Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024

Ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP/2024 của Chính phủ; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và một số vấn đề quan trọng khác.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới đầu cầu trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố. Dự hội nghị còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại diện lãnh đạo các ban của Đảng, Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế Nhà nước cùng tham dự.

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu dự phiên họp, nêu rõ, sau phiên họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Tổng Bí thư để xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đã đi qua nửa đầu năm 2024, trong bối cảnh tình hình khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, trong nước nền kinh tế chịu tác động kép cả yếu tố bên ngoài và các vấn đề nội tại.

Trong bối cảnh đó, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các hoạt động kinh tế-xã hội phục hồi tích cực hơn, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tăng trưởng GDP quý 2 đạt 6,93%, 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, vượt kịch bản đề ra, là mức cao ở khu vực và trên thế giới. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. An sinh xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm tốt. Đối ngoại được đẩy mạnh, uy tín, vị thế đất nước ta tiếp tục được nâng lên.

Thủ tướng nêu rõ, những năm vừa qua, tình hình vẫn có khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta vẫn thực hiện tăng thu tiết kiệm chi, cơ cấu lại đầu tư công hợp lý có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhờ đó tiết kiệm được khoảng 700 nghìn tỷ đồng để thực hiện tăng lương từ 1/7/2024 và đưa giải pháp tăng lương thực hiện lộ trình theo Nghị quyết 27-NQ/TW với bước đi phù hợp khả năng chi trả.

Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh những thành tích đạt được là rất cơ bản, phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: sức ép lạm phát còn cao, tình hình sản xuất, kinh doanh còn khó khăn; tình hình trật tự an toàn xã hội, cháy, nổ, tai nạn giao thông ở một số địa bàn còn phức tạp; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm… chưa khắc phục được.

ttxvn_thu_tuong_chu_tri_phien_hop_chinh_phu_thuong_ky_thang_6_nam_2024_2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích sâu thêm những mặt được, chưa được, nhất là rút ra bài học kinh nghiệm công tác điều hành, quản lý thời gian qua, làm nền tảng cho thời gian tới để giữ đà tăng trưởng, khí thế để tiếp tục khắc phục những hạn chế, bất cập, thu được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung, phát biểu ý kiến làm rõ những vấn đề trên, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để chỉ đạo, điều hành trong tháng 7 và những tháng còn lại của năm 2024, bảo đảm hiệu quả, tạo tiền đề thắng lợi quan trọng cho năm 2025, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng đề nghị nêu những vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, quản lý điều hành, trên cơ sở đó, các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động thực hiện hiệu quả, phù hợp tình hình. Các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao với tinh thần xác định “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, từ đó có cơ sở đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, phê bình phù hợp.

Hội nghị đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm các bộ, ngành, địa phương triển khai công việc, cụ thể hóa các luật, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; theo dõi sát, nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, bảo đảm hài hòa với phát triển trung và dài hạn.

Trong 6 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 75 nghị định, 131 nghị quyết, 653 quyết định, 19 chỉ thị. Tháng 6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP chỉ đạo các giải pháp trọng tâm, có tính đột phá, cải cách để thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt việc ban hành các quy định để áp dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản từ 1/8/2024; chủ trì nhiều Hội nghị về chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, tháo gỡ khó khăn cho các ngành, lĩnh vực; thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững; kiểm tra thực tế và chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các công trình, dự án giao thông, năng lượng trọng điểm; ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy, khắc phục hậu quả mưa lũ, ứng phó thiên tai…

Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội tháng 6, quý 2 và 6 tháng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng GDP quý 2 ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, 6 tháng tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 2 tăng 4,39% so với cùng kỳ, 6 tháng tăng 4,08%, bám sát kịch bản đề ra. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 60% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng tăng lần lượt 15,7%, 14,5% và 17%; ước xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Các cân đối lớn được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu điện trong mùa nắng nóng. Tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó, FDI đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%. Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng… được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn.

Cùng đó, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được thúc đẩy; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên. Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7/2024.

Chính trị ổn định, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, nhất là đối ngoại cấp cao tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả, có dấu ấn nổi bật, cụ thể hóa thành các dự án cụ thể, thiết thực, mang tính đột phá.

Đặc biệt, đã tổ chức tiếp đón thành công Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm chính thức Việt Nam, đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Trung Quốc, sang thăm chính thức Hàn Quốc… Việt Nam-Hoa Kỳ lần đầu tổ chức đối thoại kinh tế đối tác chiến lược toàn diện; thu hút các nhà đầu tư lớn đối với lĩnh vực chíp bán dẫn. Vị thế, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng lên, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới cho đất nước.

Hội nghị nhận định, bên cạnh kết quả đạt được, còn không ít khó khăn, thách thức, như: các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm. Các ngành, lĩnh vực mới, như: kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực. Xuất khẩu vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản tăng chậm lại. Rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thương mại mới.

Các doanh nghiệp còn khó khăn do nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao; ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; thể chế, pháp luật còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; tình hình thiên tai, bão lũ… tiếp tục diễn biến rất phức tạp; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn…

ttxvn_thu_tuong_chu_tri_phien_hop_chinh_phu_thuong_ky_thang_6_nam_2024_6.jpg
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Các đại biểu dự hội nghị khẳng định, kinh tế nước ta 6 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao; tăng trưởng kinh tế đạt cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tinh thần quyết tâm cải cách được thúc đẩy mạnh mẽ từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương. Đây là nền tảng để phấn đấu hoàn thành thắng lợi và vượt mục tiêu phát triển năm 2024.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại của năm còn rất lớn. Các cấp, ngành, địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Trên cơ sở phân tích tình hình, hội nghị đề xuất 2 kịch bản tăng trưởng. Trong đó, kịch bản 1 là tăng trưởng cả năm đạt 6,5%, đạt cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị, tăng trưởng quý 3 là 6,5%, quý 4 là 6,6%. Kịch bản 2 là tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý 3 là 7,4%, quý 4 là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7% và 0,6%.

Phạm Tiếp



Nguồn: https://baohaiduong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-6-386553.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia uống bia ở phố Tạ Hiện

Tối 5/12, sau khi dự lễ ký kết hợp tác thành lập hai trung tâm về AI tại Việt Nam, ông Jensen Huang cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính ghé thăm đền Ngọc Sơn, sau đó cùng đi xe...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên...

Tại cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng bà Ursula von der Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu, trân trọng cảm ơn lãnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận “Cải cách...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil

Chiều tối 16/11 theo giờ địa phương, ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani đã chứng kiến lễ...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Gợi ý địa điểm đi chơi dịp Lễ Giáng sinh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Nhà Thờ Đức Bà là một địa điểm quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh. Vào dịp Noel hàng năm, nhiều người tập trung về đây để vui chơi.Năm nay, nhà thờ Đức Bà sử dụng 500.000...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (1944-2024), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, giúp...

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa miễn phí để người dân vào tham quan, trải nghiệm từ sáng 21/12. Trong ngày, Ban tổ chức Triển lãm đã ghi nhận khoảng 100.000 người dân...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Quảng Ninh

Đoàn công tác đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn (TP Móng Cái), tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Sáng đẹp bộ đội Hải Dương thời bình

Trong thời bình cũng như thời chiến, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ trọn phẩm chất sáng đẹp của bộ đội Cụ Hồ.Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong tổ chức, lựa chọn lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho...

9 vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam

Di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đang trưng bày ảnh tư liệu Gan vàng dạ sắt, tóm lược hành trình 80 năm của Quân đội nhân dân Việt Nam và chân dung 9 vị tướng tài.Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các thế hệ yêu mến gọi là "anh cả" của toàn quân. Ảnh bên trái chụp lúc ông 19 tuổi, bị Pháp giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), ảnh phải là thầy giáo Giáp dạy...

Tứ Kỳ hoàn thành và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ đột phá năm 2024

Đến ngày 21/12, hai nhiệm vụ đột phá do Huyện ủy Tứ Kỳ đăng ký thực hiện trong năm 2024 đều đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra.Công việc đột phá thứ nhất là thực hiện hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất