Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão


Cây trồng ở Yên Bái bị ngập úng, gãy đổ, chết trắng do bão số 3. (Ảnh: TTXVN phát)
Cây trồng ở Yên Bái bị ngập úng, gãy đổ, chết trắng do bão số 3. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo công điện, bão số 3 đã gây ra thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp tại hầu hết các địa phương khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến ngày 26/9, bão, mưa lũ đã làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương; trên 260.000 căn nhà, 1.900 điểm trường bị tốc mái, hư hại, sập đổ, lũ cuốn; hàng loạt công trình hạ tầng năng lượng, viễn thông, giao thông, thủy lợi, đê điều bị sự cố; gần 350.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 8.100 lồng bè, 31.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; trên 4,5 triệu gia súc, gia cầm bị chết; hàng trăm ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá… ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2024.

ttxvn_mua lu Lao Cai_bao so 3 (12).jpg
Diện tích lúa của bản Cuông 2 ở Lào Cai bị hư hỏng nặng do mưa lũ, khả năng mất mùa

Để khắc phục nhanh hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, duy trì tăng trưởng của ngành nông nghiệp, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, trong đó chú trọng thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương (ngân sách địa phương, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác) để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, UBND cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để xử lý ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đặc biệt là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

ttxvn_bao so 3.jpg
Nhiều diện tích lúa bị mưa lũ làm hư hỏng

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là bảo đảm chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan rà soát lại kế hoạch, phương án sản xuất nông nghiệp, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng đợt bão, lũ vừa qua để chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất xử lý môi trường, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản để người dân khôi phục sản xuất; hoàn thành trước ngày 5/10/2024.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, trong đó rà soát đối tượng, phạm vi, hình thức hỗ trợ, quy trình thủ tục và mức hỗ trợ nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, trình Chính phủ trong tháng 10/2024.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chủ động, tích cực chỉ đạo, tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng do bão, mưa lũ; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến, logistic và kho bãi bị hư hại do bão, mưa lũ để bảo đảm không bị gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước… đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; tiếp tục nghiên cứu để có chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các đối tượng bị thiệt hại.

Bộ Tài chính chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định.

Bộ Tài chính kịp thời xem xét thực hiện ngay theo thẩm quyền việc ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, rà soát, trình ngay cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 9/5/2022) nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách.

Bộ Tài chính theo dõi chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước; phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật chủ động, kịp thời có các biện pháp cần thiết kiểm soát giá vật tư đầu vào và hàng nông sản, không để xảy ra tăng giá đột biến, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

ttxvn_bao so 3_tuyen quang.jpg
Người dân thôn Soi Đát, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang khôi phục vườn bưởi sau khi nước rút

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan: Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ để cho vay khôi phục sản xuất, ổn định đời sống theo quy định. Chủ động, kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản tăng trưởng (trong đó có khu vực nông nghiệp), chỉ đạo, điều hành phù hợp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng do Trung ương, Quốc hội giao, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ; tích cực hơn nữa để xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.

Đẩy nhanh thực hiện, giải ngân gói tín dụng cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đang được triển khai, ưu tiên các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua, thực hiện theo thẩm quyền việc xem xét tăng quy mô nếu hiệu quả và cần thiết.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

ttxvn_bao so 3_yen bai 2.jpg
Cánh đồng lúa của thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, TP Yên Bái chết trắng, không có khả năng hồi phục

Các hộ nông dân, người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp… tiếp tục phát huy tính tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức khôi phục sản xuất kinh doanh; đồng thời góp ý, hiến kế cho các cấp chính quyền có giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả để chung tay khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chủ động, tích cực vận động các đối tác, nhà tài trợ trong nước, quốc tế để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ và thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

VN (theo TTXVN)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-ky-cong-dien-nhanh-chong-phuc-hoi-san-xuat-nong-nghiep-sau-bao-394243.html

Cùng chủ đề

Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu

“Thích ứng linh hoạt là cách thức để vượt qua khó khăn và tận dụng các cơ hội mới. Khơi thông nguồn lực là cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, là động lực tăng trưởng, phát triển...

TP Hải Dương hạ tầng phát triển nông nghiệp ven đô

Dự án cải tạo, nâng cấp vùng nuôi thủy sản xã Gia Xuyên có mức đầu tư dự kiến gần 32 tỷ đồng. Dự án sẽ xây dựng 4 tuyến đường nội đồng với tổng chiều dài khoảng 1,48...

Đưa Hải Dương thành kiểu mẫu về phát triển nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp của Hải Dương năm 2023 gần 4,1%, cao hơn bình quân cả nước, đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng....

Cùng tác giả

Bổ sung hơn 5.834 tỷ đồng để trả chế độ cho giáo viên, an sinh xã hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn Đại biểu Quốc hội năm 2025...

Gần 400 cán bộ, chiến sĩ chữa cháy rừng ở Hải Dương

Tối 28/11, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND TP Chí Linh cho biết: Các đơn vị chức năng đang nỗ lực dập lửa vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn phường Phả Lại. Cụ thể, khoảng 15h30 cùng ngày, rừng phòng hộ thuộc địa bàn phường Phả Lại bất ngờ bùng cháy. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở nhanh chóng có mặt tại hiện trường xử lý,...

Nguyễn Ngọc Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Clip đăng quang của Nguyễn Ngọc Kiều Duy: Từ đầu mùa giải, Kiều Duy luôn là ứng viên thể hiện xuất sắc các phần thi, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Kiều Duy cũng nhận danh hiệu Người đẹp đồng bằng sông Cửu Long. Với danh hiệu cao nhất, Nguyễn Ngọc Kiều Duy sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2025 (Miss International 2025). Á hậu 1 cuộc thi là Đỗ Thị Phương...

Bên trong phòng khách sạn đắt nhất thế giới 2,5 tỷ đồng một đêm có gì?

Với những người bình thường, nhu cầu khách sạn cho mỗi chuyến du lịch chỉ cần một chiếc giường ấm ấp và bữa ăn sáng là đủ. Còn với người giàu, họ có nhu cầu cao hơn, đó là...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 28/12

TRONG NƯỚCChiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành dầu khí. Sáng cùng ngày, dự Hội nghị tổng...

Cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ bị phạt đến 20 triệu đồng, từ năm 2025 nhiều lỗi giao thông tăng mức phạt

Chiều 28/12, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong...

Công ty TNHH Triệu Phố nhận giải thưởng văn hóa giao thông

Tối 27/12, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng Vô lăng vàng lần thứ 12 năm 2024, tôn vinh các doanh nghiệp vận tải và lái xe...

Huyện Gia Lộc lắp camera giám sát an ninh tại nhiều vị trí công cộng

UBND huyện Gia Lộc đã lắp đặt camera giám sát an ninh tại 14 vị trí công cộng như ngã tư, ngã ba, lối rẽ vào một số tuyến đường chính, khu vực đường gom, giáp ranh với các...

Kim Thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi đạt gần 99%

Đến ngày 27/12, huyện Kim Thành đã xử lý 176 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi trong tổng số 178 trường hợp vi phạm. Kim Thành là một trong những địa phương có tỷ lệ xử lý...

Hải Dương luôn sát cánh, đồng hành cùng các nhà đầu tư trong khu công nghiệp

Đồng chí yêu cầu các sở ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư; báo cáo kết quả về UBND tỉnh chậm...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện 5 tiên phong để cùng cả nước về đích

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành kế hoạch-đầu...

TP Hải Dương đầu tư hơn 643 tỷ đồng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm

HĐND TP Hải Dương đã thông qua quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm thành phố - khu vực 1 (Diamond...

Thời tiết thuận lợi cho cây vải thiều ra hoa

Theo UBND huyện Thanh Hà, trà vải u trứng trắng đang ra hoa, tuy nhiên diện tích trà vải này không nhiều.Các trà vải khác đang phân hóa mầm hoa. Năm nay, tỷ lệ cây vải ra lộc đông...

Tôn trọng cái vạch vôi

Sáng ra, chị Hà đi chợ ghé mua rau ở quán quen. Thấy quán hôm nay ít đồ, chị Hà trêu:- Quán chị nay đắt hàng hay sao mà đã vơi nửa quán rồi. Em bảo mua mớ rau...

Tin nổi bật

Tin mới nhất