Powered by Techcity

Hiện thực hóa đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Đã đến lúc phải thay đổi

Sự “lép vế” của đường sắt hiện hữu so với các phương thức vận tải khác đòi hỏi cần có cuộc cách mạng để hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia

Mạng lưới đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh, thành phố trên cả nước, gồm 7 tuyến chính: Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long và một số tuyến nhánh với tổng chiều dài 3.143 km, 297 ga. Với gần 150 năm tồn tại, mạng lưới đường sắt quốc gia đã đến lúc phải thay đổi.

Mất dần vai trò “xương sống”

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đường sắt là loại hình vận tải có ưu điểm vượt trội về năng lực và tốc độ vận chuyển trên cự ly trung bình và dài, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường kết nối giữa các vùng miền. Tuy nhiên, do xây dựng từ lâu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ nên kết cấu hạ tầng đường sắt chắp vá, chưa đồng bộ; tốc độ chạy tàu hạn chế, năng lực thông qua thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, chưa kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải, yêu cầu phát triển tại các đô thị lớn, Chính phủ đã quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM. Trong đó, tại Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413 km và 3 tuyến monorail (tàu một ray) với tổng chiều dài khoảng 44 km. Tại TP HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với tổng chiều dài khoảng 173 km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị đều rất chậm so với dự kiến. Hiện nay, tại Hà Nội chỉ mới đưa vào vận hành, khai thác tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông (13 km) và đoạn trên cao tuyến 3.1 Nhổn – ga Hà Nội (8,5 km).

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết với đường sắt quốc gia, những năm 1980, khối lượng vận chuyển của đường sắt so với toàn ngành GTVT chiếm tới 29,2% thị phần vận tải khách và chiếm 7,5% thị phần vận tải hàng hóa. Khi ấy, tàu hỏa vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của hành khách và là “xương sống” trong vận tải trục Bắc – Nam cả về hành khách và hàng hóa. Thế nhưng, những năm gần đây, với sự phát triển mạnh của vận tải đường bộ, hàng không, hàng hải, thị phần vận tải đường sắt sụt giảm mạnh. Năm 2011, vận tải hành khách bằng đường sắt đạt hơn 11,9 triệu nhưng đến năm 2016 chỉ còn 9,8 triệu, con số này năm 2019 là hơn 8 triệu. Sau khi trải qua đại dịch COVID-19 đầy khó khăn, vận tải đường sắt bắt đầu phục hồi, song năm 2022 cũng chỉ được hơn 4,4 triệu khách – chỉ chiếm 1,02% thị phần luân chuyển hành khách. Thị phần luân chuyển hàng hóa còn nhỏ hơn – khoảng 0,94%.

Theo ông Mạnh, chiều dài toàn mạng lưới đường sắt hơn 3.000 km nhưng 85% là khổ đường hẹp (1.000 mm), đường đơn với quá nhiều giao cắt đồng mức, hơn 4.800 vị trí giao cắt với đường bộ (trong đó lối đi tự mở hơn 3.300 vị trí) khiến năng lực thông qua hạn chế. Công nghệ chạy tàu diesel hiện nay cũng là công nghệ cũ; ray nhiều chủng loại, có mối nối nên chạy tàu không êm thuận. Tàu khách mác cao nhất tốc độ lữ hành bình quân chỉ xấp xỉ 50 km/giờ, khu đoạn có thể chạy cao nhất cũng chỉ 100 km/giờ.

Bên cạnh đó, đường sắt hiện cũng thiếu tính kết nối. Khu ga hành khách thiếu kết nối với phương tiện vận tải khác. Khu ga hàng hóa thì thiếu kho, bãi, thiếu kết nối đường sắt vào cảng biển, sân bay, khu công nghiệp… dẫn đến phải trung chuyển để gom hàng về đường sắt. Điều này khiến giá cước vận chuyển đường sắt từ ga đến ga dù rẻ nhưng cộng chi phí trung chuyển, bốc xếp hai đầu nên giá thành vận chuyển còn cao.

Thời gian qua, ngành đường sắt đã chủ động đổi mới mạnh mẽ dịch vụ, khai thác các đoàn tàu khách chất lượng cao, đưa cửa khẩu đường sắt vào sâu nội địa nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng… Tuy nhiên, với hạ tầng hiện hữu, đường sắt vẫn không thể cạnh tranh được với các phương thức khác.

Đồ họa: LAN CHI

Đồ họa: LAN CHI

Cần thiết đầu tư sớm đường sắt tốc độ cao

TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đã được trình Quốc hội từ năm 2010, đến giờ chúng ta mới trình lại là chậm.

Theo ông Kiên, không thể để chậm hơn nữa, việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam khổ 1.435 mm đường đôi là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong khi đó, theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), hành lang kinh tế Bắc – Nam là hành lang quan trọng nhất của cả nước, kết nối hơn 20 tỉnh, thành, tập trung khoảng 49% dân số, 40% khu công nghiệp, 55% cảng biển lớn, 3/6 vùng kinh tế và đóng góp trên 50% GDP cả nước. Trên hành lang này có đầy đủ cả 5 phương thức vận tải. Những năm qua, trên hành lang kinh tế này, vận tải hàng hóa của đường bộ chiếm thị phần trên 70%, hàng hải và ven biển đảm nhận gần 28%. Còn về vận chuyển hành khách, đường bộ chiếm trên 90%, hàng không chiếm 7%. Đối với đường sắt, thị phần vận tải hàng hóa, hành khách chỉ chiếm khoảng 0,5%-1,3%. “Việc mất cân đối về thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam dẫn đến nhiều hệ lụy với phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể, chi phí logistics của nước ta đang ở mức cao, chiếm khoảng 16,8% GDP – cao hơn khoảng 1,6 lần so với mức trung bình thế giới” – ông Sơn dẫn chứng. Do vậy, theo ông Sơn, cấp thiết phải triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên hành lang kinh tế này.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, cho rằng để vận tải đường sắt lấy lại thị phần và đáp ứng được mục tiêu đến năm 2050 phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Việt Nam tại COP26, việc chuyển đổi, điện khí hóa hạ tầng, phương tiện sử dụng năng lượng xanh… là cần thiết. “Phải sớm đầu tư các tuyến đường sắt mới hiện đại, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28-2-2023 về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như nâng cấp đường sắt hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp” – ông Cảnh nói.

TS Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, nhận xét đường sắt tốc độ cao sẽ có tính cạnh tranh với hàng không giá rẻ, vận tải ô tô ở cự ly 500 – 1.500 km do những lợi thế như an toàn, giá vé hợp lý (chỉ bằng khoảng 70% giá vé máy bay), thời gian được tối ưu. “So sánh với máy bay chặng Hà Nội – TP HCM, thời gian di chuyển của tàu bay chỉ 2 giờ nhưng tổng thời gian hành khách phải bỏ ra cho một chuyến bay khoảng 4 – 5 giờ. Với đường sắt tốc độ cao, chỉ tính tốc độ 320 km/giờ như một số quốc gia trên thế giới thì thời gian cho một hành trình dài hơn 1.500 km chỉ mất khoảng 5 giờ, tính cả thời gian dừng chờ tại các ga” – ông Chung dẫn chứng. 

Nhiều địa phương mong ngóng

Ngày 1-8-2024, tại TP Đà Nẵng, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng), lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đề xuất sớm đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao để thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế – xã hội các địa phương.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng chúng ta đã và đang xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Muốn phát triển du lịch, phát triển nhanh hơn nữa thì phải có đường sắt tốc độ cao và phân kỳ ra các đoạn, tuyến để đầu tư. Còn theo ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đột phá về hạ tầng thì phải đột phá về giao thông, do đó cần cố gắng để có đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An – đề xuất: “Nếu giai đoạn 2021 – 2025, chúng ta đã tạo ra sự đột phá về mạng lưới đường bộ cao tốc thì giai đoạn 2026 – 2030 cần tập trung để tạo đột phá trong đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các tuyến đường sắt đô thị”.

N.Thế

 

Kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đường sắt cao tốc được xem là yếu tố không thể thiếu trong việc tăng cường kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đầu tư và du lịch ở một số nước trên thế giới.

Tại Trung Quốc, đường sắt cao tốc đã thúc đẩy phát triển khu vực và rút ngắn thời gian di chuyển, giúp tăng năng suất bằng cách nâng cao hiệu quả đi lại và kết nối. Hệ thống giao thông này cũng thúc đẩy ngành du lịch, giúp dễ tiếp cận các địa điểm xa xôi. Hơn nữa, kết nối được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa các trung tâm đô thị, dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở các khu vực trước đây chưa phát triển.

Việc mở rộng đường sắt cao tốc không chỉ góp phần phát triển các khu đô thị mới mà còn giúp đặt các nhà ga ở những khu vực chưa phát triển. Sáng kiến này thúc đẩy tăng trưởng đô thị thông qua kế hoạch phát triển tích hợp được gọi là “thị trấn mới của đường sắt cao tốc”, nhằm mục đích tạo ra doanh thu đáng kể từ việc bán bất động sản. Trung Quốc xem đường sắt cao tốc đóng vai trò “xương sống” giao thông quan trọng trong chiến lược đô thị hóa của quốc gia này.

Trong khi đó, đối với Nhật Bản, đường sắt cao tốc không phải là “điều kiện đủ” mà là “điều kiện cần” cho sự phát triển của khu vực. Tàu cao tốc Shinkansen có lịch sử 50 năm và Nhật Bản từ lâu đã cố gắng tận dụng Shinkansen cho sự phát triển của khu vực.

Bằng cách kết nối các trung tâm đô thị lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya, Shinkansen đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân, hàng hóa và dịch vụ, góp phần vào sự hình thành các cụm công nghiệp và trung tâm kinh tế mới. Ngoài ra, Shinkansen còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon và giảm ùn tắc giao thông. Hệ thống đường sắt cao tốc này đã trở thành một biểu tượng của công nghệ và hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch đến Nhật Bản.

X.Mai

Nld.com.vn

Nguồn:https://nld.com.vn/hien-thuc-hoa-duong-sat-cao-toc-bac-nam-196240930211517828.htm

Cùng chủ đề

‘Quyết tâm triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong khoảng năm 2026-2027’

Chiều 25.6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC). Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) Tại cuộc gặp, Thủ tướng cho biết...

Cùng tác giả

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và...

Khai mạc Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021

Khai mạc Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (Haiphong.gov.vn) - Chiều 04/10, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, HĐND thành phố tổ chức Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một...

Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực nước Bỉ tại thành phố Hải Phòng dự kiến khai mạc vào 17h00 ngày 25/10/2024

Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực nước Bỉ tại thành phố Hải Phòng dự kiến khai mạc vào 17h00 ngày 25/10/2024 04/10/2024 09:42 ...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia Luận 04/10/2024 10:03 ...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Cùng chuyên mục

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và...

Khai mạc Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021

Khai mạc Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (Haiphong.gov.vn) - Chiều 04/10, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, HĐND thành phố tổ chức Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một...

Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực nước Bỉ tại thành phố Hải Phòng dự kiến khai mạc vào 17h00 ngày 25/10/2024

Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực nước Bỉ tại thành phố Hải Phòng dự kiến khai mạc vào 17h00 ngày 25/10/2024 04/10/2024 09:42 ...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia Luận 04/10/2024 10:03 ...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp Bộ trưởng giả định Trần Bình Minh và bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nắm tay Lê Gia Vinh chụp ảnh lưu niệm. Thúc đẩy những thay đổi tích cực cho trẻ em Chủ...

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.  Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Ngôi đầu V-League sắp đổi chủ?

Đội bóng do HLV Lê Quang Trãi dẫn dắt bị thổi phạt đền bởi sai lầm phòng ngự, cùng pha phạm lỗi sau đó không thể qua mắt VAR và trọng tài chính Trần Ngọc Ánh. Thủ môn trẻ Trần Trung Kiên tỏa sáng khi đẩy được cú đặt lòng trên chấm phạt đền của Yuri Mamute, giúp HAGL giữ sạch lưới. HAGL bất ngờ mở tỷ số nhờ cú đá bồi của Jairo Rodrigues. Tưởng như HAGL sẽ...

Giao ban, cung cấp thông tin báo chí tháng 10

(Haiphong.gov.vn) - Chiều 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024.Trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Văn Hiểu Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nêu những định hướng tuyên truyền 3 tháng cuối năm 2024, tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất