Powered by Techcity

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chú thích ảnh
Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước chiều 29/5

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày làm việc ở hội trường thảo luận về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Tại phiên thảo luận đã có 57 đại biểu Quốc hội phát biểu, 3 đại biểu Quốc hội tranh luận, cụ thể như sau: Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Nhiều ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá cao các báo cáo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, trách nhiệm, phân tích rõ những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra những giải pháp khả thi trong thời gian tới. Các ý kiến cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã có những giải pháp, chỉ đạo điều hành quyết liệt, cùng với những quyết sách của Quốc hội đã giúp kinh tế – xã hội nước ta đạt được kết quả rất tích cực.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Tình trạng doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn; chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kích cầu sản xuất trong nước, chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng sạch, nguyên liệu sạch; phát triển kinh tế tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển thị trường tín chỉ carbon; quản lý thị trường vàng; tăng cường thương hiệu, uy tín quốc gia; tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương; tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn; vấn đề phát triển bền vững của dân số liên quan đến lực lượng lao động; đào tạo nguồn nhân lực y tế; an toàn thông tin, an ninh mạng; phòng cháy, chữa cháy; cải cách thủ tục hành chính; chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; việc sử dụng các phương thức thanh toán tiền kỹ thuật số, tiền ảo; biện pháp kiểm soát và xử lý đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng; việc quản lý, sử dụng và chất lượng của Cổng dịch vụ công trực tuyến; công tác xóa đói, giảm nghèo; điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân; cơ chế, chính sách đặc thù đối với đội ngũ nhà giáo thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu…

Các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá và các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh; cải thiện thị trường tiền tệ, khôi phục sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay; cải cách thủ tục hành chính, tăng năng suất lao động, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với nợ xấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; khắc phục các hạn chế trong phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; quản lý điều hành, thu chi ngân sách nhà nước đảm bảo cân đối ngân sách, an ninh tài chính, ngân sách quốc gia; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ, khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm; bố trí nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 – 2030, tầm nhìn 2045…

Về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, các ý kiến đại biểu đánh giá, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 trong năm 2023 đã có những tiến triển rõ rệt, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 tăng 15 bậc so với năm 2021. Tuy nhiên, lao động nữ còn chiếm phần lớn trong các ngành nghề thâm dụng lao động, trình độ chuyên môn thấp hoặc làm việc trong khu vực phi chính thức, thu nhập bình quân thấp hơn so với lao động nam. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa giảm, dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới. Các ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ về tỉ lệ lao động phi chính thức, triển khai có hiệu quả các đề án, chính sách, giải pháp để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; thích ứng với già hóa dân số, công nghệ số, thu nhập, việc làm, biến đổi khí hậu và giảm khoảng cách giới.

Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, các ý kiến đại biểu tán thành với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đánh giá các báo cáo được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, thể hiện được sự chuyển biến trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm; vẫn còn tình trạng trụ sở làm việc, nhà công vụ tại một số địa phương để lãng phí; việc ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật để xử lý, sắp xếp, sử dụng tài sản công ở các đơn vị hành chính sau sáp nhập, việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm; tình trạng lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất còn diễn ra ở các dự án; vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; việc phân bổ ngân sách năm 2023, triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực. Các ý kiến đại biểu thống nhất cao với 9 nhóm giải pháp của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và những giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, đồng thời đề nghị Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn, cụ thể hơn trách nhiệm đối với từng bộ, ngành, từng nhiệm vụ cụ thể để công tác thực hành tiết kiệm được triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ năm, ngày 30/5, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; sau đó Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khẩn trương triển khai hiệu quả luật, nghị quyết vừa được thông qua

Nhờ vậy, mặc dù có những điều chỉnh về chương trình, nội dung Kỳ họp, trong đó có những vấn đề gấp, khó, phức tạp nhưng vẫn bảo đảm thông suốt, thận trọng, linh hoạt, hiệu quả trong điều...

Thông qua Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Giải trình nội dung trên, Chủ nhiệm Bùi Văn Cường cho hay các nội dung như đề xuất của đại biểu không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này. Hơn nữa, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Sáng 17/6, Quốc hội họp trở lại, tập trung cho công tác lập pháp

Cụ thể, Quốc hội thảo luận về các dự án luật gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

Những điểm nhấn nổi bật của đợt 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Những điểm nhấn nổi bật của đợt 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV Nguồn

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đáng chú ý, Quốc hội dành cả ngày thứ tư (29/5) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà...

Cùng tác giả

Vòng xuyến mới tại quảng trường Độc Lập (TP Hải Dương) đã hoàn thành

Trước đó, giữa tháng 11/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản TP Hải Dương đã chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục cải tạo tổ chức giao thông tại nút giao quảng trường...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Mức xử phạt lỗi xe không chính chủ mới nhất từ năm 2025

Trước đây, tại điểm a, khoản 4 và điểm l, khoản 7, điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi xe không chính chủ có nghĩa là không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Cùng chuyên mục

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

Vào lúc 8 giờ ngày 9/1, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane bắt đầu thăm Lào và đồng chủ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Ban Chỉ huy quân sự Gia Lộc, Kim Thành, Thanh Hà có chỉ huy trưởng, chính trị viên mới

Theo các quyết định của Chính ủy Quân khu 3, trung tá Nguyễn Hữu Uyên, Chính trị viên phó kiêm Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huy quân sự TP Hải Dương được bổ nhiệm chức vụ Chính trị...

Bí thư Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Chiều 8/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát thông cáo kỳ họp thứ 53 (ngày 6 đến 8/1), cho biết sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị kỷ luật ông Dương Văn An,...

Cơ quan của Chính phủ đã giảm 30% đầu mối bên trong

Thủ tướng cho biết, đến nay trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất