Powered by Techcity

Thanh Hà chuẩn bị chu đáo cho vụ vải mới

img_1137.jpg
Vải thiều sớm đang cho thu hoạch, bán với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg (tùy từng loại vải)

Kích cầu tiêu thụ

Năm nay sản lượng vải thiều ước đạt khoảng 20.000 tấn, giảm 50% so với vụ vải năm ngoái nên dự kiến số lượng xe thu mua về không nhiều. Tuyến đường 390 từ cầu Hợp Thanh đến cầu Quang Thanh đi qua huyện Thanh Hà đang thi công. Vào mùa thu hoạch vải, việc vận chuyển sẽ gặp không ít khó khăn. Vì thế, 4 xã Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Quang, Thanh Cường đã chủ động chuẩn bị mỗi xã 1 bãi đỗ xe để các thương lái về thu mua, không đặt các điểm thu mua ven đường như mọi năm nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện đã in 1.000 thư mời, 1.000 tờ rơi và 20.000 tem truy xuất nguồn gốc cho quả vải. Lễ mở vườn vải sẽ được huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào đầu tháng 6. Ông Trần Văn Tâm, Trưởng Phòng Kinh tế -Hạ tầng huyện Thanh Hà cho biết năm nay các hợp tác xã có vải ở Thanh Hà tiếp tục ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, bảo đảm ổn định về số lượng tiêu thụ.

Thế mạnh của Thanh Hà là vải thiều sớm nên năm nay địa phương sớm chủ động phối hợp với nhiều cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về đặc tính, ưu điểm nổi trội của loại vải này.

Vải sớm bán được giá, mang lại thu nhập cao cho người dân nên nhiều năm nay, diện tích vải thiều sớm cũng được mở rộng hơn so với vải thiều chính vụ. Vải thiều sớm Thanh Hà cũng được trồng và chăm sóc bảo đảm đúng quy trình VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng tốt yêu cầu về xuất khẩu.

z5412924784944_6d8effcb5d754dd1a04a66509e83152f.jpg
Thư mời thu mua, tiêu thụ vải thiều năm 2024 của huyện Thanh Hà

Ngày 9/5, huyện Thanh Hà phối hợp với Sở Công thương, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp thu mua từ nước ngoài. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với gần 50 điểm cầu. Để chuẩn bị cho hội nghị quan trọng này, huyện Thanh Hà có nhiều gian hàng giới thiệu nông sản, trong đó vải tươi và vải khô là những sản phẩm đặc trưng chủ yếu. Ngoài ra, mật ong, bột sắn dây và nhiều sản phẩm OCOP khác cũng được trưng bày tại hội nghị. Năm nay, với sự phối hợp của ngành công thương, đại diện nhiều sàn thương mại điện tử như: Sendo, Postmart, CTCP Icheck… cũng có mặt tại hội nghị để trực tiếp bàn luận về phương pháp tiêu thụ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển quả vải.

Ứng dụng công nghệ số vào quảng bá

img_1141.jpg
Vải thiều sớm chất lượng “có một không hai” ở Thanh Hà

Vải là 1 trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương được sản xuất tập trung với quy mô lớn, chất lượng. Vải thiều Thanh Hà được chăm sóc theo quy trình VietGAP, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Nhiều năm nay, quả vải thiều Thanh Hà (gồm cả vải sớm và vải chính vụ) đã được xuất khẩu ổn định sang nhiều thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan, Singapore…

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, huyện Thanh Hà đã tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm với nhiều hình thức, trong đó tập trung ứng dụng công nghệ số vào quảng bá. Thông tin liên quan đến quả vải được tổng hợp, tạo mã QR đặt tại các hội nghị, điểm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GobalGAP, khu bảo tồn cây vải tổ và nhiều điểm du lịch sinh thái khác ở địa phương. Các đoàn thể của huyện đã chủ động tổ chức tập huấn cho hội viên về chuyển đổi số, ứng dụng thành thạo các phần mềm, Facebook, Zalo… để trao đổi thông tin. Các thành viên có trách nhiệm lan truyền, quảng bá hình ảnh quả vải thiều đến bạn bè trong và ngoài nước. Cùng với đó, trang thông tin và các fanpage của huyện cũng tích cực tuyên truyền về việc chăm sóc, xúc tiến và tiêu thụ vải thiều…

Huyện Thanh Hà hiện có khoảng 500 ha vải được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP, trong đó có 450 ha vải VietGAP, 50 ha đạt tiêu chuẩn GloabalGAP. Toàn huyện tiếp tục duy trì 167 mã số vùng vải đủ điều kiện xuất khẩu (38 mã xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 48 mã xuất khẩu sang Trung Quốc, 39 mã xuất khẩu đi Úc, 34 mã xuất khẩu sang Nhật, 8 mã xuất khẩu đi Thái Lan). Duy trì 12 cơ sở đóng gói với 21 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu được cấp phép.

MINH NGUYÊN

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân Thanh Hà lo lắng vải thiều bị kẹt rễ, khó bật lộc, ra hoa

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà, hiện nay là thời điểm vải thiều ra lộc đông nhưng năm nay tỷ lệ vải ra lộc đông rất ít. Nếu như bình thường lộc đông trên cây...

Vải thiều Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Thái Lan

Ông Lê Hữu Phúc, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thái Lan, cho biết thực hiện cam kết giữa Bộ Công thương với Tập đoàn Central, hằng năm luôn có chương trình đưa hàng Việt Nam lên kệ...

Nông dân Thanh Hà thu 1.000 tỷ đồng từ vải thiều

Đến ngày 18/6, nông dân Thanh Hà đã thu hoạch xong tất cả các trà vải. Năm nay, sản lượng vải Thanh Hà đạt khoảng 25.000 tấn, bán với giá bình quân 40.000 đồng/kg, nông dân thu khoảng 1.000...

Độc đáo quảng bá vải thiều Việt Nam bằng sticker tại thủ đô của Thái Lan

Chiến dịch gồm hình ảnh quảng cáo được vẽ tay, đặc biệt là bộ sticker hình trái vải với nhiều biểu cảm ngộ nghĩnh khác nhau được thể hiện bằng tiếng Thái để giới thiệu về hương vị độc...

Giá vải thiều chính vụ cao nhất từ trước đến nay

Sáng 6/6 (tức mùng 1/5 âm lịch), giá vải thiều Thanh Hà chính vụ loại ngon bán tại vườn là 85.000 đồng/kg, cao hơn cùng thời điểm năm ngoái khoảng 60.000 đồng/kg.Đây là mức giá cao chưa từng có...

Cùng tác giả

Phố cà phê đường tàu nên thành điểm du lịch

Việt Nam đang phát triển du lịch với tốc độ mạnh mẽ. Ngành du lịch Hà Nội cũng tăng trưởng không ngừng, dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, với 4,95 triệu...

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Phát huy hào khí Vũng Rô để xây dựng quê hương

Vũng Rô hôm nay hội đủ điều kiện để vươn xaTrong chuyến du lịch đến Phú Yên vừa qua, tôi đã có dịp tham quan khu di tích Vũng Rô. Đến đây, tôi được nghe về quá trình chiến...

Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Cũng tại phiên họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).UBND tỉnh cơ bản thống...

Cùng chuyên mục

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Cũng tại phiên họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).UBND tỉnh cơ bản thống...

Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị của Hải Dương phải sát thực tiễn, đúng định hướng

Theo báo cáo Chương trình phát triển đô thị Chí Linh đến năm 2040 của Sở Xây dựng, đến năm 2030, TP Chí Linh là đô thị loại II trong hệ thống đô thị của tỉnh và quốc gia.Định...

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt hàng nhập qua thương mại điện tử

Tại Công điện ngày 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá hàng hoá nhập khẩu qua thương mại điện tử đang tạo sức ép lớn lên hàng hoá sản xuất trong nước. Việc này ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt với những hàng hoá này. Ông lưu ý các giải pháp...

Hải Dương giải ngân gần 225 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách hỗ trợ người dân sau bão lũ

Đây là số liệu giải ngân của hệ thống tín dụng chính sách toàn tỉnh đến hết ngày 25/11, tương đương 65,7% tổng số vốn vừa được bổ sung từ Trung ương và vốn ủy thác địa phương nhằm...

Huyện Gia Lộc phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lộc, trong 9 tiêu chí của huyện nông thôn mới nâng cao, huyện đạt được 5 tiêu chí gồm: quy hoạch; giao...

Không bắt chim trời nữa

Gần đây, bà Lành không biết con trai định làm gì mà mua lưới và nhiều dụng cụ rất lạ, cứ cuối tuần nghỉ học lại mang đi đâu cùng mấy bạn học cùng xóm. Một hôm, bà thấy...

Nhà máy nước sạch Phượng Hoàng được đầu tư nâng cấp

Năm 2025, công ty tiếp tục đầu tư nhằm nâng cấp bước đầu tổng thể nhà máy đạt công suất 1.500 m3/ngày đêm, bảo đảm cấp nước sạch cho 2.407 khách hàng trên địa bàn xã An Phượng.Nhà máy...

Hải Dương phát triển thêm sản phẩm OCOP từ lúa nếp quýt Kim Thành

Bên cạnh đó, hiệp hội sẽ đề xuất công nhận nếp quýt là giống lúa quốc gia và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho lúa nếp quýt Kim Thành. Ngoài ra, phát triển thêm từ 1 - 2...

Tin nổi bật

Tin mới nhất