Powered by Techcity

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW (ngày 25/12/2023) của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:

Những năm qua, việc thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã tạo được chuyển biến tích cực; chính sách, pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát được tăng cường. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu nghiêm túc quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chủ trương của Đảng.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa sâu sắc, đầy đủ; có lúc, có nơi tổ chức chưa tốt, chấp hành chưa nghiêm; một số cơ quan, đơn vị, địa phương, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tình trạng lãng phí, thất thoát còn nhiều, một số trường hợp rất nghiêm trọng.

Chính sách, pháp luật, nhất là chế độ quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, đấu thầu, quản lý vốn, tài sản nhà nước chưa hoàn thiện, còn bất cập. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có liên quan đến vấn đề này còn chậm. Công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được quan tâm đúng mức.

Để đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương; là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế-xã hội cho phát triển đất nước, nâng cao cuộc sống nhân dân.

Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa dạng hóa, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, nhân dân tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; tập trung xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử lý; chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược và chương trình quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các lĩnh vực then chốt như năng lượng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách nhà nước, tài sản công. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia. Đẩy nhanh lộ trình cải cách chính sách thuế; nâng cao chất lượng công tác dự báo; lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; đổi mới việc phân bổ, đẩy mạnh quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội

Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đối với đất đai, tài nguyên, khoáng sản, giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tác động tiêu cực đến môi trường. Tăng cường công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nguồn lực quốc gia…; nêu cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu đối với việc gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công.

Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện nghiêm chủ trương, mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2021-2026; tiếp tục hoàn thiện vị trí việc làm gắn với biên chế của khu vực công, tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho bộ máy, con người.

Tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi Số, cải cách hành chính, xã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước.

5. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng và nhân dân. Tăng cường dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra nhân dân và giám sát của cộng đồng dân cư ở cơ sở; kịp thời phát hiện, thông tin, phản ánh, ngăn chặn hành vi gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát.

Bổ sung, hoàn thiện quy định, quy chế, hương ước, quy ước của cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội.

6. Tổ chức thực hiện

– Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị; xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

– Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

– Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực tham gia, giám sát việc thực hiện Chỉ thị và chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

– Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và...

Bộ Chính trị quyết định sắp xếp những cơ quan đã có phương án

Chiều 25/11, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông cáo cho biết tại hội nghị diễn ra sáng cùng ngày, Trung ương xác định việc tổng kết Nghị quyết 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo đồng chí Vương Đình Huệ

Ngày 20/11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Đặng Quốc Khánh và Chẩu Văn Lâm

Ông Chẩu Văn Lâm trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm...

Bộ Chính trị gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, luôn ghi nhớ công lao, nỗ lực học tập, kế tục, phát huy những thành quả, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước và mong muốn tiếp tục...

Cùng tác giả

Làm sao để kiểm tra pháo hoa có phải của Bộ Quốc phòng chính hãng?

Hiện nay, nhà máy Z121 đang niêm yết mức giá không thay đổi nhiều so với các năm trước. Cụ thể, giá giàn phun viên nhấp nháy D16x25 (tem mới 2024) là 330.000 đồng/giàn, giàn phun hoa D16x25 (tem...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Năm 2025, Hải Dương phấn đấu thu ngân sách nhà nước 31.900 tỷ đồng

Kịch bản tăng trưởng GRDP chi tiết năm 2025 nêu rõ quyết tâm của UBND tỉnh trong thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức 2 con số, phấn đấu...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Ngôi sao sáng người Hải Dương trong làng nghệ thuật

Kể từ khi đăng quang danh hiệu Nam vương Điện ảnh 2024, Nguyễn Minh Thiên đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên hành trình của mình.Anh nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc trong làng thời trang, được...

Cùng chuyên mục

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Con gái một chủ tịch ngân hàng thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu

* DDB: Từ ngày 15-1, 12 triệu cổ phiếu DDB của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đông Dương sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 12.300 đồng/cổ phiếu. * PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, báo cáo đã bán gần 4 triệu cổ phiếu trong số 8 triệu cổ phiếu PVS của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đăng ký từ ngày 2-12...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Quân đoàn 12 (Bắc Giang) hỗ trợ Kinh Môn dọn rừng, phòng cháy

Quân đoàn 12 được thành lập ngày 21/11/2023 và là đơn vị cấp quân đoàn đầu tiên được tổ chức lại của Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh” tiến lên hiện đại, trên cơ sở hợp nhất hai...

Thủ tướng yêu cầu xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự...

Quốc hội họp bất thường quyết định 7 nội dung về sắp xếp bộ máy

Các cơ quan của Chính phủ cũng đang thảo luận về một số luật khác cần phải sửa khi các cơ quan sau sắp xếp đi vào hoạt động như Luật Thanh tra, các luật về thuế, ngân hàng....

Đồng chí Bùi Mạnh Tường làm Thư ký Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương

Đồng chí Bùi Mạnh Tường mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự quan...

Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy

Thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 hôm 6/1.Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2025, một trong những việc bộ...

Nam Sách điều động, bổ nhiệm 72 cán bộ quản lý trong năm 2024

Năm 2025, Ban Thường vụ Huyện uỷ Nam Sách yêu cầu cấp ủy từ huyện đến cơ sở tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ, chuẩn bị nhân sự cấp ủy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất