Powered by Techcity

Hải Phòng: Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

Tối 5/5, tại Quảng trường Nhà hát Thành phố Hải Phòng đã diễn ra Chương trình Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Đó là “Hát Ca trù của người Việt” và “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt”.

Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng biểu dương và ghi nhận sự đóng góp của các Nghệ nhân trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại chương trình

Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, Hải Phòng là thành phố nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều loại hình diễn xướng văn hóa dân gian. Trong đó, có “Hát Ca trù của người Việt” và “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh. Đây là hai loại hình nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng lịch sử Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tư tưởng, triết lý sống của Người Việt.

Chương trình Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh thu hút đông đảo người dân và du khách

Ca trù từng chiếm vị trí hàng đầu trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Hát Ca trù của người Việt.

Hiện nay, nghệ thuật Ca trù tại thành phố Hải Phòng đã được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm, đặc biệt cả giới trẻ và số lượng hội viên tham gia Câu lạc bộ Ca trù cũng ngày một nhiều hơn. Với ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể  – nghệ thuật Ca trù tại Hải Phòng cũng như trên toàn quốc. Chương trình Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh chính là dịp để khẳng định sức sống của nghệ thuật Ca trù tại thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là tín ngưỡng có ý nghĩa lịch sử văn hóa của Việt Nam. Vào ngày 01/12/2016, tại thành phố Addis Ababa, Ethiopia, Phiên họp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO đã chính thức công nhận Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trình diễn “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt”

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự tổng hòa giữa tôn giáo bản địa của người Việt. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao,… thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống, được kết hợp từ nhiều yếu tố, như âm nhạc, cách trình diễn, lời ca và trang phục. Những màn trình diễn tái hiện lại hình tượng của các vị thánh hạ trần và gần gũi cuộc sống của con người. Qua tài năng của các nghệ nhân, loại hình nghệ thuật cổ truyền này đã được thổi vào một sức sống mới, phản ánh hơi thở của cuộc sống hiện đại.

Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo nội dung; Trung tâm Văn hóa thành phố Hải Phòng thực hiện cùng với sự tham gia biểu diễn của: Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Bổn, Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Đoan Trang, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thủy Sinh, Nghệ nhân ưu tú Thu Hằng, Nghệ nhân ưu tú kép đàn Nguyễn Văn Tuyến, Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuần, Nghệ nhân Trần Vũ Tiến, Nghệ nhân Phạm Thị Bằng Ly, Ban Cung văn Xuân Đậu (Thái Bình), ca nương Nguyễn Thị Thắm, ca nương Thúy Là, các ca nương và Tốp múa Câu lạc bộ Nghệ thuật Dân gian Truyền thống thành phố Hải Phòng, các học trò Lớp Ca trù Khóa I Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, các quan viên (Trống, Chiêng) Câu lạc bộ Ca trù xứ Đông – Lê Chân.

Tiết mục “Giá Chầu Bé Bắc Lệ” do Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Bổn trình diễn

Tiết mục “Giá Chầu Tám Bát Nàn” (Bát Nàn Đại tướng Đông Nhung) do Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thủy Sinh trình diễn

Chương trình gồm 2 phần. Phần 1 là trình diễn các tiết mục hát ca trù của người Việt gồm: Hát nói ngả sang văn chầu “Hoa Phong Lan, Ngày hội quê em”, hát lót “Gương anh hùng (Tích Bạch Đằng)”, hát múa “Dồn Đại Thạch” (Lời cổ)… Phần 2 là chương trình trình diễn các tiết mục Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với các giá “Giá Chầu Bé Bắc Lệ”, “Chầu Tám Bát Nàn”, “Chầu Lục Cung Nương”, “Quan Hoàng Mười”, “Chầu Cô Sáu Lục Cung”, “Chầu Cô Bé Đông Cuông” “Chầu Cậu Bé Đồi Ngang”… Trong đó, mỗi loại hình là một sản phẩm tinh thần, có giá trị lịch sử, văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng và được bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trước đó, vào tối 4/5, Trung tâm Văn hóa thành phố (Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng) đã tổ chức chương trình Nghệ thuật đường phố Hải Phòng tại bờ hồ Tam Bạc và vườn hoa Nguyễn Trãi. Chương trình nằm trong “Đề án Nghệ thuật đường phố năm 2024”. Hoạt động thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài thành phố thưởng thức.

Tại điểm biểu diễn bờ hồ Tam Bạc có các hoạt động nghệ thuật ảo thuật sân khấu; chú hề làm bóng nghệ thuật; trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật…

Tiết mục biểu diễn tại vườn hoa Nguyễn Trãi thu hút đông đảo du khách và công chúng thành phố tham dự

Tại điểm biểu diễn vườn hoa Nguyễn Trãi là các tiết mục nghệ thuật truyền thống được thể hiện qua các nghệ sĩ, diễn viên cùng CLB Thư pháp Hán Nôm; Nghệ nhân tò he Tống Thị Thúy Tám, Câu lạc bộ Nhạc lễ và múa Sanh tiền Trang An Biên; Câu lạc bộ Đàn hát Chầu văn và Hầu đồng Hải Phòng; Đoàn Nghệ thuật Múa Rối Hải Phòng; CLB Nhiếp ảnh trẻ Hải Phòng, CLB Mỹ thuật Hải Phòng.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của các hoạt động khác như Nghệ thuật Thư pháp Hán Nôm; Trưng bày ảnh nghệ thuật; Nghệ thuật tò he; Nghệ thuật vẽ trực họa… Việc đan xen giữa các điểm nhạc đương đại và nhạc dân gian cổ truyền của Việt Nam trên các đường phố, cùng với các không gian trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật, nặn tò he là sự phối hợp hài hòa, tạo điều kiện để du khách có thêm nhiều trải nghiệm, hiểu hơn về văn hóa thành phố Cảng.

Còn tại Nhà Kèn (vườn hoa Nguyễn Du) cũng diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng thành phố vào mỗi dịp cuối tuần. Chương trình thuộc Đề án tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật tại Nhà kèn trong vườn hoa Nguyễn Du giai đoạn 2023-2025.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng thành phố vào mỗi dịp cuối tuần tại Nhà Kèn

Theo đó, tiếp tục triển khai Đề án tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật tại Nhà kèn trong vườn hoa Nguyễn Du giai đoạn 2023 – 2025, Câu lạc bộ Lá đỏ thực hiện chương trình nghệ thuật với các ca khúc có chủ đề về tình yêu quê hương, yêu đất nước, ca ngợi mảnh dất và con người thành phố Hải Phòng như: Bến cảng quê hương tôi; Thành phố hoa thắp lửa; Triệu bông hồng; Biển cạn; Thuyền và biển; Chiều trên bến cảng; Vào hạ…

Các chương trình Nghệ thuật đường phố Hải Phòng đã tạo nên nét văn hóa độc đáo cho người dân và du khách, tạo điểm nhấn sinh hoạt văn hóa văn nghệ tại dải trung tâm thành phố. Qua đó, góp phần phát huy được nét văn hóa đặc trưng của Thành phố, trực tiếp quảng bá về miền đất, văn hóa, con người Hải Phòng.

Thanh Sơn

Nguồn

 

Cùng chủ đề

Xuyên Vườn quốc gia Cát Bà chứng kiến rừng bị tàn phá nặng nề vì bão Yagi

(Dân trí) – Rừng trên đảo Cát Bà (Hải Phòng) bị tàn phá nặng nề, cây xanh chết lâu ngày thành những cành gỗ khẳng khiu, trùm phủ trắng trên suốt tuyến đường dài hơn 20km xuyên đảo. Xuyên Vườn quốc gia Cát Bà chứng kiến cảnh rừng bị tàn phá nặng vì bão Yagi (Video: Hữu Nghị). Vườn quốc gia Cát Bà (Cát Hải, TP Hải Phòng) có diện tích tự nhiên là 17.362ha, trong đó  10.912ha là rừng núi,...

Hơn 10.000 lượt người dự Techfest Vietnam 2024

Lãnh đạo bộ Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo TP Hải Phòng thăm quan gian triển lãm Techfest Vietnam 2024 – Ảnh: Techfest Vietnam Ngày 28-11, Ngày hội Sáng tạo quốc gia Techfest Vietnam 2024 tại thành phố Hải Phòng đã bế mạc. Theo Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh, Techfest Vietnam 2024 đã thu hút được hơn 250 gian hàng triển lãm từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp...

Phá đoạn đường nông thôn mới kiểu mẫu vì bê tông kém chất lượng

TPO – Một đoạn đường nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lang Thượng, xã Mỹ Đức (An Lão, Hải Phòng) phải khoan, đục bê tông vừa đổ để thay thế, bổ sung sau khi người dân phát hiện chất lượng bê tông không đảm bảo. TPO – Một đoạn đường nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lang Thượng, xã Mỹ Đức (An Lão, Hải Phòng) phải khoan, đục bê tông vừa đổ để thay thế,...

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 tổ chức tại Hải Phòng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 47 năm 2024. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 – Techfest Việt Nam tại Hải Phòng.  Techfest Việt Nam...

Lộ diện 2 công trình biểu tượng mới của TP Hải Phòng sắp hoàn thiện

TPO – Trung tâm chính trị – hành chính và Trung tâm hội nghị – biểu diễn nằm tại Khu đô thị Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên, Hải Phòng) với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ với thiết kế hiện đại, sẽ trở thành biểu tượng mới của thành phố cảng Hải Phòng. TPO – Trung tâm chính trị – hành chính và Trung tâm hội nghị – biểu diễn nằm tại Khu đô thị Bắc sông Cấm...

Cùng tác giả

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mong muốn Hải Phòng là “thành phố âm nhạc”

Tại Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có một số gợi ý để phát triển nghệ thuật, âm nhạc ở Hải Phòng. Ngày 30/6, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Hải Phòng

Ngày 25/6, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã thông tin chính thức về Chương trình thi đấu Giải Đua thuyền Rowing và Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á năm 2024 tại thành phố Hải Phòng. Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng giới thiệu về giải đấu. Theo đó, Giải Đua thuyền Rowing, Canoeing Vô địch trẻ U19, U23 và Vô địch Đông Nam Á diễn ra tại Trung...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết

Chuyến đi tới thành phố hoa phượng đỏ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn biết được những kinh nghiệm du lịch Hải Phòng trong bài viết dưới đây. Đi mùa nào đẹp? Bạn có thể du lịch Hải Phòng bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa, thời gian khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm, cảm nhận riêng về vẻ đẹp Hải Phòng. Du lịch Hải Phòng từ tháng 4 - tháng 10: Là thời điểm...

Cổ vật gốm Chu Đậu Hải Dương ở Bảo tàng Hải Phòng

Hệ thống cổ vật là gốm Chu Đậu xuất xứ từ làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đã được một nhà sưu tập tư nhân mang về từ nước ngoài và hiện trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng. Bình gốm hoa lam, đĩa, ấm... là những cổ vật gốm Chu Đậu đang được trưng bày tại Bảo tàng TP Hải Phòng Người có công sưu tầm các cổ vật gốm Chu Đậu nói trên là ông Trần Đình...

“Biển vô cực” ở Hải Phòng gây bão mạng

Được mệnh danh là “biển vô cực” của Hải Phòng, bãi bồi ở cửa sông chảy ra biển ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thu hút du khách tìm đến. Vào buổi bình minh, mực nước trên bãi bồi xâm xấp hệt như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời rực rỡ khiến nhiều người thích thú gọi tên bãi bồi này là “biển vô cực”. Tên gọi vui này thường được cộng đồng mạng dùng để...

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mong muốn Hải Phòng là “thành phố âm nhạc”

Tại Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có một số gợi ý để phát triển nghệ thuật, âm nhạc ở Hải Phòng. Ngày 30/6, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Sân khấu truyền hình 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6...

Tin nổi bật

Tin mới nhất