Powered by Techcity

Vì sao đường sắt tốc độ cao không kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau?


duong-sat-toc-do-cao.jpg
Dự kiến hướng tuyến và 23 ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam gửi Quốc hội, tuyến đường đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh với chiều dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Sau khi phương án hướng tuyến được công bố, nhiều ý kiến đề xuất nối thông tuyến đường sắt tốc độ cao từ Lạng Sơn đến Cà Mau để phục vụ đông đảo người dân trên trục Bắc Nam, phát triển kinh tế xã hội.

Lý giải phương án hướng tuyến qua 20 tỉnh thành, đại diện liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH cho biết đường sắt tốc độ cao là loại hình giao thông vận tải khối lượng lớn, thiết kế tốc độ cao và chi phí lớn. Việc xây dựng tuyến phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và quy hoạch.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 xác định tuyến đường sắt chạy dọc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ. Loại hình được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của hành khách và vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, đoạn Lạng Sơn – Hà Nội (đã có) và TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ sẽ là đường sắt cấp 1, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đường đôi. Đoạn Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia.

Quy hoạch đường sắt đồng bộ với quy hoạch đường bộ, hàng không, đường thủy, hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, phát huy thế mạnh mỗi loại hình. Phía Nam có hệ thống sông, kênh, rạch phát triển nên vận tải thủy sẽ có lợi thế hơn so với đường sắt. Khu vực này đang triển khai cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam, sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Theo đại diện Liên danh tư vấn, tuyến đường sắt tốc độ cao sở dĩ không kéo dài đến vùng đông bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh do được thiết kế có tốc độ khai thác lớn, từ 250 km/h trở lên, phù hợp với nhu cầu đi lại ở cự ly dài. Người dân Hải Phòng và Quảng Ninh có nhu cầu đi lại với Thủ đô rất lớn, song cự ly chỉ dưới 200 km. Với quãng đường này, đường bộ, đường sắt liên vùng và đường sắt ngoại ô sẽ chiếm ưu thế hơn đường sắt tốc độ cao.

Quy hoạch đến năm 2030 ngành giao thông sẽ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) và đến 2050 sẽ xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tuyến liên vùng này sẽ kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại Hà Nội hoặc Nam Định, phục vụ nhu cầu của người dân vùng đông bắc đi phía nam trên đường sắt tốc độ cao.

Trước một số ý kiến lo ngại vị trí các nhà ga tuyến đường sắt tốc độ cao xa trung tâm đô thị, gây khó khăn cho người dân di chuyển, đại diện Liên danh tư vấn cho biết các ga đường sắt tốc độ cao được ưu tiên chọn gần nhất trung tâm thành phố hiện hữu và có xem xét tới yếu tố phát triển không gian, đô thị mới để phát triển mô hình giao thông công cộng (TOD).

Tuy nhiên, một số ga được đặt theo quy hoạch phát triển thành phố mới, xa so với thành phố hiện hữu nên việc kết nối ga đường sắt tốc độ cao với trung tâm thành phố sẽ sử dụng các phương thức gồm đường bộ và đường sắt đô thị do địa phương xây dựng theo quy hoạch.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2030, ngoài các tuyến đường sắt quốc gia hiện nay, sẽ có thêm 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362 km gồm: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; vành đai phía Đông Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng; Hà Nội – Hải Phòng; Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ; tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu; tuyến TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng khoảng 174 km; TP Hồ Chí Minh – Lộc Ninh; tuyến Thủ Thiêm – Long Thành.

Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 được quy hoạch 25 tuyến với chiều dài 6.354 km, trong đó có các tuyến mới như: Đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hạ Long – Móng Cái; Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái; Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào); TP Hồ Chí Minh – Tây Ninh; đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lăk – Đăk Nông – Bình Phước (Chơn Thành); tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ du lịch.

T.H (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/vi-sao-duong-sat-toc-do-cao-khong-keo-dai-tu-lang-son-den-ca-mau-396653.html

Cùng chủ đề

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao nằm xa trung tâm?

Tàu dừng 2 phút tại mỗi gaCó đại biểu cho rằng với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, tính mỗi ga dừng 5 phút thì việc di chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh...

Đường sắt tốc độ cao đi qua Nam Định lợi 400 triệu USD trong 30 năm

Nhìn nhận về ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển các cảng hàng không trong tương lai, Bộ Giao thông vận tải cho biết chi phí cất hạ cánh chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành chi phí...

Cần chính sách vượt trội trong đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có những chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên, để đảm bảo khả thi và tăng tính thuyết phục, đề nghị Chính phủ rà...

Đường sắt tốc độ cao phần lớn đi trên cao, chính xác từng phút, giảm phát thải

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là cần thiết vì phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao...

Cùng tác giả

Một số cổ phiếu cần quan tâm hôm nay

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPGTheo Công ty Chứng khoán DSC, hết Quý 3/2024, dù duy trì đà tăng trưởng so với nền thấp năm ngoái nhưng KQKD của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã có tín hiệu chậm lại so với quý liền trước. Cụ thể, doanh thu Quý 3 đạt 33.956 tỷ (+19% so với cùng kỳ năm trước, -14,2% so với cùng kỳ quý trước); lợi nhuận sau thuế (LNST) Quý 3 đạt...

Phố cà phê đường tàu nên thành điểm du lịch

Việt Nam đang phát triển du lịch với tốc độ mạnh mẽ. Ngành du lịch Hà Nội cũng tăng trưởng không ngừng, dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, với 4,95 triệu...

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Cũng tại phiên họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).UBND tỉnh cơ bản thống...

Cùng chuyên mục

Một số cổ phiếu cần quan tâm hôm nay

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPGTheo Công ty Chứng khoán DSC, hết Quý 3/2024, dù duy trì đà tăng trưởng so với nền thấp năm ngoái nhưng KQKD của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã có tín hiệu chậm lại so với quý liền trước. Cụ thể, doanh thu Quý 3 đạt 33.956 tỷ (+19% so với cùng kỳ năm trước, -14,2% so với cùng kỳ quý trước); lợi nhuận sau thuế (LNST) Quý 3 đạt...

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Cũng tại phiên họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).UBND tỉnh cơ bản thống...

Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị của Hải Dương phải sát thực tiễn, đúng định hướng

Theo báo cáo Chương trình phát triển đô thị Chí Linh đến năm 2040 của Sở Xây dựng, đến năm 2030, TP Chí Linh là đô thị loại II trong hệ thống đô thị của tỉnh và quốc gia.Định...

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt hàng nhập qua thương mại điện tử

Tại Công điện ngày 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá hàng hoá nhập khẩu qua thương mại điện tử đang tạo sức ép lớn lên hàng hoá sản xuất trong nước. Việc này ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt với những hàng hoá này. Ông lưu ý các giải pháp...

Hải Dương giải ngân gần 225 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách hỗ trợ người dân sau bão lũ

Đây là số liệu giải ngân của hệ thống tín dụng chính sách toàn tỉnh đến hết ngày 25/11, tương đương 65,7% tổng số vốn vừa được bổ sung từ Trung ương và vốn ủy thác địa phương nhằm...

Huyện Gia Lộc phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lộc, trong 9 tiêu chí của huyện nông thôn mới nâng cao, huyện đạt được 5 tiêu chí gồm: quy hoạch; giao...

Không bắt chim trời nữa

Gần đây, bà Lành không biết con trai định làm gì mà mua lưới và nhiều dụng cụ rất lạ, cứ cuối tuần nghỉ học lại mang đi đâu cùng mấy bạn học cùng xóm. Một hôm, bà thấy...

Nhà máy nước sạch Phượng Hoàng được đầu tư nâng cấp

Năm 2025, công ty tiếp tục đầu tư nhằm nâng cấp bước đầu tổng thể nhà máy đạt công suất 1.500 m3/ngày đêm, bảo đảm cấp nước sạch cho 2.407 khách hàng trên địa bàn xã An Phượng.Nhà máy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất