Powered by Techcity

Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)

Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975).

Sau ngày giải phóng, Hải Phòng – Kiến An gặp rất nhiều khó khăn do chế độ cũ và chiến tranh để lại. Công nghiệp và thương nghiệp bị thu hẹp, thậm chí đình đốn, vùng nông thôn Kiến An và ngoại thành Hải Phòng xơ xác, tiêu điều. Là đầu mối giao thông, song luồng lạch, cảng biển không được nạo vét, đường sá xuống cấp nghiêm trọng, giao thông ách tắc… Tình hình văn hoá-xã hội khá phức tạp; nhiều tệ nạn do chế độ cũ để lại; hàng vạn công nhân, lao động không có việc làm… Các lực lượng phản động vẫn tiếp tục nuôi âm mưu phá hoại lâu dài cách mạng Việt Nam, trong đó, Hải Phòng là một trọng điểm.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sức lao động dồi dào, trí thông minh sáng tạo, phát huy khả năng thế mạnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng-Kiến An đã đoàn kết, nhất trí, từng bước xây dựng thành phố, tạo nên những thay đổi cơ bản trên các mặt, văn hoá và đời sống của nhân dân nâng cao, đạt được những thành tựu quan trọng.

I. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Về xây dựng và phát triển công nghiệp:

Năm 1955 chỉ có 8 xí nghiệp thì đến năm 1975 thành phố Hải Phòng đã có trên 100 nhà máy lớn của Trung ương và địa phương, 250 hợp tác xã thủ công nghiệp, vận tải, đánh cá và xây dựng. Những năm chống chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân với mức độ huỷ diệt của đế quốc Mỹ, Hải Phòng vẫn xây dựng thêm 29 nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Nhiều cơ sở sản xuất mới được phục hồi, mở rộng như: mở rộng Cảng, mở rộng Nhà máy Xi măng, xây dựng Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Duyên Hải, thuỷ tinh, nhựa Thiếu niên tiền phong. Đội ngũ lao động quốc doanh tăng gấp 33 lần so với năm 1955; trên 21 ngàn thợ thủ công. Cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế có trình độ đại học trở lên tăng gần 300 lần. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 2.158% so với năm 1955 là năm mới tiếp quản thành phố.

Giao thông vận tải đặc biệt phát triển với tốc độ nhanh về đường sắt, đường sông – biển, đường bộ có hàng trăm cây số đường mới, đường nông thôn. Cảng Hải Phòng mở rộng, tăng thêm kho hàng, cầu bến và trang thiết bị xếp dỡ. Ngay năm đầu tiên sau giải phóng, Cảng Hải Phòng đã nạo vét gần 2 triệu m3 đất, tạo điều kiện cho hoạt động của Cảng trở lại bình thường.

Hàng năm bình quân có trên 400 tàu của các nước đến cảng Hải Phòng. Sản lượng xếp dỡ hàng hoá tăng gấp 15 lần so vơi thời kỳ mới giải phóng. Tàu Việt Nam trọng tải 5.000 tấn, 10.000 tấn từ cảng Hải Phòng đi nhiều nước trên thế giới.

2. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp từng bước ổn định và phát triển:

Đã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống đồng ruộng, thuỷ lợi; đưa sản xuất từ 1 vụ lên 2 vụ chính, phá thế độc canh, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Tới năm 1975, Hải Phòng có 92% số hộ vào hợp tác xã; 332 hợp tác xã, hầu hết là hợp tác xã bậc cao, trong đó 71 hợp tác xã quy mô toàn xã; 5 nông trường quốc doanh trồng lúa, cói, chăn nuôi; 96% số hợp tác xã được trang bị cơ khí nhỏ với 3.925 máy các loại; 107 hợp tác xã sử dụng điện phục vụ sản xuất. Đê điều thường xuyên được bồi trúc đã cơ bản đảm bảo tưới tiêu trong nông nghiệp và phòng chống bão lụt. Năng suất lúa từ 1,7 tấn/ha (năm 1955) tăng lên gần 5 tấn/ha (năm 1974). Có nhiều huyện đạt 5 tấn và hàng chục hợp tác xã đạt 6 tấn đến 7 tấn/ha. Nhiều nhân tố trong nông nghiệp xuất hiện như Phục Lễ (Thuỷ Nguyên), Cổ Am (Vĩnh Bảo)…; đã tiến bộ đáng kể về trang bị cơ sở vật chất, làm ăn có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đông, gồm 233 người (67 đại học và 166 trung cấp kỹ thuật).

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Điện đã về tới hầu hết các xã phục vụ sản xuất và sinh hoạt (trừ các xã ngoài hải đảo). Đường làng được mở rộng, lát gạch hoặc rải đá răm. Nhiều gia đình đã xây nhà ngói. Những chuyển biến tích cực trên đã phản ánh rõ nét mức cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn.

Ngành cá: Năm 1960, Hải Phòng mới có 5 hợp tác xã đánh cá; Năm 1965 tăng lên 33 hợp tác xã và năm 1974 là 27 hợp tác xã lớn. Đã xây dựng lực lượng đánh cá đông đảo, với lực lượng lao động trên 5.000 người; được trang bị phương tiện hiện đại. Đoàn tàu đánh cá Hạ Long với hàng chục tàu đánh cá cỡ lớn có rađa dò luồng cá, 47 tàu loại nhỏ, hàng trăm thuyền lắp máy và trên 2.000 thuyền buồm. Đội ngũ cán bộ khoa học Ngành cá không ngừng phát triển. Năm 1955 không có kỹ sư; năm 1973 có 10 cán bộ đại học, 17 cán bộ trung cấp kỹ thuật và 92 công nhân kỹ thuật. Sản lượng đánh bắt tăng hàng năm. Năm 1961 đạt 11.886 tấn, năm 1974 đạt 15.500 tấn.

3. Về Thương nghiệp, dịch vụ: Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã sớm hình thành và phát triển thành một lực lượng mạnh mẽ chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngoại thương phát triển mạnh. Hải Phòng có hàng trăm mặt hàng xuất khẩu như thảm len, thảm cói, hàng thêu đan, hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, các sản phẩm từ nông nghiệp, hải sản. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngành thương nghiệp tổ chức tốt nhiều cửa hàng, xe lưu động đưa hàng hoá xuống cơ sở, phục vụ tích cực và có hiệu quả sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân.

Các hoạt động tài chính ngân hàng có nhiều tiến bộ, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố.

4. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thịThành phố đã xây dựng hàng ngàn công trình trên diện tích rộng lớn, bao gồm 72 nhà máy, xí nghiệp, 19 bệnh viện, 405 trường học, 18 công trình văn hoá công cộng. Nhiều khu nhà ở tập thể cho cán bộ, công nhân được xây mới như ở Cầu Tre, Đồng Quốc Bình, An Đà, Cát Bi. Tổng số vốn đầu tư của địa phương lên tới hàng trăm triệu đồng; riêng năm 1974, tăng gấp trên 100 lần so với năm 1955. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IV khẳng định: “Công tác xây dựng cơ bản đã chú ý tập trung vào khôi phục và phát triển sản xuất, sửa chữa và xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, góp phần sớm ổn định sản xuất và giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở của nhân dân”.

Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Hải Phòng là một trọng điểm đánh phá của địch. Nhiều nhà máy, công trình, cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị huỷ diệt. Sau các cuộc đánh phá ác liệt của địch, nhân dân Hải Phòng lại tập trung lực lượng khôi phục, xây dựng lại những công trình bị phá huỷ, hàng vạn mét vuông nhà ở, đảm bảo giữ vững sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Giáo dục và đào tạo:

Giáo dục phổ thông phát triển rất nhanh. Năm học 1955-1956, Hải Phòng và Kiến An có 1 trường trung học tư thục và hơn 100 trường phổ thông cơ sở; học sinh phổ thông có 34.071 em. Năm học 1974-1975 đã có 405 trường học, học sinh tăng tới 296.092 em.

Bên cạnh đó, còn hàng vạn học sinh mẫu giáo, hàng chục trường trung học, công nhân kỹ thuật, trường đại học và các trường bổ túc văn hoá. Đội ngũ giáo viên phổ thông từ 616 người (1955-1956) tăng lên 10.126 người (1974-1975).

Phong trào bổ túc văn hoá cũng phát triển nhanh. Qua đó, thành phố đã thanh toán nạn mù chữ cho hàng vạn người, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân.

2. Lĩnh vực Y tế: Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân phát triển rộng. Mạng lưới y tế khám chữa bệnh – phòng bệnh đã phát triển đến thôn xóm, đường phố và công trường xây dựng, kịp thời dập tắt dịch bệnh phát sinh, khắc phục các bệnh do xã hội cũ để lại.

Năm 1955 có 5 bệnh viện, 20 trạm y tế, 820 giường bệnh. Cả thành phố có 4 bác sĩ, 18 y sĩ, 103 y tá, 21 nữ hộ sinh, 3 dược sĩ. Năm 1974 số lượng bệnh viện tăng gấp 3,2 lần; trạm y tế tăng gấp 9,25 lần; bác sĩ tăng gấp 58 lần; y tá tăng gấp 29 lần; dược sĩ cao cấp tăng gấp 71,5 lần … Đặc biệt trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngành y tế đạt những thành tích xuất sắc, đảm bảo tốt việc phòng bệnh, chữa bệnh, nhất là cấp cứu phòng không nhân dân.

3. Văn hoá – nghệ thuật – thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao có bước phát triển khá, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân, xây dựng con người mới, xây dựng nếp sống văn minh, luôn luôn nhiệt tình với nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc và học tập vì sự nghiệp xây dựng thành phố, xây dựng đất nước XHCN.

III. ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, GÓP PHẦN TO LỚN VÀO SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Hải Phòng là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Vì vậy, trong các cuộc leo tháng đánh phá miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt Hải Phòng, tiến hành phong toả Cảng, nhằm huỷ diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, của quốc tế với Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã dũng cảm chiến đấu, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá hoại, phong toả Cảng của không quân và hải quân Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, tiếp nhận, vận chuyển hàng chục triệu tấn trang thiết bị quân sự, hàng hoá phục vụ chiến trường.

Kể từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (26-3-1965) đến chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu trên 4.000 trận, bắn rơi 317 máy bay Mỹ (có 5 chiếc B52), bắt sống 16 giặc lái Mỹ; 28 lần bắn cháy tàu chiến địch.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng đã tập trung cao độ chi viện cho tiền tuyến, luôn luôn dành cho đồng bào miền Nam tình cảm sâu sắc và hành động thiết thực nhất với tinh thần “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Vì Đà Nẵng-Gò Công kết nghĩa”. Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đã động viên, tiễn đưa hàng chục vạn thanh niên xung phong ra chiến trường đánh giặc. Trong đó, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Để ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng, Bác Hồ đã 3 lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đảng và Nhà nước trao tặng thành phố Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất và đặc biệt, năm 1985, thành phố được vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng. Lực lượng vũ trang thành phố, 66 tập thể và 17 cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 1994, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 407 bà mẹ.

Hai mươi năm (1955-1975) là thời kỳ lịch sử sôi động, hào hùng những cũng nhiều khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, phong toả của đế quốc Mỹ, giữ vững sản xuất, ổn định đời sống, tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, làm tròn trách nhiệm của thành phố Cảng, hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Gần 2.500 nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế tham gia Hội nghị khoa học Hô hấp Hải Phòng 2024

Gần 2.500 nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế tham gia Hội nghị khoa học Hô hấp Hải Phòng 2024 (Haiphong.gov.vn) - Trong 02 ngày 4 và 5/10, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng diễn ra Hội nghị khoa học Hô hấp Hải Phòng (HAPRESCO) 2024 với chủ đề “Từ bằng chứng tới...

Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Cùng dự có: Phó Thủ tướng...

Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm 2024

Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 - 2025 05/10/2024 13:11 ...

Hà Nội đang chuyển mình

Hà Nội thường được nhắc đến là thành phố bình yên với bề dày văn hoá. Ngày nay, Hà Nội vẫn giữ được nét thân thuộc với những con phố cổ vừa nhộn nhịp lại đan xen vẻ tĩnh lặng vốn có, nhưng trong con mắt của những người đang dõi theo thì Hà Nội đang chuyển mình một cách ngoạn mục. Trong vòng chưa đến một thập kỷ, nhiều toà nhà cao tầng mọc lên khắp nơi, các khu...

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lực lượng Hải quân, Tàu...

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lực lượng Hải quân, Tàu không số và các chiến sỹ (Haiphong.gov.vn) - Từ ngày 5-7/10, tại Bến K15 thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn diễn ra trưng bày xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo phù điêu...

Cùng tác giả

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết

Chuyến đi tới thành phố hoa phượng đỏ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn biết được những kinh nghiệm du lịch Hải Phòng trong bài viết dưới đây. Đi mùa nào đẹp? Bạn có thể du lịch Hải Phòng bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa, thời gian khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm, cảm nhận riêng về vẻ đẹp Hải Phòng. Du lịch Hải Phòng từ tháng 4 - tháng 10: Là thời điểm...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics hiện đại

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị...

Du khách trở lại Cát Bà sau bão số 3

UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) và một số doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tại Cát Bà cho biết hoạt động du lịch đang từng bước được khôi phục tại đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ, sau nhiều nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Trả lời phóng viên VOV.VN, ông Bùi Tuấn Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) cho biết Cát Bà hiện...

Khách Hàn ngỡ ngàng với bánh mì chảo bình dân ở Hải Phòng

Ghé thăm Hải Phòng, thực khách Hàn lần đầu ăn thử đã yêu thích món bánh mì chảo với rau thơm ăn kèm đặc biệt. Là một trong những chương trình thực tế được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, Battle Trip (Cuộc Chiến Du Hí) nhiều lần chọn các thành phố lớn tại Việt Nam làm điểm đến khám phá du lịch, ẩm thực. Trong tập khám phá thành phố Hải Phòng, diễn viên Park Jun Gyu và ca sĩ trẻ Sandeul...

Đặc sản chân dài ngon giòn sần sật, khách mỏi miệng ăn ở Hải Phòng

Tuy vẻ ngoài kém hấp dẫn và cách ăn hơi tốn thời gian, nhưng đặc sản này rất được ưa chuộng ở Hải Phòng bởi thịt mềm ngọt, còn phần chân giòn sần sật. Tất cả hòa quyện trong nước sốt nóng hổi, đặc sánh. Nhắc tới đặc sản Hải Phòng, ngoài bánh đa cua, bánh mì cay, nem cua bể, cháo khoái, sủi dìn… còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, được bày...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết

Chuyến đi tới thành phố hoa phượng đỏ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn biết được những kinh nghiệm du lịch Hải Phòng trong bài viết dưới đây. Đi mùa nào đẹp? Bạn có thể du lịch Hải Phòng bất kỳ mùa nào trong năm. Mỗi mùa, thời gian khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm, cảm nhận riêng về vẻ đẹp Hải Phòng. Du lịch Hải Phòng từ tháng 4 - tháng 10: Là thời điểm...

Cổ vật gốm Chu Đậu Hải Dương ở Bảo tàng Hải Phòng

Hệ thống cổ vật là gốm Chu Đậu xuất xứ từ làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đã được một nhà sưu tập tư nhân mang về từ nước ngoài và hiện trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng. Bình gốm hoa lam, đĩa, ấm... là những cổ vật gốm Chu Đậu đang được trưng bày tại Bảo tàng TP Hải Phòng Người có công sưu tầm các cổ vật gốm Chu Đậu nói trên là ông Trần Đình...

“Biển vô cực” ở Hải Phòng gây bão mạng

Được mệnh danh là “biển vô cực” của Hải Phòng, bãi bồi ở cửa sông chảy ra biển ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thu hút du khách tìm đến. Vào buổi bình minh, mực nước trên bãi bồi xâm xấp hệt như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời rực rỡ khiến nhiều người thích thú gọi tên bãi bồi này là “biển vô cực”. Tên gọi vui này thường được cộng đồng mạng dùng để...

Hải Phòng sẽ đào tạo 1.000 – 1.200 kỹ sư, chuyên gia vi mạch bán dẫn

Từ năm 2024-2027, Hải Phòng sẽ đào tạo 1000-1200 kỹ sư, chuyên gia chuyên sâu về điện tử, vi mach bán dẫn và 3000-5000 lao động có kỹ năng về vi mạch… Ngày 1/7, thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế TP. Hải Phòng cho biết giai đoạn 2024 – 2027, cơ quan này sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh...

Hải Phòng đứng thứ 5 cả nước về tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,50% - 12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng 6 tháng đầu năm đứng thứ 5 cả nước. Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP Hải Phòng Lê Gia Phong, tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng...

Đề án Sân khấu Truyền hình Hải Phòng – điểm hẹn văn hóa với du khách, nhân dân

Mỗi năm, thành phố Hải Phòng dành khoảng 40 tỷ đồng cùng nhiều nguồn lực khác đầu tư cho Đề án Sân khấu Truyền hình và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Ngày 30/6, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sơ kết Đề án Sân khấu Truyền hình sáu tháng đầu năm 2024 và triển khai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất