Powered by Techcity

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ – Yagi. Xuất phát từ Biển Đông, cơn siêu bão hướng thẳng vào Vịnh Bắc Bộ với sức gió giật cấp 13-14.

Không lâu sau, Quảng Ninh và Hải Phòng trở thành những điểm đầu tiên phải hứng chịu cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Những giờ phút đầu tiên tại Quảng Ninh

Lúc 10h ngày 7/9, cửa biển Quảng Ninh mù mịt không thấy chân trời, sóng biển chồm cao, táp vào những khuôn mặt ngư dân vẫn còn nán lại ở chợ bến cá Hạ Long.

Trên tuyến đường bao biển, lác đác chỉ còn một vài bóng xe máy hối hả phóng về nơi trú ẩn. Dưới cảng, ông Thành và vợ âu lo nhìn chiếc thuyền cá – cơ nghiệp của cả gia đình – đang bị gió lớn xô nghiêng.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 1
Vợ chồng ông Thành cố gắng cứu thuyền đánh cá của gia đình nhưng bất thành, sau đó con thuyền bị sóng đánh chìm (Ảnh: Hữu Khoa).

Chỉ ít phút sau, họ nhận ra lời khuyến cáo “không ở lại trên thuyền” của cơ quan chức năng là có cơ sở. Bão Yagi cập bờ với sức gió khủng khiếp. Gió rít từng cơn, giật mạnh như sắp cuốn bay người. Con thuyền của 2 vợ chồng bị đắm ngay tại mép cảng, là 1 trong số 25 thuyền bị đắm do bão tại Quảng Ninh, theo thống kê của nhà chức trách.

Trong bão Yagi, được đứng trên bờ để nhìn con thuyền của mình đắm dần đôi khi còn là may mắn. Tại Móng Cái, thuyền cá bị đứt neo trôi ra xa, trên thuyền vẫn còn một ngư dân không kịp nhảy lên bờ. 

Bên trong thành phố Hạ Long, những mái nhà tôn không chịu nổi sức gió bay vèo vèo, kêu chát chúa trên mặt đường nhựa. Sau tôn, đến lượt các cửa kính cao ốc bị gió cuốn bay từng mảng. Gió lùa qua khe cửa sổ tạo ra những tiếng rít ghê người.

Tác nghiệp trong thành phố, phóng viên Dân trí chứng kiến 2 chiếc taxi đỗ tại một khách sạn trên đồi bị gió bão cuốn bay xuống vực. Một khách lưu trú tại khách sạn cũng suýt bị thổi bay, may mắn được nhân viên lễ tân giữ lại.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 2
Cảnh tan hoang sau khi bão đi qua trên nhiều tuyến phố ở TP Hạ Long (Ảnh: Nam Anh).

Tỉnh Quảng Ninh, với khoảng 2 thập kỷ “lột xác” về cơ sở hạ tầng, vừa trải qua phép thử chưa từng có về độ bền của những công trình mang tính biểu tượng.

Trong vòng vài giờ, các ô kính đen ánh than của Bảo tàng Quảng Ninh bị gió bão giật vỡ. Phía bên kia quảng trường, “Cung cá heo” – khối kiến trúc độc đáo nhất thành phố – cũng bị gió xé toạc lớp mái nhôm.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 3
“Cung cá heo” Hạ Long bị gió bão xé toạc phần mái (Ảnh: Hữu Khoa).

Cả một vịnh biển với những khối đá vôi dựng lên như thành vách là không đủ để che chắn cho Hạ Long trước sức gió khủng khiếp của bão Yagi. Nhiều cột điện trong thành phố đổ ngã. Nhà dân tốc mái hàng loạt. Các thân cây đổ rạp chắn ngang đường, khiến giao thông đình trệ.

Điện bị cắt và sóng điện thoại chập chờn. Quảng Ninh oằn mình trong bão suốt từ trưa đến đêm 7/9.

Hải Phòng chao đảo

Trong lúc cơn bão càn quét Quảng Ninh, người dân Hải Phòng cũng cảm nhận được sức gió dữ dội. Trưa 7/9, Sở GTVT Hải Phòng phát lệnh cấm phương tiện qua cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Kiền, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện và cầu Bến Rừng. 

Từ tầng 6 một khách sạn cũ ở ven biển Đồ Sơn, phóng viên cảm nhận được căn phòng rung lắc. Một mảng tường góc tây nam của khách sạn bị quật sập, cửa kính vỡ tan. Gió và nước mưa thốc thẳng vào các dãy phòng qua lỗ thủng.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 4
Ban công của một khách sạn tại Đồ Sơn bị vỡ toang do bão Yagi (Ảnh: Ngọc Tân).

“Bão vào gió sẽ đổi chiều liên tục. Ban đầu là gió tây nam, rồi chuyển sang gió đông, đến khi gió nam thổi thì mới hết bão”, nhân viên bảo vệ lớn tuổi nói với phóng viên.

Dọc đường Nguyễn Hữu Cầu (tuyến đường chính của quận), cây cối và biển quảng cáo gãy đổ la liệt. Đáng chú ý, nhiều cột đèn bằng kim loại cũng bị gió quật đổ do trên cột treo nhiều hộp quảng áo và các vật trang trí…

Đến chiều cùng ngày, điện bị cắt tại nhiều nơi trong thành phố Hải Phòng. Sóng điện thoại và mạng internet cũng bị gián đoạn.

“Trước bão, tôi cũng đã có sự chuẩn bị, cất dọn hàng hóa, chằng chống lại cửa. Tuy nhiên, sức mạnh của bão là quá lớn, ngoài sức tưởng tượng của tôi và mọi người”, chị Hương, chủ cửa hiệu cho thuê phục trang tại Đồ Sơn, chia sẻ. Tiệm của chị bị gió bão thổi bay nóc, xé toạc cửa cuốn.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 5
Khu công nghiệp Đồ Sơn tan tác sau bão (Ảnh: Ngọc Tân).

Tại khu công nghiệp Đồ Sơn, nhiều nhà xưởng bị tốc mái, khiến hàng hóa bên trong bị hư hỏng. Các công nhân tập trung trước cổng khu công nghiệp, chưa thể tiếp cận nhà xưởng vì nước ngập sâu. Họ chỉ dõi vào trong với ánh mắt lo âu vì nỗi lo mất việc làm.

Trên đường phố Hải Phòng, lực lượng chức năng và người dân tất tả khắc phục hậu quả sau bão. Ưu tiên số 1 là giải tỏa lòng đường để phương tiện lưu thông, tiếp đến là dọn dẹp phế liệu, thu gom tài sản bị bão thổi bay.

Hà Nội ngổn ngang

Sau khi quét qua các tỉnh ven biển, bão Yagi tiếp tục gây nhiều thiệt hại trên địa bàn Hải Dương, Hưng Yên rồi đổ bộ vào thủ đô Hà Nội.

Trước đó, khi bão còn chưa vào, Hà Nội đã ghi nhận người tử vong vì cây xanh gãy đổ sau một trận mưa dông. Khi bão tới, cả thành phố ngổn ngang cây gãy đổ, thêm một người tử vong vì bị cây đè.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 6
Nhiều cây cổ thụ tại Hà Nội đổ gãy sau bão (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Trưa 7/9, toàn bộ phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội gồm tàu điện, xe buýt ngừng hoạt động. 

Đến chiều 7/9, người dân thủ đô bắt đầu cảm nhận được sức gió khủng khiếp từ cơn bão. Dù đã ma sát với đất liên và giảm cấp đáng kể, sức gió của bão vẫn quá sức chống chịu của cây cối và nhiều công trình hạ tầng trên địa bàn thủ đô.

Do ảnh hưởng của dông lốc, mưa bão tối 7/9, một số nơi tại Hà Nội bị mất điện diện rộng. Trong đó lưới điện 110kV có 12 tuyến đường dây bị nhảy sự cố, chỉ mất điện một trạm biến áp 110kV Xuân Mai, xử lý ngay trong đêm 7/9, rạng sáng 8/9.

Trên địa bàn thành phố, một số căn nhà cấp 4 bị bão đánh sập. Người dân chung cư cũng gặp nhiều sự cố như sập trần, bung cửa kính, nước mưa tràn vào nhà…

Theo thống kê, bão đã quật đổ 24.800 cây xanh tại Hà Nội, khiến 4 người tử vong và 17 người bị thương.

Hậu quả nặng nề từ cơn bão 30 năm có 1

Sau khi cơn bão đi qua vào sáng 8/9, các tỉnh thành bắt đầu bước vào giai đoạn khắc phục hậu quả. Lực lượng cứu hộ đã được triển khai đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất để giúp đỡ người dân.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 7
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tại Quảng Ninh sau bão Yagi (Ảnh: Đoàn Bắc).

Chiều và tối 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Quảng Ninh và Hải Phòng để thăm hỏi người dân và động viên lực lượng chức năng của 2 tỉnh. Trước đó, ông đã yêu cầu các địa phương xuất cấp ngay gạo dự trữ cho người dân, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở.

Theo thống kê đến 18h ngày 8/9, bão Yagi đã làm 21 người chết và làm bị thương 229 người. 8.017 nhà ở bị hư hỏng, 25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc diện rộng.

Hơn 120.000ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại sau bão. 5.000ha cây ăn quả tại Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên bị hư hại. Hàng vạn cây xanh ở miền Bắc bị gãy đổ, riêng Hà Nội khoảng 17.000 cây.

Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hậu quả mà bão gây ra vẫn còn ngổn ngang. Việc dọn dẹp cây cối, cột điện gãy đổ và vệ sinh đường phố sẽ còn tốn nhiều ngày.

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi - 8
TP Hạ Long sẽ còn mất nhiều thời gian để thu dọn đống đổ nát và vệ sinh đường sá sau bão Yagi (Ảnh: Nam Anh).

Trong ngày 8/9, Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế thông báo về việc huy động tình nguyện viên hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão Yagi. Dự kiến 100 tình nguyện viên đầu tiên sẽ khởi hành từ Huế vào chiều 9/9.

Dù bão Yagi đã tan thành áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu của bão vẫn tiếp tục gây mưa lớn kéo dài ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Nguy cơ sạt lở đất và lũ quét vẫn còn rất cao, đe dọa đời sống của hàng ngàn người dân tại những vùng đất yếu, gần sườn núi.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên khu vực biển Đông. 

Chỉ trong 24 giờ, bão đã tăng 8 cấp. Thông thường khi đi qua đảo Hải Nam vào vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12-13. Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ).

Đường đi của bão trong ngày 7/9:

– 5h: Tâm bão trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Quảng Ninh – Hải Phòng 190km; cấp 14.

– 6h: Tâm bão cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 160km; cấp 14.

– 7h: Tâm bão Yagi cách Quảng Ninh – Hải Phòng 153km; cấp 14.

– 8h: Tâm bão cách Quảng Ninh – Hải Phòng 132km, duy trì cấp 14.

– 10h: Bão trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, giảm xuống cấp 13.

– 11h30: bão Yagi tiệm cận bờ biển Quảng Ninh – Thái Bình.

– 12h: Tâm bão Yagi trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng; sức gió cấp 13, giật cấp 16.

– 13h: Bão đổ bộ Móng Cái (Quảng Ninh), cấp 12-13, giật cấp 16.

– 15h: Tâm bão trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Bão giữ nguyên sức gió (cấp 12-13) và tốc độ di chuyển (15-20km/h).

– 16h: Tâm bão trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15.

– 19h: Tâm bão trên đất liền tỉnh Hải Dương.

– 22h: Tâm bão trên đất liền TP Hà Nội.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/hanh-trinh-tan-pha-mien-bac-cua-sieu-bao-yagi-20240909010821805.htm

Cùng chủ đề

Tách phần vốn Nhà nước tại Vành đai 4

Tách phần vốn Nhà nước tại Vành đai 4 – Vùng Thủ đô thành tiểu dự án độc lậpĐây là khoản ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư các cầu: Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng; đoạn từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đoạn tuyến nối 9,7 km trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phối cảnh Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. UBND TP. Hà Nội...

Bên trong những dự án nhà ở xã hội cũ có giá gần 4 tỷ đồng/căn

Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Đình Quân – Giám đốc kinh doanh Dự án NƠXH Evergreen Bắc Giang và NƠXH Evergreen Tràng Duệ (Hải Phòng) cho rằng: Việc chuyển nhượng căn hộ NƠXH sau 5 năm giá cao, chứng tỏ thị trường đang rất thiếu các dự án tiếp cận được nhu cầu của các đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội, nhất là tại 2 địa phương lớn là Hà Nội và...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Những công trình nghìn tỷ chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Ngoài một số công trình như Cung Thiếu nhi, đường sắt trên cao đã khánh thành, các dự án cầu đường, bệnh viện… đang được tích cực hoàn thiện giai đoạn cuối để kịp đi vào hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng được xây dựng trên khu đất có...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Cùng tác giả

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia Luận 04/10/2024 10:03 ...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp Bộ trưởng giả định Trần Bình Minh và bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nắm tay Lê Gia Vinh chụp ảnh lưu niệm. Thúc đẩy những thay đổi tích cực cho trẻ em Chủ...

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.  Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Cùng chuyên mục

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia...

Kết thúc hạn chế giao thông đường thủy nội địa qua khu vực từ Km 7+000 đến Km 8+070 luồng Tuần Châu – Gia Luận 04/10/2024 10:03 ...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp Bộ trưởng giả định Trần Bình Minh và bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nắm tay Lê Gia Vinh chụp ảnh lưu niệm. Thúc đẩy những thay đổi tích cực cho trẻ em Chủ...

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.  Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Ngôi đầu V-League sắp đổi chủ?

Đội bóng do HLV Lê Quang Trãi dẫn dắt bị thổi phạt đền bởi sai lầm phòng ngự, cùng pha phạm lỗi sau đó không thể qua mắt VAR và trọng tài chính Trần Ngọc Ánh. Thủ môn trẻ Trần Trung Kiên tỏa sáng khi đẩy được cú đặt lòng trên chấm phạt đền của Yuri Mamute, giúp HAGL giữ sạch lưới. HAGL bất ngờ mở tỷ số nhờ cú đá bồi của Jairo Rodrigues. Tưởng như HAGL sẽ...

Giao ban, cung cấp thông tin báo chí tháng 10

(Haiphong.gov.vn) - Chiều 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024.Trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Văn Hiểu Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nêu những định hướng tuyên truyền 3 tháng cuối năm 2024, tập...

Ngày 05/10/2024, Thường trực Thành ủy sẽ gặp gỡ, đối thoại với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2024

Ngày 05/10/2024, Thường trực Thành ủy sẽ gặp gỡ, đối thoại với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2024 03/10/2024 16:13 ...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính và Kế hoạch kiểm soát thủ tục...

Bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính và Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 (Haiphong.gov.vn) -  Nhằm tăng cường triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất