Powered by Techcity

Thực hiện quy hoạch để hiện thực hoá tầm nhìn, mục tiêu phát triển Hải Dương

z5045604706882_460894001b60dc2b1ade0428a9f74c69.jpg
Đồng chí Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án đường vào khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (đoạn từ quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn)

– Xin đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên những yêu cầu nào?

– Trong những năm qua tỉnh thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15/11/2011.

Sau nhiều năm đổi mới và phát triển, quy mô nền kinh tế của Hải Dương đã tăng gấp 4,3 lần, đứng thứ 11 trong cả nước và thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Hồng; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 7,9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Quy mô sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong nhiều năm theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỉnh từng bước hình thành và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển mạnh sang mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng ngày càng tăng. Thu ngân sách hằng năm đã vượt 20.000 tỷ đồng. Hải Dương là một trong số các địa phương bảo đảm tự cân đối ngân sách hằng năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị không ngừng được hoàn thiện, là tỉnh sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được khẳng định, đứng ở vị trí tốp đầu cả nước. Hệ thống y tế được đầu tư, nâng cấp; văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục phát triển…

Cộng với bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều thay đổi, nhiều chủ trương, chính sách mới đã được ban hành, do đó, Quy hoạch tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần được nghiên cứu cặn kẽ, xây dựng, ban hành phù hợp với tình hình mới.

tphaiduongtutrencao1.jpg
Mục tiêu của Hải Dương là đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Mạnh Hiển

– Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương xác định một trong những mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trở thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tầm nhìn chiến lược cần có giải pháp chiến lược. Đồng chí có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

– Hải Dương xác định phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tích cực áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, sản xuất và thương mại để nâng cao hiệu quả và năng suất cũng như chất lượng dịch vụ. Đưa kinh tế số thành một cấu phần quan trọng trong mọi lĩnh vực. Phát triển nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị cao thông qua đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ khâu nghiên cứu và phát triển. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cho các cấp quản lý hay ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, logistics, y tế, giáo dục. Phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và hướng tới là cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng…

Các đột phá phát triển là tập trung phát triển 5 trụ cột chính bao gồm: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Dịch vụ chất lượng cao; Đô thị xanh, hiện đại, thông minh; Nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; Bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng 3 nền tảng hỗ trợ: Văn hóa và con người xứ Đông – phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đời sống, môi trường văn hóa lành mạnh; Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; Kinh tế số, khoa học – công nghệ, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Hình thành 4 trục phát triển không gian gồm: trục phát triển Bắc-Nam; trục phát triển theo hướng Đông-Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh; trục phát triển Đông-Tây trung tâm tỉnh và trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông.

z4976766283937_46096e9e0cc6944c326379a4efd9bab4.jpg
Hải Dương được định hướng xây dựng thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại

– Hải Dương lựa chọn kịch bản, giải pháp phát triển như thế nào, thưa đồng chí?

– Để đạt được mục tiêu và tầm nhìn đã đề ra trong quy hoạch, trên cơ sở phân tích, đánh giá sát hiện trạng; xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội và khả năng phát triển, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn kịch bản tăng trưởng với tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân trong cả giai đoạn 2021-2030 khoảng 9,5%/năm. Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong vùng, Hải Dương định hướng xây dựng khu kinh tế chuyên biệt quy mô hợp lý, trở thành động lực để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là trung tâm của sự đổi mới, sáng tạo, kết nối và phát triển.

Hải Dương sẽ phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, bao gồm: Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; Tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

Phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng.

Đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu…

Việc quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng với Hải Dương. Đây là cơ sở pháp lý để kết nối đồng bộ quy hoạch các cấp, ngành. Từ đó định hình các đột phá chiến lược trong cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, biến thách thức thành cơ hội, tăng cường thu hút đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Quy hoạch này là căn cứ khoa học, công cụ pháp lý để chính quyền các cấp của tỉnh sử dụng khi hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, kế hoạch thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và dân cư; đề xuất danh mục dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư, đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện quy hoạch, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế – xã hội.

Để thực hiện các nội dung trong quy hoạch, tỉnh Hải Dương đã đưa ra 7 nhóm giải pháp đồng bộ cần thực hiện, bao gồm: Nhóm giải pháp về huy động vốn; về phát triển nguồn nhân lực; về bảo vệ môi trường; về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Với tầm nhìn, tư duy đổi mới – sáng tạo, cùng khát vọng vươn lên phát triển, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là sản phẩm của sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Tin rằng với quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận cao của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Hải Dương sẽ từng bước hiện thực hoá mục tiêu đề ra.

– Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh!

PV (thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Quy hoạch vùng huyện Thanh Miện phải đồng bộ với quy hoạch khu kinh tế chuyên biệt trong tương lai

Điều chỉnh định hướng phát triển đô thị giảm từ 12 đô thị còn 3 đô thị. Trong đó, nâng cấp đô thị thị trấn Thanh Miện là đô thị loại IV; định hướng quy hoạch, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại V cho 2 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Đoàn Tùng - Thanh Tùng (sáp nhập xã Đoàn Tùng và Thanh Tùng), Tứ Cường - Cao Thắng (sáp nhập xã Tứ Cường...

Quốc hội xem xét sửa đổi các luật quan trọng về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu

Ngày 30/10, Quốc hội tiếp tục làm việc liên quan tới nhiều nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Luật Phòng...

Quy hoạch du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Du lịchT.H (theo Vietnam+) • 08/07/2024 06:32Định hướng tổ chức không gian du lịch đặt mục tiêu phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 6 vùng, 3 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý quy hoạch đô thị ở Hải Dương

Qua giám sát của Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực trong lập, thẩm định, phê duyệt...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 12/2

TRONG NƯỚCNgày 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Thủ đô Hà Nội. Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho...

Tín dụng ngân hàng tại Hải Dương tăng trưởng trong tháng đầu tiên

Cuối tháng 1/2025, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 152.861 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng 12/2024, tăng 14,6% so với cuối tháng 1/2024.Dù lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 vào cuối tháng...

Các đơn vị thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn phải tổng kiểm kê tài sản

Ngày 11/2, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, doanh nghiệp nhà nước, UBND cấp huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh...

Tuần đầu sau Tết, Hải Dương thu trên 600 tỷ đồng thuế nội địa

Các khu vực có dư địa thu lớn hiện đạt tỷ lệ thu cao như khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29%; khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 31% và khu...

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 12/2

TRONG NƯỚCNgày 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Thủ đô Hà Nội. Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho...

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội

Trong đó, việc xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ...

Thảng thốt vì con vắng nhà trước ngày lên đường nhập ngũ

Quyết định gọi nhập ngũ nó mang đi. Quần áo, tư trang cá nhân đã được chuẩn bị sẵn kia rồi. Vậy nó đi đâu? Là bố nó, nên ông Thái rất sốt ruột. Suốt buổi sáng hôm ấy,...

Quốc hội khóa XV họp bất thường bàn về công tác nhân sự và bộ máy

Sáng 12/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ chính thức khai mạc theo hình thực họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô...

Những cán bộ ở Hải Dương nghỉ hưu sớm vì lợi ích chung

Vừa qua, đồng chí Nguyễn Văn Thái, Trưởng Phòng Kinh tế TP Chí Linh đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu sớm. Đồng chí Thái sinh năm 1967, theo đúng quy định, còn 4 năm nữa mới đến...

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng xin nghỉ công tác sớm

Tại hội nghị Thành ủy về phương án tinh gọn bộ máy chính quyền thành phố chiều 11/2, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cho biết 34 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/2

TRONG NƯỚCNgày 11/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các...

Dự kiến từ sáng 12/2, Quốc hội họp bất thường với nội dung trọng tâm về tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước

Sáng 12/2, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, khóa XV, với nội dung quan trọng liên quan đến việc sắp xếp và tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Dự kiến, Kỳ họp bất...

Tái bản, bổ sung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Hà từ năm 1928 tới nay

Cuốn sách gồm 9 chương, nội dung về quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, sự ra đời của tổ chức Đảng ở Thanh Hà; quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ ba, đặc biệt chú trọng chuẩn bị nhân sự đại hội. Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất