Powered by Techcity

Sự khác biệt giữa 2 bản quy hoạch ở Hải Dương

dji_0013g.jpg
Trong đồ án quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương được phê duyệt cuối năm 2011, Hải Dương xác định đến năm 2020 nâng tổng số diện tích các khu công nghiệp lên khoảng 5.400 ha. Trong ảnh: Khu công nghiệp Phúc Điền

Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo ra xung lực mới cho tỉnh phát triển trong tương lai.

Một bản quy hoạch tổng thể chuyên nghiệp

Ngày 15/11/2011, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 3155/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 24/2/2012, đồ án quy hoạch này chính thức được công bố. Quy mô nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ lãnh thổ quản lý hành chính của tỉnh Hải Dương với diện tích đất tự nhiên 165.480 ha; dân số tính đến thời điểm ngày 1/4/2009 là 1.705.059 người, gồm 10 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã.

Hơn 12 năm sau, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1639/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo ông Nguyễn Tiến Hóa, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Xây dựng tỉnh, bản quy hoạch này là “một bản quy hoạch tổng thể chuyên nghiệp”. “Thời kỳ trước, không riêng Hải Dương mà trên cả nước chủ yếu chỉ có quy hoạch đối với từng chuyên ngành như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp… Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương thời điểm năm 2011 về cơ bản là một bản giáp nối các quy hoạch chuyên ngành với nhau. Đồ án này còn nặng về quy hoạch hạ tầng dù có định hướng phát triển công nghiệp, đô thị. Ngược lại, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mang tính tổng hợp, là tổng hòa của tất cả các lĩnh vực. Điểm khác biệt lớn nhất, đó là bản quy hoạch mới có sự điều tiết chung giữa các trụ cột phát triển chính, các nền tảng hỗ trợ cũng như các trục phát triển không gian”, ông Hóa cho biết.

Cũng theo ông Hóa, từ một bản quy hoạch tổng thể, có định hướng, tầm nhìn dựa trên phân tích khoa học để hình thành, phát triển những quy hoạch chuyên ngành mới là hướng đi chuyên nghiệp trong công tác lập quy hoạch. “Do rất nhiều hạn chế, nhất là về công cụ, phương tiện thống kê, phân tích nên thời kỳ trước, dù Hải Dương mong muốn có một bản quy hoạch tổng thể cũng khó có thể xây dựng”, ông Hóa nói.

Tại bản quy hoạch thời kỳ trước, Hải Dương tập trung phân tích một số điểm lợi thế, cơ hội phát triển như lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, tài nguyên, du lịch dịch vụ. Đưa dự báo phát triển về dân số, lao động, khả năng quá trình đô thị hóa, sử dụng đất. Từ đó hoạch định tầm nhìn tới năm 2030 và xa hơn (tới năm 2050) xây dựng Hải Dương trở thành vùng phát triển năng động và hiệu quả, là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại của quốc gia và khu vực. Hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh gồm TP Hải Dương – hành lang quốc lộ 5; Chí Linh – Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía Nam tỉnh. Đô thị hóa cao, hình thành hệ thống đô thị hiện đại, có bản sắc.

Xác định tương lai

Tại bản quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương định hướng rõ ràng về mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2030, điều mà bản quy hoạch trước không có.

Không chỉ thể hiện quan điểm, mục tiêu phát triển rõ ràng, bản quy hoạch mới lần đầu tiên đề cập hàng loạt khái niệm mới như đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, logistics, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đa giá trị… Điểm khác biệt này là kết quả tất yếu từ sự khác biệt về xu thế phát triển của thời kỳ trước và thời kỳ này. “Thời kỳ trước, chúng ta không có điều kiện tiếp cận những khái niệm này. Cũng vì chưa đủ khả năng tiếp cận nên thời kỳ trước chưa thể xây dựng những tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là đô thị thông minh, tăng trưởng xanh là gì, công nghệ cao trong công nghiệp như thế nào…”, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Tiến Hóa cho biết.

dsc_2255.jpg
Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là 1 trong 5 trụ cột phát triển chính của tỉnh Hải Dương

Ngoài ra, một điểm khác biệt rõ nét khác giữa 2 bản quy hoạch, đó là đồ án quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có sự phân tích, đánh giá dựa trên điều kiện thực tế cũng như điểm khác biệt riêng có của Hải Dương. Đặc biệt, Hải Dương đã xác định các mũi nhọn trong phát triển kinh tế-xã hội. Những mũi nhọn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là yêu cầu trong tăng trưởng bền vững. Đây là điều khác biệt so với hướng phát triển còn có điểm chung chung từ bản quy hoạch trước.

Theo quy hoạch, Hải Dương sẽ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, ưu tiên các mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Đầu tư phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, sàn giao dịch công nghệ, kết nối, trao đổi thông tin với các trung tâm đổi mới sáng tạo, sàn giao dịch công nghệ trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, chuyển giao và hấp thụ công nghệ của tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

Phát triển các khu nghiên cứu, đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng để Hải Dương trở thành trung tâm cấp vùng về giáo dục và đào tạo phía đông của vùng Thủ đô Hà Nội. Củng cố và phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Về phương án phát triển kết cấu hạ tầng y tế, tỉnh sẽ xây dựng mới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; thành lập mới Trung tâm Chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp với quy mô 200 giường bệnh, trở thành trung tâm điều trị bệnh nghề nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu phức hợp y tế tỉnh Hải Dương sau khi có đủ điều kiện…

Về thể thao, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho
hệ thống thiết chế cấp tỉnh như Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà hát Chèo xứ Đông, Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh, Khu liên hợp văn hoá – thể thao tỉnh. Phát triển 10 sân gôn phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảo đảm các quy định của pháp luật.

HÀ KIÊN

Nguồn

Cùng chủ đề

Người cao tuổi là kho tàng tri thức và những bài học quý giá

Ngày 28/9, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với tỉnh Hải Dương tổ chức lễ phát động tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam 2024 với chủ đề “chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”. Người cao tuổi là rường cột xã hội Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam dự buổi lễ cùng lãnh đạo một số...

Nhiều trường bám mặt đường lớn ở Hải Dương, nỗi lo tai nạn chưa hồi kết

Năm học mới 2023-2024 vừa bắt đầu, trong "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - Tháng 9" với quyết tâm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh đến trường, các cấp,...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm Liên Hoa,...

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu chỉ đạo khẩn trương thống kê những phần việc cần lực lượng hỗ trợ ngay

Tại cuộc họp lãnh đạo UBND tỉnh sáng 12/9, đồng chí Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thống kê những điểm công...

Lúa, hoa màu, thủy sản thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Đông Bắc

Bão số 3 là cơn bão đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Bão lớn, gió giật mạnh khiến 121.500ha...

Cùng tác giả

Cháy rừng ở khu vực đền Cao An Phụ

Ngay khi phát hiện đám cháy, UBND thị xã Kinh Môn đã huy động khoảng 600 người gồm các lực lượng: Công an, Ban Chỉ huy quân sự, Hạt Kiểm lâm thị xã Kinh Môn, lực lượng dân quân...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/10

TRONG NƯỚCTrong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, ngày 5/10, tại thủ đô Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên toàn thể về chủ đề “Sáng tạo, đổi mới...

Khám phá Thung Nai ở Hòa Bình

- Gà chạy bộ: Gà Thung Nai sống trên môi trường đồi núi cao nên thịt sẽ chắc, dai và thơm hơn gà đồng bằng. Thường đầu bếp sẽ chế biến gà để nấu cháo hoặc nướng đều ngon,...

Chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương tăng hơn 3%

Trong tháng 9 có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, 2 nhóm có giá ổn định và 6 nhóm tăng giá so với tháng 8.Trong nhóm hàng tăng giá, có một số nhóm tăng cao như:...

Phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng (TP Hải Dương) hoạt động trở lại từ ngày 12/10

Theo UBND TP Hải Dương, phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng sẽ hoạt động trở lại từ tối 12/10/2024. Trước đó, UBND TP Hải Dương đã thông báo tạm thời chưa tổ chức các hoạt động tại phố...

Cùng chuyên mục

Cháy rừng ở khu vực đền Cao An Phụ

Ngay khi phát hiện đám cháy, UBND thị xã Kinh Môn đã huy động khoảng 600 người gồm các lực lượng: Công an, Ban Chỉ huy quân sự, Hạt Kiểm lâm thị xã Kinh Môn, lực lượng dân quân...

Chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương tăng hơn 3%

Trong tháng 9 có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, 2 nhóm có giá ổn định và 6 nhóm tăng giá so với tháng 8.Trong nhóm hàng tăng giá, có một số nhóm tăng cao như:...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Qua rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới,...

Vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Hải Dương tăng hơn 17.500 tỷ đồng

Kế hoạch vốn ngân sách địa phương của Hải Dương là 50.191 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh 30.559,4 tỷ đồng để giao thực hiện 110 dự án khởi công mới, 27 dự án chuyển tiếp hoàn...

Giá nhiều vật liệu xây dựng ở Hải Dương tăng sau bão

Thời điểm này, lượng khách hàng mua tấm tôn lợp vẫn cao hơn so với thông thường. Theo một số cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở đường Thống Nhất, Tam Giang (TP Hải Dương), mỗi ngày...

Mở rộng các kênh tiêu thụ khoai lang Văn Hội (Ninh Giang)

Cùng với sự hỗ trợ của huyện, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang giao UBND xã Văn Hội chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường hướng dẫn, giám sát các hộ dân thực hiện đúng quy trình trước...

Xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng tăng 23,5%

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải loại gạo Basmati, chấm dứt hơn một năm ngừng bán ra nước ngoài. Đánh giá về động thái này của Ấn Độ, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng: Biến động của thị trường Ấn Độ trong xuất khẩu gạo sẽ có ảnh hưởng với xuất khẩu gạo Việt Nam. Song Việt Nam đã xây...

Lần đầu tiên ra mắt Câu lạc bộ OCOP Hải Dương

Câu lạc bộ có 8 thành viên Ban Chủ nhiệm và 10 trưởng nhóm đại diện ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.Sau 6 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Hải...

Thành lập Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hải Dương

Theo đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hải Dương là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Điện lực Hải Dương, được nâng cấp từ Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế. Sau khi thành lập,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất