. “Mọi thứ đều ngổn ngang, tan hoang, đổ nát hết sau bão lũ. Do thiệt hại quá lớn nên tỉnh đang lên phương án hoãn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu để dồn nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả và củng cố lại, xây dựng lại các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện”, ông Phước bộc bạch.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Bà Phàn Thị Nguyên ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành chưa hết bàng hoàng sau trận lũ quét, sạt lở đất vừa xảy ra tại địa phương. Ảnh: TQ

Cần điều chỉnh mức hỗ trợ sau thiên tai hợp lý hơn

Trong các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo các tỉnh gửi tới đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho hay: Tính đến nay, toàn huyện có 300 hộ dân bị ảnh hưởng nặng sau mưa lũ, trong đó có 53 hộ dân bị mất nhà cửa; trên 974ha lúa, gần 500ha ngô cùng 1.500 con lợn, 9.000 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi… Huyện ước tính sơ bộ bị thiệt hại lên đến khoảng gần 100 tỷ đồng.

Ông Dũng cho biết thêm, trước, trong và sau mưa lũ, các cấp chính quyền địa phương đã và đang vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, di dời người dân vừa phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đến nay, hệ thống điện, thông tin liên lạc đã thông suốt, tuy nhiên, toàn xã còn 140 hộ dân nằm trong diện có nguy cơ sạt lở cần di dời khẩn cấp, nhiều hộ dân gặp khó khăn…

“Chúng tôi rất mong Chính phủ và Bộ NNPTNT cùng các bộ ngành liên quan sớm hỗ trợ phương án quy hoạch để di dời các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, địa phương rất mong được hỗ trợ lương thực thực phẩm cho bà con trên địa bàn ít nhất khoảng 4 tháng và hỗ trợ cây, con giống để bà con làm vụ đông sớm để có sản phẩm tại chỗ nuôi sống gia đình, ổn định lại cuộc sống, sinh hoạt sau thiên tai”, ông Dũng đề nghị.

Phản ánh với các thành viên của đoàn công tác Bộ NNPTNT, lãnh đạo các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… cho biết, sau thiên tai chúng ta mới thấy nhiều chính sách hỗ trợ dành cho bà con còn rất thấp, một số chính sách không còn phù hợp với thực tiễn cần phải chỉnh sửa, bổ sung ngay.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Theo lãnh đạo một số tỉnh miền núi Phía Bắc, hiện nay mức hỗ trợ rủi ro sau thiên tai theo Nghị định 02 của Chính phủ rất thấp không phù hợp với thực tế nên rất cần điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Ảnh: TQ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước nêu thực tế, hiện nay, định mức hỗ trợ theo Nghị định 02 (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh) rất thấp và không còn phù hợp với thực tế.

Đơn cử như hỗ trợ 2 triệu đồng/ha lúa thuần, trong khi người dân bị thiệt hại lên đến 30-40 triệu đồng và thủ tục hành chính lại quá rườm rà. 

“Chúng tôi rất mong, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan sửa lại nghị định trên cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo động lực cho người dân yên tâm khôi phục lại sản xuất sau thiên tai. Trước mắt, trong khi chờ sửa nghị định, chúng tôi rất mong Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương huy động, sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ người dân vừa bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất hiệu quả”, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị.

Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-guong-day-the-nao-sau-bao-yagi-trang-trai-khat-von-de-tai-thiet-san-xuat-bai-4-20240921160353728.htm

Cùng chủ đề

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồngChiều 18/12, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chỉnh trang và mở không gian phát triển mới. Thông tin về dự án, ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban quản lý...

Hải Phòng công bố kế hoạch hợp nhất 10 sở và nhiều ban, ngành

Theo đó, TP Hải Phòng sẽ sáp nhập và tinh gọn nhiều sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị.  Cụ thể, sáp nhập Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy, kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Y tế và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan...

Đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hoá ô tô Vinfast sẽ đạt 84%

Hiện các loại ô tô điện VinFast đang đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 60%, và lộ trình sẽ nâng lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh – lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Bối cảnh ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam và vai trò của VinFast Tại tọa...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Vinhomes Royal Island được xướng tên ở giải thưởng “Dự án đáng sống 2024”

Việc được xướng tên ở 2 hạng mục giải thưởng trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, đã giúp Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Tiện ích tiên phong định hình phong cách sống thời thượng Hai chứng nhận trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức,...

Cùng tác giả

Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại TP.HCM năm 2024 thu hút khoảng 20.000 học sinh, phụ huynh tham gia – Ảnh: P. Q Bắt đầu từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam sẽ được tổ chức theo nội dung phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thời gian thi sẽ được rút ngắn chỉ trong 3 buổi. Thí sinh sẽ thi hai môn bắt buộc là toán và...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Cả nhà rủ nhau đi ký họa: Gác bận rộn, ‘vẽ’ niềm vui

Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân Sáo vẽ tranh ở cố đô Huế – Ảnh: NVCC “Đó là một ngày đẹp trời của năm 2017, nhóm vẽ ngồi trước cửa hàng hoa nhà tôi, vẽ góc phố Hàng Vải cổ kính. Tôi thấy con phố quen bỗng đẹp lạ kỳ và càng tò mò hơn về nhóm vẽ đường phố nên muốn con gái tham gia”, chị Nguyễn Thị Xuân Sáo, phố Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà...

Cùng chuyên mục

Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới

Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại TP.HCM năm 2024 thu hút khoảng 20.000 học sinh, phụ huynh tham gia – Ảnh: P. Q Bắt đầu từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam sẽ được tổ chức theo nội dung phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thời gian thi sẽ được rút ngắn chỉ trong 3 buổi. Thí sinh sẽ thi hai môn bắt buộc là toán và...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Cả nhà rủ nhau đi ký họa: Gác bận rộn, ‘vẽ’ niềm vui

Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân Sáo vẽ tranh ở cố đô Huế – Ảnh: NVCC “Đó là một ngày đẹp trời của năm 2017, nhóm vẽ ngồi trước cửa hàng hoa nhà tôi, vẽ góc phố Hàng Vải cổ kính. Tôi thấy con phố quen bỗng đẹp lạ kỳ và càng tò mò hơn về nhóm vẽ đường phố nên muốn con gái tham gia”, chị Nguyễn Thị Xuân Sáo, phố Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 3 lần chi viện quê hương

Mỗi lần chỉ huy tàu không số chở vũ khí chi viện chiến trường miền Nam, đi qua vùng biển miền Trung, lòng vị thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh (quê Phú Yên) lại trĩu nặng. Nhiều lần ông chỉ về đất liền rồi nói với đồng đội, đôi khi tự nói với chính mình: “Phía mặt trời lặn, nơi đó là quê hương tôi”. Ông ước ao được một lần nhận lệnh chở vũ khí về chi viện cho...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Người dân tự hào khi được trải nghiệm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại do Việt Nam sản xuất

TPO – Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam sản xuất được nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 21/12, hàng chục nghìn người dân từ các tỉnh phía Bắc đổ về...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

Sáng ngày 21/12/2024, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngNội vụ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo Hội nghị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất