Powered by Techcity

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Chú thích ảnh
Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.500 tỷ đồng. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và Hà Nội đã có nhiều định hướng để Thủ đô “cất cánh”.

Giao thông tầm cỡ, Thủ đô vươn tầm

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lai, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Chính vì vậy, “tắc đường, kẹt xe” là “đặc sản” mà ai từng sinh sống ở đây đều cảm nhận được. Với dân số đông và mật độ giao thông cao, Hà Nội đã đối mặt với nhiều thách thức và nan giải trong việc quản lý và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông.

Vậy nhưng, chỉ khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt cũng được mở rộng và hiện đại hóa, với nhiều tuyến mới và xe buýt điện thân thiện với môi trường.

Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

Chú thích ảnh
Tuyến tàu điện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy trải nghiệm trong dịp lễ 2/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: hệ thống đường Vành đai 1 – 2 – 2,5 – 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội -Thái Nguyên; cao tốc Láng – Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 A…

Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Định hướng lớn, tầm nhìn xa cho đột phá giao thông

Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại. Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.

Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả. Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

Tới đây, Hà Nội sẽ phát triển giao thông như thế nào? Đây là vấn đề luôn được Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều văn bản định hướng tầm nhìn xa. Trong đó, có 3 nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan như: Nghị quyết số 15 về nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Nghị quyết 06 về Quy hoạch phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết 30 về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các Nghị quyết trên định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đồ án liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không; đồ án quy hoạch giao thông của 8 tỉnh tiếp giáp với Hà Nội…

Chú thích ảnh
Trên công trường dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Sóc Sơn), công nhân cùng máy móc đang thảm nhựa những mét đầu tiên sau hơn 1 năm thi công. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức rà soát, đánh giá quy mô lớn, trong đó lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị hướng dẫn cho 30 quận, huyện; các cuộc họp chuyên đề; hội nghị liên vùng 8 tỉnh giáp ranh để thống nhất phương án kết nối.

Tới đây, một số vấn đề mới đang được thành phố Hà Nội quan tâm khi tổ chức nghiên cứu rà soát quy hoạch là: hình thành 2 thành phố trong thành phố, bao gồm thành phố phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); hình thành 5 trục phát triển gồm: trục không gian sông Hồng, trục Hồ Tây – Ba Vì, trục Hồ Tây – Cổ Loa, trục Nhật Tân – Nội Bài, trục không gian phía Nam.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số từ 9-9,2 triệu người, năm 2050 là 10,8 triệu người. Theo Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có dân số năm 2045 từ 12,55- 14,6 triệu người. Điều chỉnh quy mô sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm. Dự kiến sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam (30 triệu hành khách/năm).

Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Ga Hà Nội hiện tại sẽ được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý và được xác định là ga đầu mối của mạng lưới đường sắt đô thị.

Những yếu tố trên đang được thành phố cân nhắc, tính toán để điều chỉnh phù hợp bắt nhịp với sự phát triển, cũng như thực hiện đúng các quy định, các luật và các đồ án quy hoạch vừa được và dự kiến sắp tới sẽ được Quốc hội, Chính phủ thông qua và phê duyệt.

Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Cùng chủ đề

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Đường 6 làn đẹp nhất quận Long Biên trước ngày thông xe

Dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ – Ngọc Thụy chuẩn bị khánh thành sau 6 năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh Những ngày qua, các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành và gắn biển công trình cấp thành phố: Xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội). Lễ khánh thành sẽ được...

Diện mạo tuyến đường 1,5 km trị giá 1.200 tỷ ở Hà Nội trước ngày thông xe

Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân xung quanh và liên khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.  Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của TP Hà Nội, sở hữu diện tích lớn nhất (khoảng 60,38km2) và là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông...

Những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến bảo vệ và giải phóng Thủ đô

Ô Quan Chưởng, cửa ô cuối cùng còn lại của Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Năm cửa ô: Hình ảnh năm cửa ô đã trở thành biểu tượng trong ngày Giải phóng Thủ đô, khi nhạc sĩ Văn Cao viết trong bài “Tiến về Hà Nội”: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến từng chia sẻ: “Dự đoán của nhạc sĩ Văn Cao trùng khớp với 5 cánh quân tiến vào tiếp quản Hà Nội...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Cùng tác giả

Nữ thủ khoa xinh đẹp là ‘sinh viên của năm’ tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nguyễn Ngọc Linh, sinh năm 2003, là sinh viên năm 3 ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội. Mới đây, Linh trở thành “sinh viên của năm”, đại diện cho toàn thể sinh viên trường trong năm học này. “Sinh viên của năm” là cuộc thi do Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức nhằm tìm kiếm một cá nhân toàn diện với tri thức, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng, năng lực ngoại...

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). (Nguồn: TTXVN) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch...

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Bà T. (phải) là người phát ngôn của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân cam kết với phụ huynh có bảng điểm – Ảnh cắt từ clip Ngày 25-11, sau bài viết Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh đăng trên Tuổi Trẻ Online, phóng viên nhận được một đoạn video ghi lại cảnh phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con. Cam kết...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Bulgaria thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp Việt Nam – Bulgaria đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và khẳng định Việt Nam không bao giờ...

Cùng chuyên mục

Nữ thủ khoa xinh đẹp là ‘sinh viên của năm’ tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nguyễn Ngọc Linh, sinh năm 2003, là sinh viên năm 3 ngành Răng – Hàm – Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội. Mới đây, Linh trở thành “sinh viên của năm”, đại diện cho toàn thể sinh viên trường trong năm học này. “Sinh viên của năm” là cuộc thi do Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức nhằm tìm kiếm một cá nhân toàn diện với tri thức, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng, năng lực ngoại...

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). (Nguồn: TTXVN) Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch...

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Bà T. (phải) là người phát ngôn của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân cam kết với phụ huynh có bảng điểm – Ảnh cắt từ clip Ngày 25-11, sau bài viết Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh đăng trên Tuổi Trẻ Online, phóng viên nhận được một đoạn video ghi lại cảnh phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con. Cam kết...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Bulgaria thăm chính thức Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp Việt Nam – Bulgaria đi vào chiều sâu, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và khẳng định Việt Nam không bao giờ...

Đề xuất chuyển hội sở gây tranh cãi của Eximbank

Eximbank muốn chuyển hội sở chính từ địa chỉ hiện tại (tầng 8, Toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu vực này được coi là “trung tâm tài chính” của cả nước với sự hiện diện của trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại như: Vietcombank, BIDV, SeABank, Techcombank… Tất nhiên, quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt...

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 tổ chức tại Hải Phòng

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 47 năm 2024. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 – Techfest Việt Nam tại Hải Phòng.  Techfest Việt Nam...

Quốc hội làm công tác nhân sự, quyết chủ trương xây đường sắt tốc độ cao

Chiều 25/11, Quốc hội bắt đầu bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8 với việc xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng và thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết. Công tác nhân sự là một trong những nội dung sẽ được Quốc hội xem xét tại tuần làm việc này. Theo chương trình nghị sự, cuối phiên làm việc chiều 27/11 và đầu phiên làm việc sáng 28/11, Quốc hội...

Cho con ‘du học tại chỗ’ ở ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Phụ huynh đưa ra các giấy tờ ghi rõ Prinberk Academy tại 177 Hải Phòng, TP Đà Nẵng – Ảnh: ĐOÀN NHẠN Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng cho biết đang xác minh những phản ảnh của phụ huynh liên quan đến Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (trụ sở tại 177 Hải Phòng, quận Thanh Khê). Đinh ninh con học “trường Mỹ” Phụ huynh T. cho biết con chị quốc tịch Úc, về nước thời điểm dịch...

Người dân có thể được dựng rạp đám cưới dưới lòng lề đường

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, nghiêm cấm sử dụng trái phép (trừ một số trường hợp được phép như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội…). Ngoài ra, Luật cũng quy định không được họp chợ, phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất