Powered by Techcity

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì họp báo. (Ảnh: Quỳnh Anh/TTXVN phát)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì họp báo

Chiều 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Chủ trì họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc và qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết về quyền con người của mình trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác bình đẳng, khách quan, minh bạch.

Việt Nam đã thực hiện gần 90% khuyến nghị

Với chính sách nhất quán về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, Việt Nam rất coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại tất cả chu kỳ.

Vừa qua, Việt Nam đã chính thức nộp báo cáo UPR chu kỳ IV và hiện nay toàn văn báo cáo bằng tiếng Anh và tiếng Việt đã được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao.

Dự kiến vào ngày 7/5, đoàn Việt Nam sẽ tham dự phiên đối thoại về báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

“Báo cáo Quốc gia UPR chu kỳ IV trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam trên tất cả lĩnh vực kể từ lần rà soát trước và chúng tôi cũng rà soát một cách toàn diện việc thực hiện những kiến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ III, tính đến tháng 1/2024. Trong số 241 khuyến nghị Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị chiếm 86,7%; thực hiện một phần là 30 khuyến nghị, chiếm 12,4% và còn hai khuyến nghị chúng tôi đang xem xét thực hiện vào một thời điểm phù hợp,” Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết.

Báo cáo cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như những thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân và bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; việc Việt Nam tham gia đối thoại với các đối tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực quyền con người.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt lưu ý những nỗ lực của Việt Nam thực hiện các khuyến nghị của chu kỳ III diễn ra trong bối cảnh khó khăn, thách thức vô cùng lớn của COVID-19 tác động sâu sắc tới tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng, báo cáo có một số điểm nổi bật. Từ năm 2019-11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền với 44 luật thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân.

Về việc rà soát, gia nhập các Công ước quốc tế liên quan đến quyền con người, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Việt Nam cũng đã tham gia đàm phán và chính thức tham gia Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Bên cạnh đó, báo cáo cũng thể hiện một số con số thống kê như: từ năm 2009 đến nay, GDP tính trên đầu người ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 92% vào năm 2022. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ở Việt Nam đã đạt 98,3%, tăng gần 1 điểm % so với năm 2018.

Các phương tiện truyền thông, báo chí và Internet đã phát triển mạnh mẽ và trở thành diễn đàn ngôn luận của người dân, các tổ chức xã hội và là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh sau 26 năm kết nối Internet, Việt Nam đã có hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao.

Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có 78 triệu người sử dụng Internet, tăng 21% so với số thuê bao năm 2019. Số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019.

Hiện, có khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam thường xuyên, tích cực tham gia đóng góp vào xử lý các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết báo cáo đã chỉ ra những thách thức mà Việt Nam phải đương đầu và để từ đó đề ra các hướng ưu tiên như xác định nhu cầu hợp tác trong thời gian tới.

ttxvn_thu truong do hung viet 1.jpg
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì họp báo

Ví dụ như Việt Nam cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho phát triển bền vững, bao trùm, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công, tăng cường nỗ lực cải cách hành chính, thực hiện hiệu quả chiến lược về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) hay mở rộng hệ thống an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ chính quyền các cấp về vấn đề quyền con người.

Chia sẻ về quá trình xây dựng báo cáo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết báo cáo đã được thực hiện một cách toàn diện, minh bạch với sự tham gia đóng góp kiến của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, đối tác phát triển và người dân, các ý kiến đóng góp trực tiếp tại hội thảo tham vấn do Bộ Ngoại giao và một số bộ, ngành tổ chức hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Ngoại giao.

“Với những cách làm như vậy, có thể nói Báo cáo Quốc gia Việt Nam là sản phẩm chung của các bên liên quan có trách nhiệm trong việc triển khai các khuyến nghị UPR cũng như thụ hưởng thành quả của quá trình này,” Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nêu rõ.

Bác bỏ báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc

Tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trả lời một câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến báo cáo.

Trả lời câu hỏi của báo chí về báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nêu rõ: “Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, những đề xuất, kiến nghị vi phạm quy tắc này.”

Theo Thứ trưởng, tất cả báo cáo khác của các cơ quan Liên hợp quốc đều không được tiến hành công khai, minh bạch, không được tham vấn đầy đủ như là cách của Việt Nam tiến hành đối với Báo cáo Quốc gia của Việt Nam.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm quyền con người ở Việt Nam,  sự thật hơn ngàn lời nói

Theo ông Pérez Mok, từ một đất nước thường xuyên thiếu lương thực, ngày nay Việt Nam không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực mà còn trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và nhiều mặt hàng...

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Chiều 25/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền năm 2023 của Hoa Kỳ công bố ngày 22/4, Người...

Việt Nam quan tâm đến quyền con người một cách thực chất nhất

Còn tại cuộc họp báo ngày 15/4/2024 tại Hà Nội về việc công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền...

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan

Chiều 11/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về nội dung báo...

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách “một Trung Quốc”

Trên cơ sở kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc", Việt Nam duy trì và phát triển quan hệ dân gian, phi chính phủ với Đài Loan trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu...

Cùng tác giả

Huyện có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước lan tỏa phong trào khuyến học

Xác định khuyến học khuyến tài là hoạt động thường xuyên, liên tục, trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Nam Sách (Hải Dương) đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hiện nay, mạng lưới của hội đã phủ khắp các xã, thị trấn,...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 30/11

TRONG NƯỚCTheo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 30/11, sau khi thông qua một số luật và Nghị quyết, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc kỳ họp. Buổi sáng, các đại biểu Quốc...

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 có những tác động mang tính chất thời đại

Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc. Trong kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, dân chủ, trí tuệ, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của các lĩnh vực: xây dựng pháp luật; giám sát tối cao; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ...

Nhiều người Hà Nội đặt mua mẻ rươi to nhất từ đầu vụ ở Hải Dương

Một số nông dân cho biết qua mạng xã hội, có ngày họ bán được từ vài chục kg đến hàng tạ rươi. Nước rươi này, bà con bán rươi tại ruộng với giá từ 280.000-300.000 đồng/kg. Khách đặt...

Lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương giảm kể từ đầu năm

Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Hải Dương giảm 0,75% so với tháng 10. Đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương giảm kể từ đầu...

Cùng chuyên mục

Huyện có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước lan tỏa phong trào khuyến học

Xác định khuyến học khuyến tài là hoạt động thường xuyên, liên tục, trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Nam Sách (Hải Dương) đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hiện nay, mạng lưới của hội đã phủ khắp các xã, thị trấn,...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 30/11

TRONG NƯỚCTheo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 30/11, sau khi thông qua một số luật và Nghị quyết, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc kỳ họp. Buổi sáng, các đại biểu Quốc...

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 có những tác động mang tính chất thời đại

Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc. Trong kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, dân chủ, trí tuệ, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của các lĩnh vực: xây dựng pháp luật; giám sát tối cao; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ...

28 xã, phường, thị trấn mới ở Hải Dương đi vào hoạt động từ ngày mai

Ngay trong ngày 1/12, kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã phải được gửi đến thường trực HĐND cấp huyện phê chuẩn; kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã phải được gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn.Hiện công tác chuẩn bị kỳ họp tại các địa phương đã cơ bản hoàn tất, các địa phương sẽ được bàn giao con dấu của đơn vị hành chính mới trước...

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV ...

Báo Hải Dương kịp thời bình luận, định hướng những vấn đề lớn

Người tham gia viết chính luận trên báo Hải Dương cũng được mở rộng. Ngoài đội ngũ cán bộ, phóng viên trong tòa soạn, báo còn thu hút, đặt hàng nhiều cộng tác viên là những chuyên gia, cán...

490 người ở Hải Dương đủ điều kiện xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang

Theo Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh, từ đầu năm đến nay, qua rà soát, tiếp nhận, toàn tỉnh có 1.706 hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang (1.331...

Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng.Theo nghị quyết,...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương gồm toàn bộ tỉnh Thừa Thiên

Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.Quốc hội quyết nghị thành lập TP Huế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất