Powered by Techcity

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Theo Thủ tướng, nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể. Thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm, dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.

Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành, triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa.

Trong đó, Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 xác định “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội…”. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 đề ra mục tiêu, yêu cầu “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định quan điểm: “Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”.

Chú thích ảnh
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

Đặc biệt, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó “khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, Thủ tướng cho rằng, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam “Sáng tạo – Bản sắc – Độc đáo – Chuyên nghiệp – Cạnh tranh”.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu đại biểu dự hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển công nghiệp văn hóa thời gian qua, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian qua; kinh nghiệm của các nước; đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đột phá.

Trong đó, đề xuất giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách; những sản phẩm, dịch vụ nào cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao; phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa…

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công nghiệp văn hóa bao gồm các lĩnh vực điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, kiến trúc, thiết kế, xuất bản, thời trang, phát thanh, truyền hình, phần mềm, các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ…

Trong giai đoạn 2018-2022, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo và phê duyệt các kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành công nghiệp văn hóa; bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho đầu tư, phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế.

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa đã từng bước được nâng cao. Một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đầu tư, nắm bắt cơ hội, hình thành các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Các ngành công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, lâu dài và bền vững, có giá trị tôn vinh văn hóa, bản sắc dân tộc, định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bến vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, trong giai đoạn từ 2018-2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp văn hóa còn gặp phải những khó khăn, hạn chế như: Chưa có khung pháp lý, cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển công nghiệp văn hóa; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tư còn dàn trải; nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp văn hóa chưa tập trung khai thác các giá trị truyền thống, văn hóa bản địa; sức sáng tạo chưa được phát huy hết…

Theo báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng thông báo đến hội nghị việc Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) vào tháng...

Thủ tướng làm Trưởng ban tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1403 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm Cộng hòa Dominicana

Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” sẽ ưu tiên trao đổi về chống...

Thủ tướng và Phu nhân dự Hội nghị G20, hoạt động tại Brazil và thăm Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil...

Cùng tác giả

Bình Phước tích cực hỗ trợ cho Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su

Đó là khẳng định của bà Trần Tuyết Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc giữa VRG và UBND tỉnh Bình Phước về công tác tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV năm 2024 tại Bình Phước. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi làm việc   Chiều 27/11,...

Một số cổ phiếu cần quan tâm hôm nay

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPGTheo Công ty Chứng khoán DSC, hết Quý 3/2024, dù duy trì đà tăng trưởng so với nền thấp năm ngoái nhưng KQKD của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã có tín hiệu chậm lại so với quý liền trước. Cụ thể, doanh thu Quý 3 đạt 33.956 tỷ (+19% so với cùng kỳ năm trước, -14,2% so với cùng kỳ quý trước); lợi nhuận sau thuế (LNST) Quý 3 đạt...

Phố cà phê đường tàu nên thành điểm du lịch

Việt Nam đang phát triển du lịch với tốc độ mạnh mẽ. Ngành du lịch Hà Nội cũng tăng trưởng không ngừng, dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, với 4,95 triệu...

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Cùng chuyên mục

Bình Phước tích cực hỗ trợ cho Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su

Đó là khẳng định của bà Trần Tuyết Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc giữa VRG và UBND tỉnh Bình Phước về công tác tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV năm 2024 tại Bình Phước. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi làm việc   Chiều 27/11,...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải

Buổi sángNội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua luật bằng hình thức...

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên

Nhân dịp này, đoàn công tác của Tỉnh ủy Hải Dương trao tặng 1 bộ máy vi tính, 1 máy in, 1 máy tra cứu thông tin và một số đầu sách để phục vụ bạn đọc tại Thư...

Hải Dương hoàn thành sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025

Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương, đến ngày 27/11, Hải Dương đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025.Tỷ lệ thanh niên tham gia khám sơ tuyển của Hải Dương...

Chưa sáp nhập tỉnh, thành phố ngay

“Trước mắt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương. Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sau và hiện tại chưa có...

Thầy giáo Lê Văn Lục giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương

Đây là đợt luân chuyển Hiệu trưởng trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đợt 2 năm 2024. Trước đó, sở đã luân chuyển, điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường THPT công...

Cử tri thị trấn Gia Lộc kiến nghị sớm đưa Trung tâm Thương mại và siêu thị chợ Cuối vào hoạt động

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổng hợp, tiếp thu các kiến nghị khác của cử tri để phản ánh tại kỳ họp sắp tới. ...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương phối hợp tài trợ xây đường tuần tra, bảo vệ biên giới ở Lạng Sơn

Công trình giúp các cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng thuận lợi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; đồng thời giúp người dân địa phương thuận lợi đi lại, phát triển kinh tế.Dịp này, Đảng...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự

Sáng 27/11, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi), và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.Tiếp sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội giải trình, làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất