Powered by Techcity

Phát hiện dấu tích thành cổ Hoa Lư khi đào móng nhà


thanh-co-hoa-lu.jpg
Lớp gạch đỏ dùng xây thành Hoa Lư mới được phát lộ ở thôn Tân Hoa

Giữa tháng 12, ông Nguyễn Tử Quý ở thôn Tân Hoa, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), đào móng xây nhà cho người con trai thứ hai trên thửa đất thổ cư của gia đình rộng hơn 100 m2. Trong lúc thi công, nhóm thợ vô tình làm bật một đoạn bờ đất đắp lẫn những vỉa gạch đỏ nghi là tường thành Hoa Lư cổ.

Chính quyền địa phương và ngành văn hóa sau đó đề nghị gia đình ngừng thi công để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ. Trong một tuần qua, các nhà nghiên cứu đã cho đào ba hố khai quật, phát hiện 5 lớp kết cấu tường thành.

Đó là lớp gia cố chân tường thành (ở độ sâu 3,46 m) bằng gỗ lim đóng cọc, bên trên lót đất sét màu xám tạo chân; lớp dải cành cây vụn có tác dụng chống sụt lún, trơn trượt; tiếp theo là các lớp đất sét và tường gạch được xếp khá quy chuẩn… Bức tường gạch kết hợp với cọc gỗ và những lớp đất đắp tạo thành một chỉnh thể vững chắc.

Di vật được tìm thấy trong các hố khai quật chủ yếu là những vỉa gạch đã vỡ. Gạch ở đây có hai nhóm là gạch xám, một số viên có chữ “Giang Tây quân” hoặc “Giang Tây chuyên”, niên đại thuộc thế kỷ 8-9. Loại gạch thứ hai là gạch đỏ, một số mảnh có in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, tức loại gạch chuyên dùng xây kinh thành thời bấy giờ, loại này cũng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10.

Ngày 31/12, bà Vũ Thanh Lịch, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình, cho biết đến nay khu vực tường thành Hoa Lư đã có ba lần khai quật, thăm dò khảo cổ. Kết quả đợt khai quật lần này tiếp tục khẳng định về kỹ thuật đắp dựng tường thành Hoa Lư ở thế kỷ 10.

Cọc gỗ lim được đóng dưới lớp đất sâu gần 4m. Ảnh: Lê Hoàng
Cọc gỗ lim được đóng dưới lớp đất sâu gần 4 m

Từ kết quả nghiên cứu thực địa, các nhà khảo cổ có chung nhận định rằng tường thành nhân tạo ở Hoa Lư đều được đắp trên nền đất lầy thụt vùng trũng thấp, do vậy đều sử dụng kỹ thuật đắp rải các thanh gỗ kết hợp đóng cọc chống sụt lở.

Tường thành được đắp hình con trạch hoặc gần hình thang, trong đó mái ngoài thường được tạo dốc hơn bên trong. Kỹ thuật xây thành kiểu này cũng từng được phát hiện ở La thành, Thăng Long (Hà Nội) và được cho là khá gần gũi với kỹ thuật xây và tạo xương cho tường thành do người Chăm thực hiện ở địa điểm thành Trà Kiệu (Quảng Nam).

“Kết quả khai quật đã cung cấp thêm những tư liệu mới góp phần làm rõ về tường thành và quá trình xây dựng tường thành Hoa Lư, đồng thời cũng góp phần củng cố cứ liệu đầy đủ hơn về Kinh đô Hoa Lư dưới triều Đinh – Tiền Lê ở thế kỷ 10”, bà Lịch cho hay.

Một mảnh gạch có in chữ Hán tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao Ninh Bình cung cấp
Một mảnh gạch có in chữ Hán tìm thấy ở khu vực khai quật

Theo bà Lịch, do cuộc khai quật diễn ra gấp rút và thiếu thời gian, nhiều câu hỏi quan trọng về tường thành Hoa Lư vẫn chưa có lời giải. Chẳng hạn, liệu bức tường thành phía Đông Bắc và các đoạn tường thành nhân tạo khác chỉ được sử dụng một lần duy nhất hay không, và vai trò thực sự của chúng trong Kinh đô là gì.

Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất tỉnh Ninh Bình tiếp tục xây dựng đề án và chương trình hành động để nghiên cứu sâu hơn về quy mô, kỹ thuật, không gian phân bố và phương thức xây dựng tường thành ở Cố đô Hoa Lư. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm tư liệu quan trọng, giúp tái hiện diện mạo các vòng thành và con đường dẫn vào kinh đô Hoa Lư thời Đinh – Tiền Lê.

Chính quyền huyện Hoa Lư và các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đang cân nhắc khả năng di dời 12 hộ dân sinh sống gần chân núi Cột Cờ, nơi phát hiện dấu vết tường thành Hoa Lư để xây dựng phương án bảo tồn.

Một số mảnh gốm sứ cũng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Lê Hoàng
Một số mảnh gốm sứ cũng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở khu vực khai quật

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam dưới thời phong kiến, tồn tại trong giai đoạn 968-1010 với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, trước khi Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.

Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền chùa, lăng phủ…

Vị trí phát hiện dấu vết tường thành vừa qua nằm cách khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư hiện nay khoảng 1,5 km.

TB (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/phat-hien-dau-tich-thanh-co-hoa-lu-khi-dao-mong-nha-401925.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tour sang Thái cổ vũ tuyển Việt Nam ‘cháy’ vé

Theo khảo sát, bên cạnh đặt vé máy bay tự túc, nhiều khách Việt Nam còn sang Thái Lan với 2 hình thức là mua tour trọn gói, đi theo chuyến charter hoặc gói free & easy.Đại diện Vietravel...

Chi tiết mức phạt mới đối với các lỗi vi phạm của ô tô, xe máy

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tăng nặng mức xử phạt từ...

Cẩm Giàng quyết liệt xử lý vi phạm sử dụng đất

Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12/2024, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có gần 200 trường hợp sử dụng đất sai quy định làm ảnh hưởng hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều đã...

Hải Dương chính thức thu ngân sách vượt mốc 30 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, nhiều khoản thu lớn đều vượt cao so với dự toán cả năm. Điển hình, thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt gần 7.948 tỷ đồng, vượt 35%, tăng 10% năm trước đó;...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.2-...

Cùng chuyên mục

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.2-...

Hơn 300 vũ công khiêu vũ sôi nổi chào năm mới

Hơn 300 vũ công khiêu vũ sôi nổi chào năm mới Nguồn: https://baohaiduong.vn/hon-300-vu-cong-khieu-vu-soi-noi-chao-nam-moi-402059.html

TP Hải Dương sẽ bắn 1.000 quả pháo hoa tầm cao đêm giao thừa năm nay

Đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ, chỉ đạo lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn giao thông và bố trí xe cứu hỏa thường trực tại địa điểm bắn phá hoa. Sở Văn hoá, Thể...

Rộn ràng không khí văn nghệ, dân vũ chào năm mới 2025

Rộn ràng không khí văn nghệ, dân vũ chào năm mới 2025 Nguồn: https://baohaiduong.vn/ron-rang-khong-khi-van-nghe-dan-vu-chao-nam-moi-2025-401998.html

Màn đếm ngược và pháo hoa chào năm mới 2025 ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Màn đếm ngược và pháo hoa chào năm mới 2025 ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Nguồn: https://baohaiduong.vn/man-dem-nguoc-va-phao-hoa-chao-nam-moi-2025-o-ha-noi-tp-ho-chi-minh-401966.html

Sắc xuân phơi phới trong chương trình ‘Chào năm mới 2025’ ở Hải Dương

Đời sống văn hóaLÊ HƯƠNG • 31/12/2024 22:37Chương trình nghệ thuật 'Chào năm mới 2025' do Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh và Nhà hát Chèo Hải Dương tổ chức mang lại khí thế tưng bừng của mùa...

Thông tin bắn pháo hoa Tết dương lịch tại Đà Nẵng là không chính xác

Chiều 31/12, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng đã có thông tin gửi báo chí đề nghị tuyên truyền, phổ biến thông tin cho người dân về việc UBND TP Đà Nẵng không tổ chức bắn...

Biển người đổ ra đường đón năm mới

Một số ngả đường tiến về phố Nguyễn Huệ như Lê Lợi, Ngô Đức Kế... hàng nghìn bạn trẻ nối đuôi nhau đứng chờ, hướng mắt về phía sân khấu.Sân khấu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP Hồ...

Những người Thanh Miện tiếp nối truyền thống chiếng chèo Đông

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

NSND Tự Long được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội

NSND Tự Long sinh năm 1973 tại Bắc Ninh, xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật với bố là NSƯT Tự Lẫm và mẹ là NSƯT Minh Phức.Sau năm 1999, Tự Long đầu quân về Đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất