Powered by Techcity

Thành tựu kinh tế ấn tượng sau 49 năm “non sông thu về một mối”

Chú thích ảnh
Việt Nam được đánh giá là nước tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc trong khu vực trong năm 2023

Vào năm 1974, quy mô nền kinh tế của cả miền Bắc và miền Nam cộng lại chưa đầy 22 tỷ USD. Trong giai đoạn 1976-1980, GDP chỉ tăng trung bình 1,4%. Đến năm 2023, quy mô GDP ở mức 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%. Trong quý I năm 2024, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,66%.

Hành trình hướng tới nền kinh tế thứ 20 thế giới

Tính từ thời điểm năm 1975, Việt Nam có xuất phát điểm là bị hai cuộc chiến tranh lớn tàn phá, nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ và nông nghiệp. Các khoản vay nợ và viện trợ nước ngoài chiếm hơn 63% ngân sách.

Trong giai đoạn 1976-1980 tốc độ tăng GDP chỉ đạt 1,4%, thậm chí năm 1980 mức tăng GDP là âm 1%. Cũng trong năm này chúng ta nhập khẩu 1,57 triệu tấn lương thực.

Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp khó khăn. Nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút rất mạnh, Trung Quốc ngừng viện trợ hoàn toàn cho Việt Nam từ năm 1977.

Hai cuộc chiến tranh biên giới ở phía Nam và phía Bắc năm 1979 khiến chi phí quốc phòng của đất nước tăng vọt trong khi nguồn viện trợ từ bên ngoài bị đình lại.

Cũng trong năm này Đảng và Nhà nước ta bắt đầu đưa ra một số thay đổi về chính sách quản lý kinh tế.

Tháng 9/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV tiến hành hội nghị lần thứ 6, ra Nghị quyết số 20-NQ/TW với nội dung: Cho phép kết hợp cơ chế kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước… Đây được xem là bước đột phá thứ nhất về tư duy và quan điểm kinh tế.

Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 9 khóa IV (tháng 12/1980) quyết định mở rộng thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước, gọi tắt là Khoán 100.

Từ năm 1981 kinh tế Việt Nam khởi sắc. Sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể.

Tuy nhiên, đến cuối năm 1985 và trong năm 1986, kế hoạch cải cách giá – lương – tiền không đạt kết quả do sự chắp vá giữa cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, chính sự khủng hoảng này đã làm cho Đảng và Nhà nước ta nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới mang tính lịch sử – chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay là thời kỳ Việt Nam phát triển kinh tế mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. GDP năm 2019 tăng gấp 12,5 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng GDP bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 đạt 7,26%.

Từ năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần so với năm 1990. Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo cách của Ngân hàng Thế giới (WB) ở mức là 28,9% vào năm 2002, đến năm 2018 đã giảm xuống 6,7%.

Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và thứ 2 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng GDP, là một trong 30 nước có mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu cao và là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu thứ 22 trên thế giới.

Đến năm 2023, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, quy mô GDP theo giá hiện hành đạt hơn 10.221 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Như vậy, quy mô kinh tế Việt Nam trong năm ngoái xếp thứ 34 trên thế giới theo bảng xếp hạng của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở Anh.

Còn tính theo GDP PPP (GDP theo sức mua tương đương) thì thành tựu kinh tế của nước ta còn ấn tượng hơn nhiều.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, trong năm 2023, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á với quy mô GDP PPP đạt khoảng 1.438 tỷ USD, sau Indonesia (4.391 tỷ USD), Thái Lan (1.563 tỷ USD), xếp thứ 25 trên thế giới. Như vậy, quy mô GDP PPP của Việt Nam đã vượt Hà Lan và Thụy Sỹ.

Đến năm 2026, quy mô GDP PPP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 1.833 tỷ USD, vượt qua Thái Lan và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.

Còn đến năm 2029, quy mô GDP PPP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 2.343 tỷ USD, vượt qua Ôxtrâylia và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới.

“Thành đồng Tổ quốc” trong phát triển kinh tế

Chú thích ảnh

Nam Bộ nói chung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Thành đồng Tổ quốc”, là nơi “đi trước về sau” trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Khi chiến tranh kết thúc, miền đất cực Nam hội đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long hiện tại vẫn còn nhiều cơ hội phát triển so với tiềm năng, lợi thế. Để giải quyết các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch này cũng là nhằm hiện thực hóa Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho vùng tăng lên mức 86.000 tỷ đồng, bằng 22% của cả nước, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2016 – 2020. Riêng vốn đầu tư hệ thống đường cao tốc lên tới 42.647 tỷ đồng, chiếm 20% vốn đầu tư đường cao tốc của cả nước, gấp 14 lần so với giai đoạn 2016 – 2020.

Năm 2023 là thời điểm các dự án cao tốc mới đồng loạt được khởi công, gồm các tuyến Cần Thơ – Cà Mau dài 111 km, tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 188 km.

Các tuyến trục ngang Mỹ An – Cao Lãnh và Cao Lãnh – An Hữu sẽ được khởi công trong năm 2024. Hai tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận đang được đầu tư mở rộng.

Dự án cầu Rạch Miễu 2 nối Tiền Giang – Bến Tre đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Dự án cầu Mỹ Thuận 2 (cầu cao tốc) đã hoàn thành cùng với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ vào cuối năm 2023.

Dự án cầu Đại Ngãi qua sông Hậu nối Trà Vinh với Sóc Trăng trên tuyến Quốc lộ 60 đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng đã được khởi công vào ngày 15/10/2023 và dự kiến hoàn thành năm 2026…

Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.Theo công điện, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm...

Quyết liệt phấn đấu để kinh tế Hải Dương năm 2025 tăng trưởng từ 12-14%

Chiều 10/12, sau phiên chất vấn và thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII, đồng chí Lưu Văn Bản, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường...

Tăng trưởng năm 2024 của Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

UBND tỉnh sẽ thực hiện nghiêm túc việc tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh...

Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trên cơ sở đó, theo Thủ tướng, Chính phủ xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm 8 nhóm giải pháp.Nhóm giải pháp thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột...

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82% ...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Gợi ý địa điểm đi chơi dịp Lễ Giáng sinh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Nhà Thờ Đức Bà là một địa điểm quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh. Vào dịp Noel hàng năm, nhiều người tập trung về đây để vui chơi.Năm nay, nhà thờ Đức Bà sử dụng 500.000...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Cùng chuyên mục

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Mực nước hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải tại Hải Dương xuống thấp

Công ty đã thực hiện đóng cống Xuân Quan, đồng thời mở các cống Cầu Xe, An Thổ (Tứ Kỳ)... để tháo gạn. Trước khi tháo gạn, đơn vị đã phối hợp Công ty TNHH một thành viên Khai...

Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu

Với quan điểm đã an cư phải lạc nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thời gian tới, cả nước và tỉnh Lào Cai nói riêng tiếp tục khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức cho người dân...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị trung tâm TP Hải Dương

Trong đó, vướng mắc chủ yếu liên quan đến đề nghị của doanh nghiệp được thuê đất tại chỗ theo đúng quy hoạch hoặc vị trí khác tương đương; công tác kiểm đếm, lập phương án hồi thường hỗ...

Metro số 1 Bến Thành

Giai đoạn đầu, bình quân mỗi ngày có 9 tàu vận hành, chạy từ 5 giờ đến 22 giờ với khoảng 200 chuyến. Tần suất giãn cách mỗi chuyến 8-12 phút; hành trình từ ga cuối Suối Tiên (gần...

Thương lái ồ ạt chốt đơn khủng sớm, nhiều nhà vườn ‘cạn’ quất bán Tết

“Sợ giáp Tết Nguyên đán không còn, nên tôi đã phải đặt cọc 200 gốc quất cảnh của hai chủ vườn cách đây cả tháng. Chưa biết lời lãi thế nào, nhưng thị trường cây cảnh Tết năm nay...

Lão nông ở Thanh Hà trồng chanh cảnh bán Tết, 5 triệu đồng một cây

Chia sẻ về kinh nghiệm thành công trồng chanh chơi Tết, ông Hợi luôn kiên trì, sáng tạo và nắm bắt thay đổi của thị trường. Ông cũng chú trọng ứng dụng công nghệ trong quảng bá sản phẩm,...

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sau 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế đất nông nghiệp, đời sống người nông dân được nâng cao. Họ yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp, việc làm khu vực nông thôn cũng được cải...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Quyết định số 1621/QĐ-TTg nêu rõ, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Khởi công cầu Phong Châu mới với mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng

Đối với nhà thầu thi công là Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu huy động đầy đủ nhân lực, nguồn lực tài chính, thiết bị máy móc hiện đại để tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất