Powered by Techcity

Phấn đấu tăng trưởng đạt cận trên, lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về kiểm soát lạm phát

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Ngân hàng thương mại Nhà nước.

Lãnh đạo Chính phủ và các đại biểu đánh giá, 5 tháng của năm 2024 đã đi qua, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn và có quan hệ kinh tế với Việt Nam đang hồi phục, song chậm, còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế Việt Nam; trong khi trong nước, nền kinh tế vẫn có những vấn đề nội tại.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao. Do đó kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép; nhiều định chế thế giới lạc quan và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 đạt khoảng trên 6%.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về kiểm soát lạm phát

Các đại biểu cho rằng, thời gian tới kinh tế vĩ mô, lạm phát tiếp tục chịu áp lực trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới; sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn có quan hệ kinh tế với Việt Nam; cũng như những diễn biến trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, giá vàng, giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước… Do đó, cần có giải pháp và có sự nỗ lực lớn của tất cả các cấp, các ngành để đạt mục tiêu đã đề ra.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân tích, đánh giá thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức và cho rằng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, song quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, trong đó phấn đấu tăng trưởng đạt cận trên, lạm phát ở cận dưới so với mục tiêu trưởng từ 6-6,5% và lạm phát từ 4-4,5%; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát bội chi, ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Trung ương đã đề ra.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về kiểm soát lạm phát

Thủ tướng quán triệt tinh thần chủ động tấn công, phòng ngự từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, từ cơ sở; không cầu toàn, không nóng vội; không điều hành nóng vội, giật cục mà phải linh hoạt, mềm mại, hiệu quả; “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, song cũng không bi quan, lo sợ; có biện pháp khả thi, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp đồng bộ trong chính sách, tháo gỡ mọi khó khăn, điểm nghẽn; tạo khí thế mới, niềm tin mới, động lực, thắng lợi mới…

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, với lãi suất giảm hợp lý; quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường để kiểm soát lạm phát, tăng nguồn cung, chuẩn bị cung ứng dồi dào hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng và các dịch vụ phục vụ người dân; công khai, minh bạch, không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ bất hợp lý mà phấn đấu giả giá, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm, học phí, sách giáo khoa, dịch vụ khám chữa bệnh, giá xi măng..; giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu

Các bộ, ngành tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như liên kết vùng, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Trong đó, đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, với việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ; phân bổ sớm 29,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại; thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Cùng với đó, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, các hạ tầng xã hội, giải quyết dứt điểm vấn đề vật liệu san lấp thông thường.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu

Yêu cầu sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, giải quyết các vướng mắc, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nhất là các quy định liên quan đầu tư công, hợp tác công tư, luật về thuế… trên cơ sở đó để đề xuất ban hành một văn bản luật để sửa nhiều luật; tăng thu, triệt để tiết kiệm chi; tập trung cải cách hành chính, thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể trong một số ngành, lĩnh vực, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ điện, với việc hoàn thành Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối trước 30/6/2024, huy động và điều phối các nguồn điện phục nhu nhu cầu người dân, doanh nghiệp, khẩn trương trình ban hành 3 Nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG; khai thác, sản xuất, cung ứng đầy đủ xăng dầu, khí đốt; tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, đồng thời nỗ lực sớm gỡ “thẻ vàng IUU”; đẩy mạnh thu hút du lịch; xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, nhất là các dự án như Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2, hướng dẫn các địa phương gỡ các dự án có kết luận của Thanh tra.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Mạnh Hùng phát biểu

Thủ tướng cũng yêu cầu nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán; chú trọng các lĩnh vực an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tích cực triển khai cải cách tiền lương; làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc y tế; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; tăng cường quốc phòng an ninh, ổn định chính trị; làm tốt công tác đối ngoại; tăng cường thông tin truyền thông, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, với sự đồng lòng, chung sức, sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương, sẽ đạt mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024 như Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 ngày 5/8, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024, phân bổ...

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

Hải Dương phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024 tăng trên 9%

Nhiều điểm sángTheo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phát triển kinh tế-xã hội của Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo...

Thành tựu kinh tế ấn tượng sau 49 năm “non sông thu về một mối”

Vào năm 1974, quy mô nền kinh tế của cả miền Bắc và miền Nam cộng lại chưa đầy 22 tỷ USD. Trong giai đoạn 1976-1980, GDP chỉ tăng trung bình 1,4%. Đến năm 2023, quy mô GDP ở mức 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%. Trong quý I năm 2024, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,66%.Hành trình hướng tới nền kinh tế thứ 20 thế giớiTính từ thời điểm năm 1975, Việt...

Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương tăng 13 bậc

GRDP bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 94,1 triệu đồng (tương ứng 3.950 USD/người), đứng thứ 16 cả nước, tăng 1 bậc so với năm 2022, đứng thứ 7 vùng đồng bằng sông Hồng.Về văn hóa – xã hội, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,51%; điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT xếp thứ 12 toàn quốc, tăng 3 bậc so với năm trước; số lượng và chất lượng giải tại kỳ thi chọn học...

Cùng tác giả

“Cơn sốt” Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan

Moo Deng, có nghĩa là "lợn nhảy" trong tiếng Thái, nổi tiếng qua những đoạn video ngắn được nhân viên tại vườn thú Khao Kheow chia sẻ trên mạng xã hội, ghi lại cuộc sống hằng ngày đầy những...

Nông dân Gia Lộc tập trung trồng rau vụ đông sớm sau bão lũ

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Cũng có câu chuyện kể rằng Đường Huyền Tông lên cung trăng chỉ để du ngoạn. Vì muốn ghi nhớ cuộc vui đó, khi trở về, ông ra lệnh lấy ngày rằm tháng 8 để tổ chức lễ hội...

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình – Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang bên chuồng trâu Người dân ở Phìn Chải (xã A Lù, buyện Bát Xát, Lào Cai) chưa bao giờ chứng kiến một đám ma nhiều người chết, nhiều ngày như thế. Rạp đám ma bằng cái bạt căng tạm ngay bên chuồng trâu nhà hàng xóm. Sau một ngày tìm kiếm, hai thi thể được đưa...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Các bác sỹ...

Cùng chuyên mục

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình – Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang bên chuồng trâu Người dân ở Phìn Chải (xã A Lù, buyện Bát Xát, Lào Cai) chưa bao giờ chứng kiến một đám ma nhiều người chết, nhiều ngày như thế. Rạp đám ma bằng cái bạt căng tạm ngay bên chuồng trâu nhà hàng xóm. Sau một ngày tìm kiếm, hai thi thể được đưa...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Các bác sỹ...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 16/9

TRONG NƯỚCNgày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Hồ Đức Anh, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ...

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO – Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp được số tiền gần 33 triệu đồng để gửi tới các bạn nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình và nhiều tỉnh khác. Trong bối cảnh đó, các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế… vẫn kiên cường đứng vững, bảo đảm công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân,...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm Liên Hoa,...

Lũ trên các sông xuống chậm, vùng ngập Chương Mỹ còn duy trì trong 7-9 ngày tới

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) và sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động (BĐ) 2; sông Thương (tỉnh Bắc Giang) đã xuống dưới mức BĐ2. Mực nước lúc 7 giờ ngày 16/9, trên các sông như sau: Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 5,63m, trên báo động BĐ2 là 0,33m; Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 5,11m, dưới BĐ2...

Tin nổi bật

Tin mới nhất