Powered by Techcity

Tạo điều kiện củng cố, nâng cao tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp

Sáng 21/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tham dự có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan…

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật.

Theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp tới đây và dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Nhấn mạnh đây là dự án luật rất quan trọng, có nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và Quốc hội xem xét, thông qua.

ttxvn_le tan toi 1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo tóm tắt dự án luật

Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đã báo cáo về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo dự án luật và các cơ quan đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là cơ hội tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng, an ninh được củng cố, phát triển, nâng cao tiềm lực trong bối cảnh cần nâng cao khả năng tự lực tự cường để phát triển, nhất là Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án luật khó khi luật gốc về phát triển công nghiệp chưa có, dự án luật được xây dựng lần đầu trong bối cảnh hai pháp lệnh liên quan được thông qua đã lâu (từ năm 2003 và 2008), gồm: Pháp lệnh Động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25/2/2003 và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 26/1/2008, được sửa đổi, bổ sung ngày 22/12/2018.

Trước yêu cầu của thực tiễn, cần xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng; khắc phục kịp thời những khó khăn, bất cập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

Trên tinh thần đó cần xác định tính chất dự án luật này là những vấn đề mang tính nguyên tắc, thể chế hoá quan điểm của Đảng. Những vấn đề cụ thể, chi tiết, Chính phủ quy định thêm để bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và tính đặc thù.

Cùng với đó cơ quan hữu quan bám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có những nội hàm như: “Phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Tăng cường liên kết, chuyển giao, chuyển đổi công nghệ giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng, hình thành một số nền tảng đổi mới sáng tạo dùng chung”; “Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư nguồn lực hỗ trợ các cơ sở dân sinh phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Cơ cấu lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng, hình thành các cơ sở công nghiệp an ninh bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiện đại theo hướng lưỡng dụng, hiện đại”…

Dự án luật cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nội dung bám sát dự án luật đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, tham khảo một số luật khác, nghiên cứu thêm thiết kế chính sách…

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ những vấn đề lớn cần tổng hợp các ý kiến của các bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để chọn những phương án tối ưu để tiếp tục trao đổi.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các cơ quan hữu quan, trên nền tảng đã có, tiếp thu hoàn thiện những vấn đề lớn trên tinh thần trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ dự án luật cần được xem xét, nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng, công phu và bám sát quy trình theo quy định.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này với 102 lượt ý kiến. Ngay sau kỳ họp, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 7 chương với 86 điều (so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật được bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều, bổ sung một số nội dung)…

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore

Mới đây, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) tại Lào (tháng 10/2024), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc gặp song phương với...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham...

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 9/2024. Trong chuyến thăm này, hai...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và dự Đại hội đồng AIPA-45

Tối 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về tới Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước...

Cùng tác giả

Lý do Trương Ngọc Ánh ‘rời bỏ’ 2 cuộc thi hoa hậu

Ông Phạm Duy Khánh trở thành Giám đốc quốc gia, Trưởng Ban tổ chức Miss - Mister Supranational Vietnam 2025 và Miss Earth Vietnam 2025.Hiện giữ bản quyền cấp quốc gia 3 cuộc thi lớn, ông Phạm Duy Khánh...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Chí Linh siết chặt quản lý việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường

Từ ngày 3-10/1, các lực lượng ở TP Chí Linh đồng loạt ra quân lập lại trật tự an toàn hành lang giao thông toàn thành phố.Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với các địa phương,...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Các chỉ số phát triển kinh tế Việt Nam đều khởi sắc

CPI tăng 3,63% đạt mục tiêu Quốc hội đề raTheo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề...

Cùng chuyên mục

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trải qua 79 năm, Quốc hội Việt Nam luôn là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng nỗ lực thực hiện trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và...

Chuyển biến tại những nơi sáp nhập, hợp nhất ở Hải Dương

Một số cơ quan, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất khác ở Hải Dương cũng đã và đang có sự chuyển biến rõ nét. Với khí thế mới, những nơi thực hiện sáp nhập, hợp nhất đang gặt...

Báo Hải Dương đoạt giải C giải báo chí Diên Hồng

Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND được triển khai hiệu quả, rộng khắp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/1

TRONG NƯỚCSáng 5/1, tại Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương. Trước...

Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương; Ban Công tác đại biểu; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ...

Bám sát hơi thở cuộc sống

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 sẽ được tổ chức vào tối nay 5/1, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).Lan tỏa mạnh mẽ những quyết sách đến cử tri và nhân dânSau hơn 11 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 4.079 tác phẩm dự thi của 163...

Đội hình tuyển Việt Nam đấu Thái Lan: Tiến Linh đá chính

Vì đâu Tiến Linh được lựa chọn? Dù vẫn được thi đấu khá đều đặn, đồng thời đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ 2 cho tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024, nhưng Tiến Linh mất suất đá chính kể từ sau trận gặp Indonesia tại vòng bảng. Tuy nhiên, ở trận chung kết lượt về với Thái Lan, khả năng rất lớn chân sút người Hải Dương sẽ quay lại đội hình xuất phát và đá cặp với Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất