Powered by Techcity

Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững


dao-ngoc-dung.jpg
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững

Trình bày tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc đề xuất xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thị trường lao động, cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới và các nghị quyết, chỉ thị liên quan.

Dự án luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là đối với các luật mới được sửa đổi, bổ sung (Bộ luật Lao động 2019, Luật Cư trú 2020, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, Luật Bảo hiểm xã hội 2024…); phù hợp các tiêu chuẩn, thông lệ và cam kết trong lĩnh vực việc làm mà Việt Nam tham gia như Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em, Công ước về người khuyết tật, các công ước của tổ chức lao động quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Dự án luật cũng khắc phục những tồn tại, hạn chế về quy định của Luật Việc làm về hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, bảo hiểm thất nghiệp, đăng ký lao động; đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.

Về các nội dung mới trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo luật đã thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28-NQ/TW.

Dự thảo luật bám sát 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng dự án luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 89/2023/QH15.

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 9 chương và 94 điều, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, tập trung; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024) và trình Quốc hội thông qua ở Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục bổ sung đánh giá tác động của các quy định mới

Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, dự án luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan; thành phần hồ sơ dự án luật đủ thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị, Cơ quan soạn thảo tiếp tục bổ sung đánh giá tác động của các quy định mới và có các giải pháp bảo đảm tính khả thi, khắc phục các hạn chế hiện nay trong tổ chức thực hiện.

Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, so với luật hiện hành, dự thảo luật đã quy định hỗ trợ tạo việc làm mới, duy trì, mở rộng việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, quy định cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi và làm rõ hơn chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để bảo đảm khả năng thực hiện, nhất là nguồn vốn cho vay ở địa phương để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiếp tục rà soát để quy định về nguồn vốn cho vay từ ngân sách nhà nước thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan; quy định các nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp; hỗ trợ việc làm cho thanh niên, người cao tuổi.

Đối với đăng ký lao động, dự thảo luật mới chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đăng ký lao động; thiếu quy định đăng ký lao động đối với người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người lao động là người nước ngoài; chưa có quy định khuyến khích người lao động chủ động đăng ký lao động; nghiên cứu quy định để việc đăng ký lao động và phương thức quản lý lao động phù hợp, thích ứng với quá trình triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025; chưa rõ vai trò chủ trì, đầu mối của ngành lao động-thương binh và xã hội trong đăng ký lao động; cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu về lao động giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ tính khả thi của quy định đăng ký lao động đối với người lao động tự do; sự cần thiết quy định thêm thủ tục đăng ký lao động đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; sự phù hợp khi người sử dụng lao động khai báo thông tin về lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội và rà soát, loại bỏ những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký lao động thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong dự thảo luật.

Về hệ thống thông tin thị trường lao động, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, dự thảo luật quy định Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối và chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin, phân tích, dự báo, phổ biến thông thị trường lao động.

Trên thực tế, nhiều thông tin về lao động, việc làm đang được Tổng cục Thống kê thực hiện và nhiều thông tin liên quan có trong cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, dân cư, cư trú.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá cụ thể, làm rõ, tác động tài chính của việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động; tính liên thông, lộ trình thực hiện liên thông với các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến lao động, việc làm, đồng thời, cần phân định thẩm quyền và phạm vi thu thập, tổng hợp, quản lý thông tin về lao động giữa ngành lao động-thương binh và xã hội với cơ quan thống kê cũng như làm rõ thời hạn công bố, phổ biến kết quả thu thập, phân tích, dự báo thông tin về thị trường lao động.

TB (theo TTXVN)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/the-che-hoa-muc-tieu-giai-quyet-viec-lam-ben-vung-397594.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hình ảnh đầu tiên của hoa hậu Thanh Thủy sau đăng quang Miss International 2024

Chung kết Miss International 2024 chứng kiến khoảnh khắc đầy xúc động khi Huỳnh Thị Thanh Thủy, đại diện của Việt Nam vượt qua các thí sinh khác giành vương miện danh giá nhất. Khi tên Thanh Thủy vang...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 12/11

TRONG NƯỚCSáng 12/11 (giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo cáo...

Đẹp mê mẩn những triền đê ở Hải Dương trong chiều nắng tắt

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật

Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sỹ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 12/11

TRONG NƯỚCSáng 12/11 (giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo cáo...

Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển bị cách chức tất cả các chức vụ trong...

Ngày 12/11, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: Đồng chí Nguyễn Viết Hiển trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,...

Lần đầu Hội Nạn nhân chất độc da cam tổ chức đại hội ở cả 3 cấp

Ban Thường vụ hội khoá V dự kiến có 7 người. Thường trực hội có 3 người gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Ban Kiểm tra gồm 3 ủy viên, trong đó Trưởng ban Kiểm tra là...

TP Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập 2 phường Phạm Ngũ Lão, Lê Thanh Nghị

Sau khi sắp xếp 2 phường trên, TP Hải Dương có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 phường và 6 xã. ...

Nam Sách sẽ hoàn thành cấp đổi giấy tờ cho người dân xã sáp nhập trong 6 tháng

UBND các xã, thị trấn hình thành sau sắp xếp, sáp nhập phối hợp với các cơ quan công an, tư pháp và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện...

Điều động, luân chuyển Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương

Đại diện các đồng chí được điều động, bổ nhiệm, đồng chí tân Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương Đỗ Văn Tiến cảm ơn các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tín nhiệm, tin tưởng giao trọng...

Tổ trưởng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở thôn Phú Quân (Cẩm Giàng) nhiệt huyết

Từ lâu, đồng chí Nguyễn Thế Trọng (sinh năm 1965), trú tại thôn Phú Quân, xã Định Sơn (Cẩm Giàng) đã được biết đến là hạt nhân nòng cốt tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh...

Nghỉ làm dự… hội thao

- Ông tập luyện bóng bàn thế nào rồi? Mai ông đánh đơn nam cố gắng giành huy chương về cho cơ quan đấy - anh Trung nói với anh Hậu là đồng nghiệp cùng phòng.- Cũng tập tành...

Quốc hội chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông

https://www.youtube.com/watch?v=JNheXMV9mXMTheo chương trình, sáng 12/11, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tiếp tục trả lời chất vấn của 8 đại biểu Quốc hội đã chất vấn trong chiều 11/11.Tiếp đó, tại nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất