Powered by Techcity

Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính


pham-minh-chinh-ly-cuong1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13/10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc.

Cùng tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính, năng lượng

Tọa đàm là sự kiện mang tính kết nối và củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia; hiện thực hóa nhận thức chung cấp cao của hai Đảng, các thỏa thuận giữa hai nước; thúc đẩy mạnh mẽ trụ cột quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Từ đó, góp phần nâng tầm quan hệ kinh tế trong kỷ nguyên mới; thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho cả hai nước; góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.

Với chủ đề “Tăng cường hợp tác cùng có lợi, chung tay kiến tạo tương lai,” tại tọa đàm doanh nghiệp hai nước đã thảo luận tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu hợp tác của nhau, phù hợp định hướng hai nước và xu thế toàn cầu, trong các lĩnh vực: phát triển, kết nối hạ tầng; hợp tác năng lượng; chuyển đổi số, kinh tế số; tài chính ngân hàng.

Trong đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, với kinh nghiệm, năng lực đã được khẳng định, các doanh nghiệp mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam như các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam của Việt Nam; hợp tác trong xây dựng thành phố thông minh, sản xuất thông minh, xây dựng các trung tâm dữ liệu, phát triển thương mại điện tử…, cùng Việt Nam phát triển xanh, bền vững.

Các doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy kết nối doanh nghiệp hai nước, nhất là trong các lĩnh vực Trung Quốc có kinh nghiệm, tiềm lực và Việt Nam có nhu cầu. Hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về tài chính, khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong phát triển hạ tầng, trong đó có các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc; tài trợ vốn và kết nối trong thanh toán; phát triển mạng 5G, cơ sở hạ tầng số, trí tuệ nhân tạo, kết nối hệ thống thương mại hai nước; hợp tác phát triển điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, Hydrogen…

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, với nỗ lực chung của hai bên, nhất là các chuyến thăm lịch sử của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hai nước, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất và toàn diện.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường lần này là chuyến thăm chính thức đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Trung Quốc đến Việt Nam sau khi hai bên nâng tầm quan hệ; tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao hai nước.

Cho biết, hai Thủ tướng đã có buổi hội đàm toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, thiết thực, đạt nhiều kết quả tích cực và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kết nối chuỗi cung ứng, đường sắt, hợp tác thương mại, đầu tư, thanh toán xuyên biên giới…, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam. Trong đó, hợp tác phát triển kinh tế bền vững là một trong những yếu tố then chốt để thắt chặt thêm tình đoàn kết hai nước anh em và quan hệ hai nước láng giềng gần gũi, tắt lửa tối đèn có nhau.

pham-minh-chinh2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

Theo Thủ tướng, thời gian qua quan hệ hợp tác hai nước phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị-xã hội tốt đẹp giữa hai nước. Do vậy, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối hai nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là kết nối doanh nghiệp.

Chính phủ hai nước cần thúc đẩy hơn nữa: kết nối về thể chế; kết nối về hạ tầng chiến lược; kết nối về quản trị và chuyển giao công nghệ; kết nối về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; kết nối về vốn, tập trung vào các ngành nghề mới nổi; kết nối về thanh toán, nhất là hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ, kết nối chuỗi cung ứng.

Thủ tướng Chính phủ cho biết Nhà nước có trách nhiệm quản lý nhà nước, xây dựng, hoàn thiện thể chế, hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực và ủng hộ doanh nghiệp hai nước hợp tác hoạt động công khai, minh bạch, bình đẳng; đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” “hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc, Việt Nam đã góp phần đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm sáng và là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc còn chưa xứng tầm với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và đặc biệt là vai trò, vị thế và quy mô của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”

Thông tin về chiến lược, kết quả tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam sau 40 năm đổi mới, Thủ tướng Chính phủ cho biết, để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư chất lượng cao từ Trung Quốc, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” Chính phủ Việt Nam cam kết “3 bảo đảm,” “3 thông”và “3 cùng.”

Trong đó “3 bảo đảm” gồm bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, ổn định, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác. Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư, không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Cùng với đó, nâng cao năng lực quản trị, thể chế, bảo đảm “3 thông”: hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, quản trị thông minh.

Đặc biệt, thực hiện “3 cùng” gồm: cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào.

Với tinh thần và quan điểm đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước tiếp tục đóng góp để hai nước đã gắn bó rồi thì gắn bó hơn, đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn, đã tin cậy rồi thì tin cậy hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn nữa, cùng thúc đẩy tăng trưởng, ủng hộ hai Chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra.

Kêu gọi doanh nghiệp hai nước lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để vươn lên, góp phần giúp hai nước nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị-xã hội tốt đẹp hiện nay, để hai nước vươn mình, bay cao, bay xa trong kỷ nguyên số, phát triển xanh, nhanh, bền vững, lấy con người là trung tâm, chủ thể, động lực của sự phát triển.

pham-minh-chinh-ly-cuong3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực hợp tác, trao đổi để tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hai nước để tháo gỡ rào cản sản xuất, kinh doanh, thương mại, cải thiện môi trường đầu tư; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập như cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, các sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Phát triển toàn cầu (GDI), An ninh toàn cầu (GSI) và Văn minh toàn cầu (GCI)… của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mà chúng tôi đã ủng hộ; và các cơ chế hợp tác đa phương hai bên cùng tham gia (ASEAN-Trung Quốc; RCEP…).

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, kết nối chiến lược trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối hạ tầng giao thông; đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc; hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại; tăng cường hơn nữa đầu tư tại Việt Nam, nhất là các dự án lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh về công nghệ cao, chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng giao thông, công nghiệp luyện kim, y tế, giáo dục, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, hệ sinh thái xe điện và pin xe tích điện…; chú trọng đầu tư cho kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc; tiếp tục tạo thuận lợi cho tăng cường thương mại song phương; mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam.

Cho rằng, trong bất kỳ quan hệ hợp tác nào, “đôi bên cùng có lợi” “hai bên cùng thắng” luôn là mục tiêu cao nhất, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng doanh nghiệp hai nước sẽ gắn kết với nhau hơn nữa, để xứng tầm với tầm vóc, ý nghĩa và tình cảm trong quan hệ hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc; khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng trên con đường phát triển.

Tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước

ly-cuong3.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam rung Quốc

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường bày tỏ tâm đắc với bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính; nhất trí về sự ủng hộ hai Chính phủ đối với doanh nghiệp hai nước.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau; đoàn kết một lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, rủi ro. Trong hợp tác cần sự chân thành, miễn là kiên trì đi cùng một hướng, mang lại lợi ích cho nhau, đem lại phồn thịnh chung thì chắc chắn hai nước sẽ cùng thắng.

Cho biết, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm nhấn của hợp tác Trung Quốc – Việt Nam, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước, Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhiều tiềm năng để phát triển. Giai đoạn tới, hai nước cần quan tâm 3 phương trọng điểm, trong đó cần tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước.

Theo Thủ tướng Trung Quốc, hai nước có quan điểm phát triển như nhau, lợi ích chung rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên, cần quan tâm kết nối liên thông hai nước. Hiện hai nước đang tích cực triển khai quy hoạch kết nối sáng kiến BRI, Hai hành lang, một vành đai kinh tế; tích cực kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cửa khẩu, bến cảng, đường hàng không; thúc đẩy đi lại, giao lưu nhân dân; tăng cường hợp tác điều phối chính sách phát triển công nghiệp.

Thủ tướng Lý Cường cũng đề nghị hai bên không ngừng củng cố, bổ sung thế mạnh cho nhau. Mỗi bên đều có thế mạnh đặc biệt của mình về tài nguyên, kết cấu ngành nghề, có nhu cầu bổ sung cho nhau lâu dài; hai bên đã triển khai mạnh mẽ hợp tác kỹ thuật, công nghệ; phối hợp phân công, thúc đẩy, cùng nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này,” Thủ tướng Lý Cường chia sẻ.

Thủ tướng Lý Cường cho biết hai nước có chế độ, tin cậy chính trị cao, có mối tình hữu nghị nồng thắm mà nhiều nước không có. Hai nước có niềm tin hợp tác tương lai; thương mại hai nước được tăng cường mạnh mẽ, do đó doanh nghiệp hai bên cần nắm chặt cơ hội, tăng cường hợp tác chặt chẽ, đóng góp cho sự phát triển chung.

Thủ tướng Lý Cường nêu 3 mong muốn không ngừng quan tâm các chính sách quan trọng lớn, chủ động hơn để hòa nhập sự phát triển quốc gia, các kết nối chiến lược; tận dụng tốt các thỏa thuận song phương và đa phương; huy động các nguồn lực cho phát triển. Thúc đẩy phát triển hài hòa các ngành nghề công nghiệp xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp mình; tìm kiếm các đối tác hợp tác trong chuỗi giá trị.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng xuyên biên giới; tập trung sức lực, nâng cao sức sáng tạo, tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng sạch. Thủ tướng Lý Cường tin rằng, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước sẽ giành được kết quả to lớn hơn trong thời gian tới.

TB (theo TTXVN)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/viet-nam-trung-quoc-thuc-day-hop-tac-ve-ha-tang-kinh-te-so-tai-chinh-395556.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc bán vé du hành vũ trụ

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp không gian với sự thành công của sứ mệnh vệ tinh Thực Tiễn-19 (Shijian-19).Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên...

Việt Nam tiếp tục là ‘miền đất hứa’ của FDI

Dòng vốn ngoại đến từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN, Bộ KH-ĐT), 8 tháng năm 2024, cả nước thu hút vốn FDI được hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số dự án đầu tư mới và số dự án đăng ký mở rộng đầu tư đều tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng dự án FDI mới được cấp giấy...

Cô gái Trung Quốc thích mua thớt gỗ Việt Nam về làm quà

Trong vali, Nhất Vân (sinh năm 1997, đến từ tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) chất đầy những món đồ mua từ Việt Nam về làm quà cho người thân ở Trung Quốc như thớt, bánh kẹo, cà phê. Cô gái trẻ Nhất Vân đến từ Trung Quốc thích mua thớt gỗ Việt Nam về làm quà cho người thân. (Nguồn: NVCC) Nhất Vân là bình luận viên bóng đá, hiện sống và làm việc ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài...

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam, phía Việt Nam...

Trung Quốc vẫn vật vã hút khách quốc tế

Thị trấn lịch sử Ô Trấn với những con đường nhỏ và các cây cầu cũ bắc qua kênh rạch luôn chật kín người. Hai nữ du khách ở độ tuổi 20 trong lúc ngồi làm tóc để chụp...

Cùng tác giả

Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Để làm được điều đó, đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh cần có nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển các không gian diễn xướng, mở rộng môi trường thực hành di sản để các nghệ nhân và người yêu thích Dân ca Quan họ có cơ hội thể hiện và phát triển tài năng. Đặc biệt, tỉnh khuyến khích và trân trọng những thể nghiệm mới, các sáng tạo nghệ thuật mang âm hưởng dân ca...

Gói thầu xây lắp chính trong dự án nút giao liên thông

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 9 thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Đầu tư xây...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 23/11

TRONG NƯỚCTrưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Kuala Lumpur, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Sáng cùng ngày,...

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh Huế là Di sản tư liệu thế giới

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, để tiến hành các thủ tục triển khai Dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa và tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh...

CBCNV Tập đoàn Hòa Phát trao trực tiếp 1.194 suất quà tới đồng bào tỉnh Cao Bằng

Nối tiếp chuyến thiện nguyện tại Lào Cai, trong hai ngày 21 và 22/11/2024, những bước chân thiện nguyện của CBCNV Hòa Phát đã có mặt tại tỉnh Cao Bằng tới các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng và TP. Cao Bằng trao 1.194 suất quà tới tận tay đồng bào có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi). Mỗi suất quà trị giá 1...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 23/11

TRONG NƯỚCTrưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Kuala Lumpur, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Sáng cùng ngày,...

CBCNV Tập đoàn Hòa Phát trao trực tiếp 1.194 suất quà tới đồng bào tỉnh Cao Bằng

Nối tiếp chuyến thiện nguyện tại Lào Cai, trong hai ngày 21 và 22/11/2024, những bước chân thiện nguyện của CBCNV Hòa Phát đã có mặt tại tỉnh Cao Bằng tới các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng và TP. Cao Bằng trao 1.194 suất quà tới tận tay đồng bào có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi). Mỗi suất quà trị giá 1...

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước,...

Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lý do phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý...

Hải Dương kiện toàn cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ cấp xã sau sáp nhập

Huyện Ninh Giang cũng đang khẩn trương chuẩn bị để sáp nhập 8 xã, thị trấn thành 4 địa phương mới.Theo đánh giá của lãnh đạo Huyện ủy Ninh Giang, giai đoạn này việc bố trí, chuẩn bị nhân...

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương là hết sức quan trọng và nặng nề, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định sẽ nỗ...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho đồng chí Đinh Thế Huynh

Tại lễ trao tặng, đồng chí Đinh Thế Huynh cảm ơn đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thay mặt Bộ Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất