Powered by Techcity

Quyết liệt đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải


duangiaothongtrongdiem.jpg
(Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 chỉ đạo tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Đồng Nai, Đắk Lắk, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang; Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Công điện nêu rõ công tác GPMB là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các dự án, công trình; tuy nhiên, đây là khâu khó khăn, phức tạp do liên quan đến sản xuất, kinh doanh, quyền lợi và sinh kế của người dân. Mặt bằng được bàn giao sớm sẽ là cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải và nhiều địa phương được giao làm cơ quan chủ quản đã nỗ lực tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, triển khai thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, đặc biệt đối với các dự án có tiến độ yêu cầu hoàn thành năm 2025 như cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Tuyên Quang – Hà Giang, Biên Hòa – Vũng Tàu, Hòa Liên – Túy Loan, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; các tổ chức, đoàn thể như MTTQ, Ban Dân vận, các đoàn thể chính trị – xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… phải vào cuộc trong công tác GPMB.

Tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân…

Phối hợp với các chủ đầu tư để ưu tiên GPMB tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công.

Với các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trước ngày 30/8/2024.

Cụ thể, các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để thu hồi diện tích đất còn lại và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Tuyên Quang – Hà Giang, Hòa Liên – Túy Loan, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các tỉnh có khối lượng còn lại lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Tuyên Quang.

Các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế tại các dự án, đặc biệt tại các tỉnh có khối lượng cần di dời lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 – TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa – Vũng Tàu).

Tỉnh Bình Định thực hiện song song, đồng thời các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 để bàn giao mặt bằng cho dự án ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành khai thác, thu hồi cây rừng để bàn giao mặt bằng tại dự án Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Với các dự án còn lại, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc GPMB và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trong năm 2024.

Trong đó, tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành các thủ tục liên quan đến giá đền bù, phê duyệt phương án, chi trả bồi thường, xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án Hữu Nghị – Chi Lăng trong năm 2024.

Các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Cao Bằng và TP Cần Thơ đã làm tốt công tác GPMB các Dự án: Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Đồng Đăng – Trà Lĩnh cần tiếp tục phát huy để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại trong tháng 8/2024.

Các tỉnh Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, TP Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để bàn giao cho các dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh – An Hữu trong tháng 9 năm 2024.

Các tỉnh An Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tiền Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đẩy nhanh xây dựng các khu tái định cư tại các dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, An Hữu – Cao Lãnh, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, sớm ổn định cuộc sống của người dân.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi dự án đi qua phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, EVN đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế các dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh – An Hữu (Dự án thành phần 1), Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Tỉnh Bắc Ninh rà soát chi phí GPMB, phối hợp các cơ quan chủ quản dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội để cân đối tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 1.3, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu cần) làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương và EVN hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, ưu tiên hoàn thành di dời trong tháng 8/2024 tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, nhất là tại các địa phương có khối lượng lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 – TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa -Vũng Tàu); cơ bản hoàn thành trước ngày 30/9/2024 với các dự án cao tốc Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, Đồng Đăng – Trà Lĩnh và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với các dự án Hữu Nghị – Chi Lăng, Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác GPMB, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan, bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại công điện này.

TB (tổng hợp)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/quyet-liet-day-nhanh-giai-phong-mat-bang-du-an-quan-trong-quoc-gia-trong-diem-nganh-giao-thong-van-tai-390511.html

Cùng chủ đề

Hải Dương đầu tư hơn 1.034 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến giao thông kết nối với TP Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối quốc lộ 17B (tỉnh Hải Dương) với đường tỉnh 352 (TP Hải Phòng) đoạn từ quốc lộ 17B đến đê sông Kinh Thầy, thị xã Kinh Môn có tổng...

Nghe học sinh Thanh Hà nói về ý nghĩa của chương trình cẩm nang giao thông

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Hải Dương quyết định, điều chỉnh đầu tư 5 dự án giao thông, đô thị

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Cơ bản hoàn thành sửa chữa hệ thống báo hiệu, an toàn giao thông

Việc khắc phục hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường sông đang được khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên do mực nước trên các tuyến sông vẫn cao nên việc khắc phục hệ thống báo hiệu trên các...

Giao thông Hải Dương thuận lợi trong ngày cuối kỳ nghỉ

Sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày (31/8-3/9), hôm nay, nhiều người từ Hải Dương trở lại các tỉnh, thành phố khác và nhiều người từ nơi khác trở lại Hải Dương học tập, làm...

Cùng tác giả

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2024, ngành NN&PTNT gặp muôn vàn khó khăn trước tác động của El Nino, hạn hán xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở phía Nam, bão lũ ở miền Bắc, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, rào cản của thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe… Để chủ động ứng phó, nỗ lực thực hiện nhiệm...

Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu

“Thích ứng linh hoạt là cách thức để vượt qua khó khăn và tận dụng các cơ hội mới. Khơi thông nguồn lực là cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, là động lực tăng trưởng, phát triển...

Sáp nhập hai trường cao đẳng vào hai trường đại học

Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An được sáp nhập vào Trường đại học Kinh tế Nghệ An – Ảnh: Nhà trường cung cấp Theo quyết định số 1652 ngày 26-12-2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập Trường cao đẳng Y tế Hải Dương trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương vào Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương trực thuộc Bộ Y tế. Thủ tướng giao Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các...

Chuyến bay từ Tokyo đến TP Hồ Chí Minh phải hạ cánh khẩn cấp để cứu hành khách

Ngày 27/12, sau khi cất cánh được hơn 2 giờ, hành khách V.T.V. ngồi ghế 24G (32 tuổi, quốc tịch Việt Nam) gặp vấn đề về sức khỏe (nghi tụt huyết áp, tay chân lạnh). Phi hành đoàn đã...

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

Tuy nhiên, cũng theo CEBR, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP) trong năm 2024 đã đạt mức 16.193 USD và được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình...

Cùng chuyên mục

Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu

“Thích ứng linh hoạt là cách thức để vượt qua khó khăn và tận dụng các cơ hội mới. Khơi thông nguồn lực là cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, là động lực tăng trưởng, phát triển...

Chuyến bay từ Tokyo đến TP Hồ Chí Minh phải hạ cánh khẩn cấp để cứu hành khách

Ngày 27/12, sau khi cất cánh được hơn 2 giờ, hành khách V.T.V. ngồi ghế 24G (32 tuổi, quốc tịch Việt Nam) gặp vấn đề về sức khỏe (nghi tụt huyết áp, tay chân lạnh). Phi hành đoàn đã...

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

Tuy nhiên, cũng theo CEBR, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP) trong năm 2024 đã đạt mức 16.193 USD và được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình...

Đề xuất giá điện được điều chỉnh 2 tháng một lần

Theo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành hồi tháng 3, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn...

‘Tiếng thơm’ của những doanh nghiệp điển hình nộp thuế

Công ty TNHH JM Vina ở xã Dân Chủ (Tứ Kỳ) là một doanh nghiệp chuyên may gia công xuất khẩu quy mô nhỏ, với 261 lao động. Năm 2024, công ty đã cơ bản hoàn thành mục tiêu...

Gần triệu đồng một kg táo sữa Đài Loan

Lý giải sự chênh lệch này, lãnh đạo Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng Đài Loan đã xây dựng thương hiệu vững chắc cho các loại trái cây cao cấp. Quốc gia này nổi tiếng là "vua"...

Kiến nghị xử lý 106 vị trí bất cập hạ tầng xảy ra tai nạn giao thông

Đa số các kiến nghị đều được xử lý, khắc phục. Đơn cử, qua kiểm tra vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông vào ngày 30/7 tại km 27+200 quốc lộ 38 khiến 1 người tử vong,...

Kinh Môn phát huy giá trị ‘hạt vàng’

Vụ mùa năm nay, thị xã Kinh Môn gieo cấy gần 700 ha lúa nếp cái hoa vàng, tập trung tại các xã, phường: Duy Tân, Hoành Sơn, Tân Dân, Phạm Thái… Mặc dù cơn bão số 3 khiến...

Năm 2025, Hải Dương phấn đấu tỷ lệ tăng thu thuế nội địa tiếp tục ở mức 2 con số

Văn phòng Cục Thuế có 4/5 đơn vị thực hiện vượt dự toán giao. Tổng thu ngân sách của 10/12 huyện, thành phố, thị xã do 7 chi cục thuế ước vượt từ 16% đến 126% so với dự...

10 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm

Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hải Dương thông tin trong 10 ngày đầu (từ ngày 15/12-25/12) triển khai cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất