Powered by Techcity

Xuất khẩu các ngành hàng chủ lực tăng tốc, thặng dư thương mại vượt 8 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt mức cao trong 5 tháng đầu năm 2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt mức cao trong 5 tháng đầu năm 2024

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 5 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.

Trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tăng đều ở cả 3 nhóm hàng

Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy trong tháng 5, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,81 tỷ USD, mặc dù chỉ tăng 5,7% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 15,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nổi bật là trong 5 tháng vừa qua, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng. Cụ thể, nhóm hàng nông sản kéo dài đà tăng trưởng từ năm 2023 đến nay, với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,18 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Do giá xuất khẩu tăng nên hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao ở mức hai con số so với cùng kỳ năm trước tăng như: càphê tăng 43,9%; gạo tăng 38,2%; chè các loại tăng 20,1%; rau quả tăng 28,2%; nhân điều tăng 19,3%; hạt tiêu tăng 19,7%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 19,2%…

Đối với ngành hàng rau quả, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin, các thị trường chủ lực trong 5 tháng vừa qua đều có sự tăng trưởng tích cực, trong đó Trung Quốc dẫn đầu, tiếp đến là Hàn Quốc…

“Tình hình xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục thuận lợi, nhu cầu tại các thị trường truyền thống tiếp tục tăng, đặc biệt là sầu riêng, dưa hấu, xoài,” ông Bình thông tin.

Cũng trong 5 tháng, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo thu về khoảng 132,42 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Công thương cho hay nhiều nhóm sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao. Đơn cử xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 61,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 33,4%; sản phẩm chất dẻo tăng 29,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,5%; sắt thép các loại tăng 10,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 11,8%; hàng dệt và may mặc tăng 6,3%; giầy dép các loại tăng 7,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,6%…

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 1,96 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2023.

HINH HRC.jpg
Nhiều ngành công nghiệp chủ lực đều ghi nhận kết quả khả quan trong những tháng đầu năm

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm 2024, thống kê cho thấy hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số.

Dẫn đầu là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch ước đạt 43,98 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm gần 20%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 22,65 tỷ USD, tăng 10,2%; thị trường EU ước đạt 20,69 tỷ USD, tăng 16,1%; Hàn Quốc ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,8%; Nhật Bản ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2024 ước đạt 33,81 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (tăng 5,7%) cho thấy những dấu hiệu tích cực phục hồi của nền kinh tế trong nước. Lũy kế 5 tháng, cả nước chi khoảng 148,76 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đại diện Bộ Công thương cho biết trong tháng 5, do tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ trưởng trưởng của xuất khẩu nên cán cân thương mại tháng 5 ước tính nhập siêu 1,0 tỷ USD. Như vậy, tháng 5 là tháng đầu tiên Việt Nam nhập siêu sau gần 2 năm duy trì tốc độ xuất siêu hàng tháng. Tuy nhiên, đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh sản xuất và tiêu thụ trong nước tăng cao, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tăng mạnh để phục vụ cho các đơn hàng mới được ký kết.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD), trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ có nhiều thuận lợi, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác và thị trường tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư.

Bên cạnh đó, việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu…

Tuy vậy, áp lực lạm phát toàn cầu được đánh giá sẽ chậm lại nhưng vẫn ở mức cao; xu hướng tiếp tục thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát cộng với rủi ro gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu, xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài và bất ổn tiếp tục có nguy cơ lan ra các khu vực khác…

Do đó, để giữ vững tăng trưởng theo mục tiêu đề ra từ đầu năm (ở mức khoảng 6%), Bộ Công thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới, đồng thời, tiếp tục kịp thời thông tin với các hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường.

Đối với ngành hàng nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để phát triển thị trường sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm gạo, rau quả nói riêng một cách trọng tâm, trọng điểm; tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sử dụng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu quốc gia… nhằm gia tăng thị phần tại các thị trường truyền thống, khai mở các thị trường ngách và thâm nhập các thị trường mới, tiềm năng.

Các đơn vị tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta đã ký kết, nhất là tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho Việt Nam; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả các vụ kiện phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế (nếu phát sinh).

DSC01707.JPG
Các thương hiệu lớn của Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng

Đối với ngành dệt may, theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), dự báo thị trường trong 6 tháng cuối năm, tiêu dùng và thu nhập ở các thị trường lớn như: Mỹ, EU đều có xu hướng tăng, trong khi tồn kho giảm khá mạnh so với 2023, nhưng vẫn còn cao hơn trước dịch COVID-19…

Ông Lê Tiến Trường đề nghị các doanh nghiệp thành viên tính toán để có thể chốt được đơn hàng trong những tháng cuối năm, nhất là với thị trường Mỹ, EU; tích cực truyền thông về xuất xứ minh bạch của hàng dệt may từ Việt Nam… Đặc biệt, doanh nghiệp cần luôn chủ động, quyết liệt đảm bảo các yếu tố trọng yếu trong quản lý năng suất, quản lý giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khách hàng, thị trường.

TB (theo Vietnam+)

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự kiến giá vé tàu Metro số 1 cao nhất 20.000 đồng mỗi lượt

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành giá vé của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).Theo tờ trình, đối với...

Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Hải Dương tăng 8,6%

Giá trị hàng hóa xuất khẩu các tháng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 (riêng tháng 2 thấp hơn do ảnh hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán). Các nhóm mặt hàng chủ yếu, chiếm tỷ trọng...

TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu

Xuất khẩu gạo sang Ukraine tăng gần 40 lần Hàn Quốc là thị trường thứ hai nhập khẩu rau quả của Việt Nam Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố các địa phương xuất khẩu lớn 7 tháng qua, dẫn đầu vẫn là TP. Hồ Chí Minh với kim ngạch gần 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ...

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của Hải Dương tăng gần 8%

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, dây và cáp điện, xi măng, sắt thép. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU),...

Vải Thanh Hà thu hoạch được hơn 54%, xuất khẩu ổn định ở nhiều thị trường

Theo UBND huyện Thanh Hà, đến ngày 28/5 toàn huyện đã thu hoạch khoảng 12.000 tấn vải, đạt hơn 54% tổng sản lượng vải năm 2024.Các trà vải đã thu hoạch gồm: u trứng trắng, u gai. Nông dân...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/11

TRONG NƯỚCTrong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Khu di tích nơi...

6 hành trình ngắm tuyết khách Việt yêu thích

Theo đại diện nhiều đơn vị lữ hành, giai đoạn cuối năm - đầu năm mới là thời điểm thích hợp cho các chuyến săn tuyết. Gu du lịch đón tuyết của người Việt hiện đổi mới, nhiều du...

Dàn nam vương thế giới đến Việt Nam dự thi Mr World 2024

Để đón tiếp thí sinh, ban tổ chức Mr World Vietnam đã chuẩn bị túi quà đan thủ công đậm chất Việt bên trong có khăn rằn, càphê, bánh mỳ, trái cây, bánh, nước suối khăn ướt và cả...

Đưa 5 dự án của Tứ Kỳ ra khỏi đề án nông nghiệp hàng hóa tập trung

Theo đó, 5 dự án thuộc huyện Tứ Kỳ bị bỏ ra khỏi Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng...

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho người từ 16-18 tuổi

Tại hội thảo An toàn giao thông xe máy ngày 4/11, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết đến tháng 9, cả nước đã có 77 triệu xe máy...

Cùng chuyên mục

Đưa 5 dự án của Tứ Kỳ ra khỏi đề án nông nghiệp hàng hóa tập trung

Theo đó, 5 dự án thuộc huyện Tứ Kỳ bị bỏ ra khỏi Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng...

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho người từ 16-18 tuổi

Tại hội thảo An toàn giao thông xe máy ngày 4/11, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết đến tháng 9, cả nước đã có 77 triệu xe máy...

Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách và Kim Thành khắc phục tiêu chí về môi trường

Trong số 4 huyện phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2025, huyện Gia Lộc đang gặp nhiều khó khăn nhất khi mới đạt được 2/8 chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường và chất lượng...

Dự kiến giá vé tàu Metro số 1 cao nhất 20.000 đồng mỗi lượt

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành giá vé của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).Theo tờ trình, đối với...

Ford Việt Nam chia sẻ kiến thức an toàn giao thông cho hơn 2.000 học sinh Hải Dương

Với sự đồng hành của quỹ Ford Philanthropy, Công ty TNHH Ford Việt Nam còn triển khai nhiều hoạt động xã hội, hỗ trợ thiết thực cho nhóm người yếu thế... ...

Nông dân An Thanh (Tứ Kỳ) tất bật thu hoạch rươi chính vụ

Nông dân An Thanh (Tứ Kỳ) tất bật thu hoạch rươi chính vụ Nguồn: https://baohaiduong.vn/nong-dan-an-thanh-tu-ky-tat-bat-thu-hoach-ruoi-chinh-vu-397279.html

Giữ nghề đan lát ở Đan Giáp

Giữ nghề đan lát ở Đan Giáp Nguồn: https://baohaiduong.vn/giu-nghe-dan-lat-o-dan-giap-397153.html

Đường tuần hoàn của… rơm

Hải Dương từng là một trong những "điểm nóng" về tình trạng đốt rơm rạ dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch lúa vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ người dân. Hiện nay, phần nhiều rơm, rạ trong tỉnh được tái sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, xanh, bền vững.Nội dung: TIẾN MẠNHTrình bày: TUẤN ANH Nguồn: https://baohaiduong.vn/duong-tuan-hoan-cua-rom-397265.html

4 doanh nghiệp Hải Dương liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Công ty CP Nhựa An Phát Xanh với sản phẩm túi nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco lần thứ 2 liên tiếp được công nhận Thương hiệu quốc gia.Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được...

‘Doanh nghiệp tư nhân cần cơ chế chứ không phải tiền’

Tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội chiều 4/11, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tốc độ tăng vốn của đầu tư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất