Powered by Techcity

Quốc hội luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc

ttxvn-tong-tuyen-cu-dau-tien-2-7947.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946) (Ảnh tư liệu)

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước, được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đánh dấu một mốc son chói lọi của tiến trình xây dựng thể chế dân chủ, khẳng định về mặt pháp lý quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

ttxvn-tong-tuyen-cu-dau-tien-4168.jpg
Cử tri Thủ đô xem danh sách, tiểu sử các đại biểu ra ứng cử (Ảnh tư liệu)

Kể từ mốc son lịch sử đó, đến nay, trải qua 78 năm, Quốc hội luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, nỗ lực hoàn thành trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Quốc hội khóa I) đã thông qua Hiến pháp 1946. Đây là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ, đạo luật cơ bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế Nhà nước Cách mạng trong thời đại mới.

Kể từ Quốc hội khóa II đến nay, trong từng giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo các bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013.

Đặc biệt, Quốc hội khóa XIII (2011-2016), tổ chức bầu cử vào ngày 22/5/2011 – lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một ngày với quy mô lớn. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, bầu ra 500 đại biểu Quốc hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp năm 2013 tại Kỳ họp thứ 6.

Hiến pháp 2013 thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội trên nền tảng dân chủ, pháp quyền và tạo động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Quang cảnh một phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh một phiên họp của Quốc hội

Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, với sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và nhân dân, kế thừa những nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, cải tiến cách thức làm việc và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng quốc gia.

Phương thức hoạt động của Quốc hội luôn được đổi mới, hoàn thiện, thích ứng, linh hoạt trước những vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là vào thời điểm đại dịch COVID-19. Quốc hội đã có nhiều cải tiến mạnh mẽ từ cách thức tổ chức đến tiến hành các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội có bước tiến đột phá, kịp thời thích ứng với xu thế phát triển của thời đại, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng, phát triển Quốc hội điện tử.

Qua các nhiệm kỳ, hoạt động của đại biểu Quốc hội ngày càng có những chuyển biến tích cực gắn với đổi mới về tổ chức, hoạt động của Quốc hội.

Cùng với đó, Quốc hội tiếp tục xuyên suốt tinh thần lập pháp chủ động, kiến tạo phát triển với tầm nhìn dài hạn. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, giám sát đã xác định đây là một nội dung trọng tâm và then chốt. Thực hiện tốt chức năng giám sát sẽ tác động tích cực tới việc thực hiện các chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tính đến Kỳ họp thứ 6, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan đã hoàn thành 114/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (đạt trên 83%).

Năm 2023, lần đầu tiên trong lịch sử 78 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức số lượng Kỳ họp nhiều nhất trong một năm với 5 kỳ họp, trong đó có 3 Kỳ họp bất thường (lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4) để xem xét, quyết định kịp thời 84 vấn đề lớn, quan trọng, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn, góp phần quan trọng ổn định và phát triển đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo tiền đề thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo.

Các kỳ họp “bất thường” đã trở thành “bình thường” nhằm đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội và nguyện vọng chính đáng của cử tri, nhân dân cả nước.

Quốc hội tiếp tục quán triệt nguyên tắc: Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép; những chủ trương đã thực hiện, nhưng không phù hợp thì nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.

Có thể nêu ví dụ về công tác lập pháp trong năm 2023, với 12 triệu lượt ý kiến góp ý của cử tri và thảo luận tại 3 kỳ họp của Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã thảo luận qua 2 kỳ họp của Quốc hội, song vẫn còn một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao.

Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV quyết định chưa thông qua 2 dự thảo luật này, bởi lẽ đây là hai luật khó, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, có tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống của người dân, cần áp dụng quy trình đặc biệt, chưa có tiền lệ để xem xét thật thấu đáo mọi mặt. Quyết định này của Quốc hội đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của dư luận xã hội, thể hiện tinh thần cẩn trọng, có trách nhiệm của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng, hiệu quả, không chạy theo số lượng và tiến độ.

Năm 2023 là năm thành công nổi bật của ngoại giao nghị viện, diễn ra nhiều hoạt động sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện, hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Quốc hội đã phát huy mạnh mẽ nét đặc trưng vừa mang tính đối ngoại Nhà nước, vừa mang tính nhân dân sâu sắc. Phiên họp giả định “Quốc hội Trẻ em” lần thứ I năm 2023 cũng là một trong những sự kiện ấn tượng trong hoạt động Quốc hội khóa XV…

ttxvn-quoc-hoi-tre-em-9716.jpg
Đại biểu dự Phiên họp giả định Quốc hội Trẻ em

Nhớ về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, trong bài Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/3/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam ta. Nó là kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là kết quả của sự hy sinh tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh, không sợ nguy hiểm, tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc…”

Trong suốt 78 năm qua, Quốc hội luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trải qua 79 năm, Quốc hội Việt Nam luôn là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng nỗ lực thực hiện trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Ghi nhận ở các nút đèn đỏ tại TP Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Làm sao để kiểm tra pháo hoa có phải của Bộ Quốc phòng chính hãng?

Hiện nay, nhà máy Z121 đang niêm yết mức giá không thay đổi nhiều so với các năm trước. Cụ thể, giá giàn phun viên nhấp nháy D16x25 (tem mới 2024) là 330.000 đồng/giàn, giàn phun hoa D16x25 (tem...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Năm 2025, Hải Dương phấn đấu thu ngân sách nhà nước 31.900 tỷ đồng

Kịch bản tăng trưởng GRDP chi tiết năm 2025 nêu rõ quyết tâm của UBND tỉnh trong thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức 2 con số, phấn đấu...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Cô giáo ‘truyền lửa’ cho phong trào công đoàn

Chị Nguyệt chia sẻ: “Làm bất cứ việc gì cũng phải đặt trách nhiệm và cái tâm lên trên hết. Trong hoạt động chuyên môn hay phụ trách công đoàn, bản thân tôi luôn cố gắng để tròn cả...

Con gái một chủ tịch ngân hàng thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu

* DDB: Từ ngày 15-1, 12 triệu cổ phiếu DDB của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đông Dương sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 12.300 đồng/cổ phiếu. * PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, báo cáo đã bán gần 4 triệu cổ phiếu trong số 8 triệu cổ phiếu PVS của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đăng ký từ ngày 2-12...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Bộ Công an đề xuất xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện

Ngày 7/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ trong Công an nhân dân năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ hội trường Bộ Công an đến công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tại hội nghị, Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu quyết tâm,...

Quân đoàn 12 (Bắc Giang) hỗ trợ Kinh Môn dọn rừng, phòng cháy

Quân đoàn 12 được thành lập ngày 21/11/2023 và là đơn vị cấp quân đoàn đầu tiên được tổ chức lại của Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh” tiến lên hiện đại, trên cơ sở hợp nhất hai...

Thủ tướng yêu cầu xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự...

Quốc hội họp bất thường quyết định 7 nội dung về sắp xếp bộ máy

Các cơ quan của Chính phủ cũng đang thảo luận về một số luật khác cần phải sửa khi các cơ quan sau sắp xếp đi vào hoạt động như Luật Thanh tra, các luật về thuế, ngân hàng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất