Powered by Techcity

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế


Hải Phòng hiện thực hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị:

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế

Với đủ 5 loại hình giao thông, đặc biệt có Cảng quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng được coi là địa điểm lý tưởng để phát triển dịch vụ logistics, Hải Phòng đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế.

Tầm nhìn quy hoạch

Có thể thấy, quy hoạch là cốt lõi, là xương sống, là yếu tố quyết định để phát triển logistics thì nay đã hội tụ đủ tại Hải Phòng.

Đó là Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực: trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa quan điểm xác định sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: DVP
Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: DVP

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định mạng lưới logistics của Hải Phòng khoảng 2.200 – 2.500 ha, gồm: Trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ – Cát Hải; các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng, trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính. Ngoài ra, bố trí các khu logistics gắn với khu vực sản xuất công nghiệp, cảng sông, cảng biển và các trung tâm, đầu mối vận tải khác tại quận Hải An, Dương Kinh, huyện Kiến Thụy, An Dương, Tiên Lãng…

Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chỉ rõ Hải Phòng sẽ là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế. Về Cảng biển và dịch vụ logistics, sẽ xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, có dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics; thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.

Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm logistics khu vực và quốc tế

Hải Phòng được biết đến là đô thị cảng biển; là cửa ngõ giao thông quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, với 5 loại hình giao thông (đường biển, đường bộ, đường sắt, hàng không, thủy nội địa) thuận lợi kết nối liên tỉnh, liên vùng và đi các nước trên thế giới.

Những năm qua, Hải Phòng tập trung cao huy động mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế. Hệ thống cảng biển nước sâu không ngừng được đầu tư, đến nay đã, đang xây dựng 8 bến tại Lạch Huyện và đang triển khai các bến tiếp theo.

Trung tâm Logistics Green
Trung tâm Logistics Green

Thành phố có 14 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 265 km; 17 tuyến đường thủy nội địa địa phương với chiều dài 191 km; 16 cảng thủy nội địa; có Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi được quy hoạch đạt công suất 13 triệu khách và 250.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030; tầm nhìn tới năm 2050 đạt 18 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm.

Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí trọng yếu trong Vùng duyên hải Bắc Bộ, giao điểm của 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và tuyến hành lang ven biển phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng thì: “Thành phố luôn xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế thành phố, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thành phố luôn nhất quán chủ trương là phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. Đây là điều kiện quan trọng để logistics Hải Phòng phát triển”.

Hiện, trên địa bàn TP. Hải Phòng có 4 Trung tâm logistics, gồm 2 trung tâm đã hoạt động là Trung tâm Logistics Green; Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics (KCN DEEP C); 2 trung tâm đang được xây dựng là Trung tâm logistics CDC (KCN DEEP C 2) và Trung tâm logistics tại KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (DEEP C 3).

KCN DEEP C Hải Phòng III cùng hệ thống cảng nước sâu Lạch Huyện góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa giá trị của cảng Lạch Huyện trong thúc đẩy phát triển công nghiệp và logistic. Ảnh: Huy Dung
KCN DEEP C Hải Phòng III cùng hệ thống cảng nước sâu Lạch Huyện góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa giá trị của cảng Lạch Huyện trong thúc đẩy phát triển công nghiệp và logistic. Ảnh: Huy Dung

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn TP. Hải Phòng cũng luôn chú trọng và tập trung đầu tư phát triển các trung tâm logistics.

Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ chia sẻ: Hiện nay, nhu cầu luân chuyển hàng hóa không ngừng tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là vận tải đường biển, song đội tàu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hệ thống logistics của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.

Còn theo ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C thì, cơ hội phát triển logistics tại Hải Phòng rất lớn. Các KCN được xây dựng bên cạnh cảng biển, nằm trong khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành xu hướng tất yếu do tận dụng được tiềm lực sẵn có về đường bờ biển dài của Việt Nam, giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường dài với chi phí thấp. Đây cũng được đánh giá là bệ phóng tăng trưởng của ngành dịch vụ cảng biển và logistics.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hải Phòng có khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logisitcs. Trong đó có khoảng 30 Công ty, Tập đoàn Logistics đa quốc gia như DHL, UPS, FedEX…, chiếm 70-80% thị phần. Lượng nhân công hoạt động trong lĩnh vực này chiếm xấp xỉ 20% nguồn lao động logistics trên cả nước (khoảng 175.000 người).

Cụm cảng Nam Đình Vũ trở thành biểu tượng mới của ngành cảng biển và logistics miền Bắc, từng bước trở thành cảng sông lớn nhất và hiện đại nhất khu vực
Cụm cảng Nam Đình Vũ trở thành biểu tượng mới của ngành cảng biển và logistics miền Bắc, từng bước trở thành cảng sông lớn nhất và hiện đại nhất khu vực

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics Hải Phòng đạt bình quân 20-23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố 10-15%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 25-30%.

Các trung tâm logistics cấp Thành phố hiện đặt tại Lạch Huyện, KCN VSIP Thủy Nguyên, KCN Tràng Duệ, KCN Nam Tràng Cát, KCN đảo Cát Tráp; các trung tâm logistics hỗ trợ tại các quận, huyện: Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo và các khu hậu cần logistics dọc cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến Quốc lộ, các đầu mối giao thông chính trên địa bàn.

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các địa phương ven biển Đông Bắc.

Hải Phòng đã chính thức trình Thủ tướng Chính phủ về phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam, trong đó có Cảng Nam Đồ Sơn; Khu thương mại tự do; Sân bay quốc tế Tiên Lãng, với hàng chục KCN mới, mở ra dư địa rộng lớn hơn cho logistics. Từ đó, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại logistics, xây dựng chuối cung ứng dịch vụ logistics, tiến tới xây dựng logistics thông minh và xuất khẩu logistics ra nước ngoài.

Trước mắt, đến năm 2025 Hải Phòng sẽ đầu tư xây dựng từ 1-3 khu dịch vụ logistics cấp quốc gia với tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%-35%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố từ 20%-25%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 60%. Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 300 triệu tấn.

Xa hơn, đến năm 2030, Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả 5 hệ thống giao thông, ưu tiên quỹ đất để xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế, cơ bản hoàn thiện mạng lưới trung tâm logistics trên địa bàn Thành phố. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%- 35%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của Thành phố từ 25%-30%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 65%, các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 60%-70% tổng lượng hàng hóa, còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 30%-40%.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 80%. Sản lượng hàng hóa qua cảng năm 2030 đạt 600 triệu tấn.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định tại Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ 5 tháng 5/2024 rằng, Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển lĩnh vực logistics và khu thương mại tự do. Do đó cần tận dụng lợi thế về địa lý và nhân lực. Với những tài nguyên có sẵn như cảng nước sâu và cảng biển truyền thống, đồng thời với nhiều kết quả tích cực trong kết quả trung chuyển hàng hóa và môi trường logistics trong khu vực thì Hải Phòng hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế trong tương lai gần.

Nguồn: https://baodautu.vn/hai-phong-huong-toi-tro-thanh-trung-tam-logistics-cua-khu-vuc-phia-bac-va-quoc-te-d221952.html

Cùng chủ đề

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thêm nhà đầu tư ngoại khủng quan tâm tới Dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng

Thêm nhà đầu tư ngoại “khủng” quan tâm tới Dự án cảng Liên Chiểu, Đà NẵngLiên danh APM Terminal – Hateco là những nhà đầu tư mới nhất nộp hồ sơ quan tâm tới Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng (phần kêu gọi đầu tư) có tổng mức đầu tư lên tới 48.304 tỷ đồng. Phối cảng cảng Liên Chiểu – Đà Nẵng. Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn,...

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Chủ trang trại, nông dân “khát” vốn để tái thiết sản xuất (Bài 4)

Sau siêu bão lịch sử, toàn bộ nhà kính trồng hoa, rau màu của gia đình anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) đã bị tàn phá tan hoang. Ảnh: TQ Mong sớm có vốn để khôi phục sản xuất Bão số 3 đã đi qua hơn chục ngày nhưng đến giờ vợ chồng anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ. “Chưa...

Cùng tác giả

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp Bộ trưởng giả định Trần Bình Minh và bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nắm tay Lê Gia Vinh chụp ảnh lưu niệm. Thúc đẩy những thay đổi tích cực cho trẻ em Chủ...

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.  Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Ngôi đầu V-League sắp đổi chủ?

Đội bóng do HLV Lê Quang Trãi dẫn dắt bị thổi phạt đền bởi sai lầm phòng ngự, cùng pha phạm lỗi sau đó không thể qua mắt VAR và trọng tài chính Trần Ngọc Ánh. Thủ môn trẻ Trần Trung Kiên tỏa sáng khi đẩy được cú đặt lòng trên chấm phạt đền của Yuri Mamute, giúp HAGL giữ sạch lưới. HAGL bất ngờ mở tỷ số nhờ cú đá bồi của Jairo Rodrigues. Tưởng như HAGL sẽ...

Giao ban, cung cấp thông tin báo chí tháng 10

(Haiphong.gov.vn) - Chiều 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024.Trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Văn Hiểu Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nêu những định hướng tuyên truyền 3 tháng cuối năm 2024, tập...

Cùng chuyên mục

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp Bộ trưởng giả định Trần Bình Minh và bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nắm tay Lê Gia Vinh chụp ảnh lưu niệm. Thúc đẩy những thay đổi tích cực cho trẻ em Chủ...

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu

Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu – Đà NẵngViệc hợp tác với Mediterranean Shipping Company (MSC) – một trong những hãng tàu container và doanh nghiệp khai thác cảng biển hàng đầu thế giới, sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngành hàng hải Việt Nam. Đoàn công tác CMSC làm việc cùng lãnh đạo Tập đoàn MSC. Ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ chương trình công tác tại Châu...

Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.  Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính...

Ngôi đầu V-League sắp đổi chủ?

Đội bóng do HLV Lê Quang Trãi dẫn dắt bị thổi phạt đền bởi sai lầm phòng ngự, cùng pha phạm lỗi sau đó không thể qua mắt VAR và trọng tài chính Trần Ngọc Ánh. Thủ môn trẻ Trần Trung Kiên tỏa sáng khi đẩy được cú đặt lòng trên chấm phạt đền của Yuri Mamute, giúp HAGL giữ sạch lưới. HAGL bất ngờ mở tỷ số nhờ cú đá bồi của Jairo Rodrigues. Tưởng như HAGL sẽ...

Giao ban, cung cấp thông tin báo chí tháng 10

(Haiphong.gov.vn) - Chiều 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40 năm 2024.Trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí, đồng chí Nguyễn Văn Hiểu Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nêu những định hướng tuyên truyền 3 tháng cuối năm 2024, tập...

Ngày 05/10/2024, Thường trực Thành ủy sẽ gặp gỡ, đối thoại với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2024

Ngày 05/10/2024, Thường trực Thành ủy sẽ gặp gỡ, đối thoại với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2024 03/10/2024 16:13 ...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính và Kế hoạch kiểm soát thủ tục...

Bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính và Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 (Haiphong.gov.vn) -  Nhằm tăng cường triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải...

Quyết định về việc triệu tập Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021

Quyết định về việc triệu tập Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 03/10/2024 08:39 ...

Loạt “ông lớn” ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay

Orsted (Đan Mạch), Equinor (Na Uy) và gần đây là Enel (Italy) chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, theo ba nguồn tin của Reuters tiết lộ. Đây đều là những “ông trùm” về lĩnh vực điện gió trên thế giới. Thực tế, không ít doanh nghiệp năng lượng quốc tế từng có tham vọng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhưng sau nhiều năm kế hoạch vẫn phải “bỏ ngỏ” vì vướng hàng loạt cơ chế, chính sách liên quan. Bộ Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất