Powered by Techcity

Xây sân bay ở Măng Đen: Chuyên gia khuyến cáo, tỉnh vẫn nói cần thiết

Có nên xây sân bay tại Măng Đen? - Ảnh 1.

Vị trí đề xuất xây sân bay Măng Đen (ảnh nhỏ) và thị trấn Măng Đen tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) – Ảnh: TẤN LỰC

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng xem xét bổ sung sân bay Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Đã nghiên cứu, thẩm định nhiều khâu”

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum, việc quy hoạch sân bay đã lấy ý kiến và được sự đồng thuận của tám bộ ngành và ba địa phương lân cận. Các yếu tố về kỹ thuật hàng không, khí tượng thủy văn… đều đã được nghiên cứu tính toán đảm bảo. Dự án đã được thẩm định qua nhiều khâu, nhiều cơ quan chuyên môn.

Ông Phan Mười, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum, khẳng định việc xây dựng sân bay hài hòa với việc phát triển đô thị Kon Plông kết hợp với nhu cầu hàng không, giúp tăng trưởng hàng không, du lịch, hình thành các khu đô thị mới.

“Doanh nghiệp nắm được thị hiếu, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước để lên phương án đầu tư hiệu quả. Trong đó tiềm năng của Kon Tum là vùng Kon Plông còn nhiều rừng nguyên sinh. Nhà đầu tư đã có phân tích, đánh giá đầu tư song song với giữ rừng, phát triển du lịch dưới tán rừng”, ông Mười chia sẻ.

UBND tỉnh Kon Tum cho biết Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Măng Đen với mục tiêu phát triển thành khu du lịch quốc gia. Lượng khách du lịch tới Măng Đen dự báo đạt khoảng 2 triệu lượt vào năm 2030 và đạt 5 triệu lượt đến năm 2045.

Một lãnh đạo của Hội Du lịch Măng Đen cũng cho rằng rất mong chờ và ủng hộ sớm triển khai dự án này để thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương. Theo hội này, thời gian qua du khách Hà Nội và TP.HCM muốn đến Măng Đen phải bay qua Pleiku và đi ô tô khoảng 100km.

“Dù cự ly không quá dài nhưng do đường đèo dốc quanh co, chênh lệch độ cao lớn nên rất nhiều du khách mệt mỏi, kiệt sức khi tới điểm đến. Nếu có sân bay ngay Măng Đen sẽ tăng sức hấp dẫn với du khách, đồng thời tăng sức hút các dòng vốn vào đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ tại Măng Đen”, vị này nói.

Vẫn còn nhiều tranh cãi

Tuy nhiên nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng việc đầu tư sân bay tại Măng Đen sẽ ảnh hưởng môi trường, cảnh quan khu vực. Theo một số chuyên gia, cần giữ nguyên trạng rừng Măng Đen để phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường.

“Măng Đen là thị trấn nhỏ, quy mô dân số không cao, việc đầu tư sân bay có thể dẫn tới lãng phí, kém hiệu quả”, một chuyên gia khuyến cáo.

Nhiều bạn đọc của Tuổi Trẻ cũng cho rằng thay vì đầu tư thêm sân bay, có thể dùng nguồn lực này đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 14 và quốc lộ 24 từ TP Pleiku đến Măng Đen theo tiêu chuẩn đường cao tốc để khai thác hiệu quả sân bay Pleiku. Trên thực tế, cự li di chuyển từ TP Pleiku tới Măng Đen chỉ là 100km với thời gian hai giờ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ngọc Tuấn – chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum – cho hay việc đánh giá hiệu quả dự án sân bay Măng Đen phải xem xét trong tổng thể khu du lịch quốc gia Măng Đen. Trong đó sân bay là động lực phát triển cho khu du lịch quốc gia và sự phát triển của khu du lịch sẽ thu hút du khách đến Măng Đen.

“Nếu tách riêng sân bay khỏi quần thể khu du lịch để xem xét đầu tư sẽ không hiệu quả và Nhà nước cũng không đầu tư” – ông Tuấn nói và khẳng định cơ quan chuyên môn và tư vấn đã khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng khi chọn địa điểm để không ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường và diện tích rừng tự nhiên tại Măng Đen.

Dự án này dự kiến được đầu tư theo phương án đối tác công – tư, trong đó ngân sách tỉnh chỉ chi một phần rất nhỏ để giải phóng mặt bằng. Cũng theo ông Tuấn, địa phương và nhà đầu tư cũng đã nghiên cứu phương án tận dụng sân bay Pleiku nhưng không khả thi. Nhà đầu tư định hướng phát triển du lịch chất lượng cao, đón dòng khách nghỉ dưỡng cao cấp.

“Do đó việc di chuyển cự ly 100km trên đường đèo dốc sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm du khách, giảm sức hấp dẫn của điểm đến”, ông Tuấn khẳng định.

Quy hoạch sân bay trên đất rừng sản xuất

Theo đề án nghiên cứu vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng, sân bay dự kiến được đặt tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nằm hoàn toàn trên khu vực đồi núi với diện tích khoảng 350ha.

Việc đầu tư sân bay Măng Đen cần khoảng 4.900 tỉ đồng, chủ yếu huy động từ nhà đầu tư qua phương thức đối tác công – tư.

Theo tìm hiểu, khu vực được quy hoạch sân bay này đang là vùng rừng trồng sản xuất và không có khu dân cư, do Công ty lâm nghiệp Kon Plông đang quản lý.

Sân bay Pleiku cách Măng Đen chỉ 100km

Sân bay Pleiku cách Măng Đen 100km, công suất thiết kế khoảng 600.000 lượt hành khách/năm, chủ yếu khai thác hai đường bay kết nối Hà Nội và TP.HCM với tần suất 6 chuyến đi và 6 chuyến đến/ngày.

Theo đại diện sân bay này, ngoại trừ một số thời điểm kinh tế sôi động, lượng khách phục vụ đạt trên 1 triệu lượt khách/năm, lượng khách qua lại sân bay này chỉ quanh mức trên 600.000 khách/năm. Trước đây các hãng hàng không từng cố gắng mở thêm đường bay Pleiku – Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng… nhưng chỉ được một thời gian rồi dừng lại vì lượng khách đi lại không nhiều.

Nguồn: https://tuoitre.vn/xay-san-bay-o-mang-den-chuyen-gia-khuyen-cao-tinh-van-noi-can-thiet-20241203234457882.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hoá ô tô Vinfast sẽ đạt 84%

Hiện các loại ô tô điện VinFast đang đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 60%, và lộ trình sẽ nâng lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh – lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Bối cảnh ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam và vai trò của VinFast Tại tọa...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam

Trong các đơn vị tàu ngầm hiện nay, nổi bật nhất là Lữ đoàn tàu ngầm 189. Đây là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch, được trang bị các tàu ngầm Kilo 636, hải đội bảo đảm cùng hệ thống cơ sở bờ hiện đại. Lữ đoàn tàu ngầm 189 có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị trong và ngoài Quân chủng Hải quân triển khai bí mật tàu ngầm, tìm kiếm, phát...

Sun Life tổ chức mùa hai

Sun Life Việt Nam đồng hành Saigon Heat thực hiện loạt chương trình Ngày hội bóng rổ High Hoops và hỗ trợ giảng dạy dành cho trẻ em từ độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi lần lượt tại...

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Ứng phó sự cố hóa chất – nhiệm vụ cấp thiết Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là hoạt động mô phỏng sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các doanh nghiệp như: Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, cháy nổ do hóa chất, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho con người, tài sản và môi trường… Thống kê cho thấy, lượng hóa chất sử dụng của Việt...

Cùng chuyên mục

Đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hoá ô tô Vinfast sẽ đạt 84%

Hiện các loại ô tô điện VinFast đang đạt tỉ lệ nội địa hóa hơn 60%, và lộ trình sẽ nâng lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như: ghế xe, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh – lái, các linh kiện nội thất và ngoại thất, kính gương… Bối cảnh ngành công nghiêp hỗ trợ tại Việt Nam và vai trò của VinFast Tại tọa...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Binh chủng tàu ngầm của Hải quân Việt Nam

Trong các đơn vị tàu ngầm hiện nay, nổi bật nhất là Lữ đoàn tàu ngầm 189. Đây là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch, được trang bị các tàu ngầm Kilo 636, hải đội bảo đảm cùng hệ thống cơ sở bờ hiện đại. Lữ đoàn tàu ngầm 189 có nhiệm vụ độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị trong và ngoài Quân chủng Hải quân triển khai bí mật tàu ngầm, tìm kiếm, phát...

Sun Life tổ chức mùa hai

Sun Life Việt Nam đồng hành Saigon Heat thực hiện loạt chương trình Ngày hội bóng rổ High Hoops và hỗ trợ giảng dạy dành cho trẻ em từ độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi lần lượt tại...

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Ứng phó sự cố hóa chất – nhiệm vụ cấp thiết Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là hoạt động mô phỏng sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các doanh nghiệp như: Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, cháy nổ do hóa chất, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho con người, tài sản và môi trường… Thống kê cho thấy, lượng hóa chất sử dụng của Việt...

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và 19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và 19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024Đây là đánh giá của Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) và 19 Tập đoàn, Tổng công ty chiều ngày 6/12. Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Phó chủ tịch...

Vinhomes Royal Island được xướng tên ở giải thưởng “Dự án đáng sống 2024”

Việc được xướng tên ở 2 hạng mục giải thưởng trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, đã giúp Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Tiện ích tiên phong định hình phong cách sống thời thượng Hai chứng nhận trong chương trình “Dự án đáng sống năm 2024”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức,...

Trao thỏa thuận cấp chính phủ hợp tác với Trung Quốc xây 3 tuyến đường sắt

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn và ông Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 10-12 – Ảnh: Bộ Ngoại giao Việc trao thỏa thuận giữa chính phủ hai nước diễn ra trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại nhà khách Điếu Ngư Đài (Trung Quốc). Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại trung ương, Bộ...

Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hàn Chính. Ngày 10/12/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân...

Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam

Ngày 10-12-2024, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam –...

Tin nổi bật

Tin mới nhất