Powered by Techcity

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%


Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 ngày 5/8, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát

Theo Bộ trưởng, nhìn chung, kinh tế nước ta 7 tháng đã phục hồi tương đối rõ nét trên các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng tăng 4,12% so với cùng kỳ, trong mức kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội; tác động của chính sách tiền lương mới là không đáng kể. Tỷ giá được điều hành linh hoạt, kịp thời, hài hòa với điều hành lãi suất.

Thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 7 tháng tăng lần lượt 17,1%, 15,7% và 18,5%; ước xuất siêu 14,08 tỷ USD. Các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép.

Về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, đến ngày 31/7/2024, các bộ, cơ quan và địa phương đã phân bổ chi tiết 642,7 nghìn tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 26,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách trung ương là 6,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 20,4 nghìn tỷ đồng.

Ước thanh toán đến 31/7/2024 khoảng 232,1 nghìn tỷ đồng, đạt 34,68% kế hoạch (cùng kỳ năm 2023 đạt 37,85%). Có 33 bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước.

Về triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đến hết tháng 7/2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 26.345,48 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư (đạt 97% kế hoạch) và 19.678,933 tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 100% dự toán) cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ước giải ngân vốn đầu tư công khoảng 11.841 tỷ đồng, đạt khoảng 44% kế hoạch.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn; các động lực tăng trưởng chưa có sự bứt tốc rõ nét.

Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực tỷ giá vẫn là thách thức lớn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn ở mức cao, yêu cầu chính sách tiền tệ phải dành nhiều nguồn lực hơn để ứng phó. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn.

Bên cạnh đó, thể chế, pháp luật mặc dù được tích cực thay đổi nhưng vẫn còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Thời gian tới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng Quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%, tạo bản lề để hoàn thành đạt và vượt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính, cụ thể là khẩn trương rà soát, quyết liệt tháo gỡ, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, thủ tục hành chính, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xác định đây là động lực tạo bứt phá cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2024 và thời gian tới.

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, chất lượng, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn…; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh việc xử lý ngân hàng yếu kém, ngân hàng kiểm soát đặc biệt, các doanh nghiệp yếu kém, dự án chậm tiến độ…

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, trọng tâm là kiểm soát lạm phát. Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; điều tiết tỷ giá, lãi suất đồng bộ, hài hòa, hợp lý; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách nhà nước; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử…

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng; khẩn trương hoàn thiện, ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; xây dựng Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường… Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, bão lũ, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tiếp tục củng cố và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nhất là công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, khắc phục tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao. Kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; thực hiện hiệu quả quy định về bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm.

VN (theo Nhân Dân)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/phan-dau-tang-truong-kinh-te-ca-nuoc-quy-iii-dat-kich-ban-6-5-7-4-389466.html

Cùng chủ đề

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

Hải Dương phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024 tăng trên 9%

Nhiều điểm sángTheo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phát triển kinh tế-xã hội của Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo...

Phấn đấu tăng trưởng đạt cận trên, lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu

Thủ tướng cũng yêu cầu nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán; chú trọng các lĩnh vực an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tích cực triển khai cải cách tiền lương; làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc y tế; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; tăng cường quốc phòng an ninh, ổn định chính trị; làm tốt công tác đối ngoại; tăng cường thông tin truyền...

Thành tựu kinh tế ấn tượng sau 49 năm “non sông thu về một mối”

Vào năm 1974, quy mô nền kinh tế của cả miền Bắc và miền Nam cộng lại chưa đầy 22 tỷ USD. Trong giai đoạn 1976-1980, GDP chỉ tăng trung bình 1,4%. Đến năm 2023, quy mô GDP ở mức 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%. Trong quý I năm 2024, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,66%.Hành trình hướng tới nền kinh tế thứ 20 thế giớiTính từ thời điểm năm 1975, Việt...

Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương tăng 13 bậc

GRDP bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 94,1 triệu đồng (tương ứng 3.950 USD/người), đứng thứ 16 cả nước, tăng 1 bậc so với năm 2022, đứng thứ 7 vùng đồng bằng sông Hồng.Về văn hóa – xã hội, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,51%; điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT xếp thứ 12 toàn quốc, tăng 3 bậc so với năm trước; số lượng và chất lượng giải tại kỳ thi chọn học...

Cùng tác giả

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Điểm sáng xuất khẩu nông sản Đắk Nông Rộng đường tiêu thụ cho nông sản Đắk Nông Tăng cường các giải pháp kết nối cung cầu Theo đó, chương trình kết nối cung cầu sẽ tập trung vào kết nối cung cầu trực tuyến; hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh (trực tiếp); kết nối theo mùa vụ, chuyên đề – kế hoạch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả cơn…

Chủ trì buổi họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về 3 giai đoạn dự báo, phòng chống và phục hồi, trong lúc này phải triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bão số 3, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún… Theo Cục Quản lý đê điều và...

Cung đường như “Đà Lạt thu nhỏ” ở Hải Dương xơ xác sau bão, dân mạng tiếc nuối

Loạt hình ảnh mới đây được chụp tại tuyến đường trục Bắc - Nam (thuộc xã Hưng Long, huyện Ninh Giang) khiến nhiều cư dân mạng tiếc nuối bởi khung cảnh ngổn ngang, xơ xác sau khi bão số...

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỉ cho 5 tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3

Khung cảnh ngổn ngang ở đảo Cát Bà sau khi bão qua – Ảnh: NAM TRẦN Ngày 9-9, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký quyết định số 943 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Theo đó, Chính phủ quyết định hỗ trợ 100 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn...

Người dùng di động nhiều tỉnh, thành phố bị mất liên lạc do bão Yagi

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tại thời điểm ngày 8/9, một số khu vực trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ vẫn bị gián đoạn thông tin liên lạc do mất điện lưới.  Trong số các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3,...

Cùng chuyên mục

Cầu Phong Châu xây dựng khi nào, có trọng tải bao nhiêu?

Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh quốc lộ 32C đoạn qua TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Km11+500 - Km21+158) với tổng mức đầu...

Nông dân Hải Dương gia cố, xử lý chuồng trại bị thiệt hại sau do bão số 3

Bão số 3 đã làm tốc mái chuồng trại chăn nuôi của nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng nghìn con gia cầm bị chết. Hiện nông dân đang tập trung khắc phục thiệt hại sau mưa...

Xem xét giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão số 3

Nội dung được Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng ngày 9/9. Theo đó, người dân, doanh nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào...

Nhiều phương tiện không thể vào cao tốc Hạ Long-Vân Đồn

Chiều 9/9, nhiều phương tiện ôtô không thể đi vào cao tốc Hạ Long-Vân Đồn tại các nút giao Minh Khai, Khu công nghiệp Việt Hưng và Đồng Lá. Đây là 3/3 điểm vào-ra cao tốc này thuộc địa...

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

Chủ tịch UBND các tỉnh nêu trên tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt theo thẩm quyền, trong...

Nỗ lực mức cao nhất khắc phục thiệt hại do bão số 3

Đối với các vùng sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của bão số 3, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương chủ động,...

Kinh hoàng giây phút sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông

Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi. Hiện các lực lượng đang nhanh chóng xử lý.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết,...

Ngành đường sắt dừng chạy tàu khách Hà Nội-Lào Cai do mưa lũ lớn tại Yên Bái

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), khu vực tỉnh Yên Bái có mưa lớn, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đã ngừng chạy hai đôi tàu khách Hà Nội lên...

Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3

Bộ trưởng Công thương vừa ký ban hành Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 8/9/2024 gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất