Powered by Techcity

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

“Tiết mục đầu tiên chúng tôi ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội ở Nhà hát lớn thành phố là màn đồng ca trên 50 người với bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận”, Thượng tá Trần Thị Ngà (cựu diễn viên Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị) hồi tưởng lại. Mắt ánh lên niềm vui, bà ngân nga câu hát “Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”.

Trong ngày lịch sử 10/10 của 70 năm về trước, cô thiếu nữ 16 tuổi, quê Hải Dương, Trần Thị Ngà với nụ cười rạng rỡ, hân hoan cùng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, đứng vẫy cờ hoa trên xe… cùng tiến về Thủ đô.

Bà Trần Thị Ngà đã có những năm tháng tuổi trẻ cống hiến lời ca, tiếng hát ở những tuyến đầu nóng bỏng trong suốt giai đoạn lịch sử những năm 50, từ chiến dịch Điện Biên Phủ về tới Hà Nội. Không chỉ là ngọn lửa khích lệ tinh thần đồng đội, những lời ca ấy cũng đã giúp bao nhiêu thương bệnh binh vượt qua nỗi đau thể xác trong thời gian nằm dưỡng thương. Đối với bà Ngà, những ký ức về quãng thời gian 70 năm trước dường như mới chỉ là ngày hôm qua, với đầy những xúc cảm nhớ nhung.

Năm 1952, cô bé Trần Thị Ngà rời gia đình ở Bắc Giang, gia nhập Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Bà là một trong 4 người được nhạc sĩ Đỗ Nhuận tuyển chọn. Khi ấy, bà mới 14 tuổi.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Bà Ngà thời trẻ.

Ngày đầu tiên vào văn công, bà ngơ ngác vì cuộc sống quá nhiều khác biệt. Ban ngày, bà và các anh chị em được học quy chế tác phong quân ngũ, học múa, hát, diễn kịch. Buổi tối, bà và đồng đội biểu diễn ở nhiều đơn vị. Tiếng hát, sự tươi trẻ của các nữ văn công thời bấy giờ, như tiếp lửa cho các chiến sĩ tuyến đầu, xoa dịu đi những gian khó và nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.

Cuối năm 1953, đoàn văn công nhận nhiệm vụ xung kích lên Điện Biên. Chỉ có 2 nữ văn công được lựa chọn, trong đó có bà Trần Thị Ngà. Suốt thời gian đi đường, ban ngày đoàn tập tiết mục, trời sẩm tối là hành quân. Đi miết, chỉ thấy núi rừng trùng điệp, máy bay địch oanh tạc ngày đêm. Cũng như các đơn vị bộ đội, đoàn văn công cũng thắc mắc không biết mình đang đi đâu. Lúc này, một cán bộ nói: “Đời chúng ta ở đâu có giặc là ta cứ đi”. Nghe câu ấy, ai cũng hăng hái lên đường. Hằng ngày, nhìn đồng đội và các anh bộ đội lúc nào cũng tràn đầy khí thế, bà bảo, cả đoàn văn công chẳng biết sợ, biết buồn là gì.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Lên Điện Biên, đoàn văn công ở phía ngoài Mường Phăng. Mỗi tối, họ mang lời ca tiếng hát phục vụ bộ đội, dân công, pháo binh. Trước trận đánh đầu tiên, quan trọng – trận đánh Him Lam, đơn vị cử 3 văn công là nam giới vào chiến dịch để khích lệ tinh thần chiến sĩ.

Tại mặt trận Điện Biên Phủ, nhiệm vụ của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị là biểu diễn văn nghệ động viên tinh thần chiến sĩ. Trên chiến trường ác liệt, đoàn được chia thành từng tổ theo phục vụ các đại đội, trung đội ngay tại chiến hào. Khi bộ đội ta giữ chốt, đào hào, đánh địch trở về là các văn công biểu diễn cho các anh xem. Nghe tiếng vỗ tay cổ vũ, nhìn những nụ cười và ánh mắt lấp lánh của các chiến sĩ sau những giờ chiến đấu, ai nấy đều sung sướng vô cùng.

Bà Ngà kể, ngày ấy, đoàn văn công biểu diễn luân phiên từ đơn vị này sang đơn vị khác. Có hôm vừa biểu diễn xong cho một đội pháo binh, ngày hôm sau quay lại, cả khẩu đội đã mất hết. “Mất mát quá nhiều, nhìn ai cũng thương. Chúng tôi có ra chỗ chôn cất các đồng chí, lấy hoa rừng thay hương để viếng”, bà Ngà rưng rưng nhớ lại.

Thời gian về sau tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, giao tranh ác liệt, cấp trên chỉ thị cho văn công ngừng biểu diễn. Tất cả quay sang thực hiện nhiệm vụ làm con đường dài 10km quanh đường vào chỉ huy sở ở Mường Phăng. Thời gian này ở Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất quan tâm đến đoàn văn công.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Bà giương mục kỉnh, ngước mắt cười, kể, có một hôm đoàn biểu diễn tiết mục múa xòe Thái. Bữa ấy, đoàn chỉ có 3 nữ, thiếu một nữ mặc xòe Thái, nên đồng chí văn công nam phải cải trang. Kết thúc buổi diễn, Đại tướng ra khen, vỗ vai hỏi đồng chí “Tại sao cậu lại ăn mặc thế này”, cậu văn công nhoẻn miệng cười đáp lại “Dạ, đơn vị thiếu nữ nên cháu hóa trang như vậy”. Theo bà Ngà, bấy giờ đồ trang điểm và hóa trang rất khan hiếm. Những gì có được, chủ yếu là do bộ đội ta đánh thắng đồn địch nào, trong chiến lợi phẩm mang về có quần áo, đồ dùng của phụ nữ… là lại gửi cho bên văn công.

Một lần vào Sở Chỉ huy biểu diễn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận nhiệm vụ: “Đỗ Nhuận chuẩn bị sáng tác về Điện Biên đi”. Ít lâu sau đó, bài hát “Giải phóng Điện Biên” ra đời, nhạc sĩ Đỗ Nhuận dạy cho Đoàn Văn công từng câu rồi cứ thế truyền miệng, hát cho nhau nghe.

Vào chiến dịch căng thẳng, thương binh mất máu nhiều, thiếu thuốc điều trị, văn công có nhiệm vụ đi phục vụ các thương bệnh binh ở trong các hang đá. Ngoài chăm sóc thương bệnh binh, các văn công còn làm công việc giặt giũ, cơm nước cho bộ đội. Trong hang đá, các ca phẫu thuật gấp rút được tiến hành, không có thuốc giảm đau, nhiều chiến sĩ phải cố kìm nén cơn đau đớn. Lúc này, các văn công vừa trò chuyện, vừa hát như một liều thuốc giảm đau để xoa dịu vết thương cho các đồng đội.

Xe văn công của chúng tôi lúc này cũng đang tiến vào Hàng Đào đi tiếp vào Hàng Ngang, Hàng Đường tới chợ Đồng Xuân… Ôi! không sao nói lên được nỗi bồi hồi xúc động trong lòng về những địa danh của Thủ đô yêu dấu…

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Trong ảnh từ trái sang: các diễn viên: Ngọc Thanh-Trần Ngà-Nhạc sĩ Văn Chung-Mè Diên.

Chiều 7/5, khi đang mọi người làm đoạn đường cuối cùng thì nghe thấy tiếng hô rất to của một chiến sĩ đang đạp xe lao về: “Các đồng chí ơi, địch đầu hàng rồi! Điện Biên giải phóng rồi, các đồng chí ơi!”. Giây phút ấy, tất cả như vỡ òa hạnh phúc, ôm nhau hò reo.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Hiệp định Geneva được ký kết, đoàn văn công hành quân từ Điện Biên về Thái Nguyên trong niềm hân hoan. Ở đây, lần đầu tiên bà Trần Thị Ngà và đoàn văn công được gặp Bác Hồ. “Chúng tôi đứng bên cánh gà, say sưa ngắm Bác làm việc. Mải mê quá đến quên cả đến giờ phải diễn tiết mục”, bà Ngà bồi hồi nhớ lại. Khi ấy, trình diễn ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, cả hội trường đều vỗ tay không ngớt. Tại đây, đoàn văn công cũng hướng về Hà Nội khi được tin sớm về tiếp quản Thủ đô.

Hành trình trở về Thủ đô khiến cho các văn công như có hoan ca trong lòng. Tối 9/10, đoàn văn công Tổng cục Chính trị được nghỉ đêm tại thành cổ (đường Hoàng Diệu). “Cả đêm chúng tôi không ngủ được, hồi hộp chờ đợi tới sáng. Không thể miêu tả được hạnh phúc lúc ấy”, bà Ngà cười hạnh phúc.

Trước khi về giải phóng Thủ đô, đoàn văn công tham gia Đại hội Liên hoan văn công toàn quân. Từ đây, đoàn văn công được chia thành 3 đoàn, đoàn 1 về tiếp quản Thủ đô; đoàn 2 về phục vụ thành phố Nam Định; đoàn 3 phục vụ đón đồng bào miền nam tập kết ra bắc. Bà Ngà nằm trong đoàn 1 và được về tiếp quản Thủ đô vào ngày 10/10.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Thời gian gấp rút, phải di chuyển bằng đường bộ, đoàn 1 vừa hành quân, vừa tập luyện. Tối 9/10, đoàn về tới Hà Nội, được đi ô-tô vào thẳng khu thành cổ. “ngày 9/10 vẫn còn giữ bí mật, xe bịt kín. Tôi chỉ nhớ, đến đường Điện Biên Phủ bây giờ, tôi nhìn thấy một cửa hàng cắt tóc. Lần đầu tiên tôi được nhìn ánh đèn neon rất đẹp”, bà Ngà kể.

Trước khi về tiếp quản Thủ đô, đoàn văn công được giáo huấn rất nghiêm túc không được động đến cái kim, sợi chỉ của dân. Bố mẹ bà khi ấy cũng từ vùng tự do về Thủ đô, cho con gái 4 cuộn len nhưng bà cũng không dám nhận, không dám chụp ảnh.

Đúng 8 giờ ngày 10/10/1954, cánh quân phía Tây, xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung thi đấu thể thao Quần Ngựa) tiến về Thủ đô. Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, dẫn đầu là Trung đoàn trưởng – Anh hùng Quân đội Nguyễn Quốc Trị. Đoàn lần lượt đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông.

“Xe văn công của chúng tôi lúc này cũng đang tiến vào Hàng Đào đi tiếp vào Hàng Ngang, Hàng Đường tới chợ Đồng Xuân… Ôi! không sao nói lên được nỗi bồi hồi xúc động trong lòng về những địa danh của Thủ đô yêu dấu…”, bà thốt lên khi nhìn thấy Thủ đô hào hoa, lộng lẫy, dù đã ít nhiều bị găm nhiều vết thương của chiến tranh.

Đúng 15 giờ, ngày 10/10/1954, còi nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Đoàn quân nhạc theo sự chỉ huy của Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên cử Quốc thiều, lá cờ tổ quốc được từ từ kéo lên theo nhịp khúc quân hành. Sau 9 năm, lá cờ đỏ sao vàng – cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”.

Tiết mục đầu tiên, đoàn văn công Tổng cục Chính trị ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội ở Nhà hát lớn thành phố là màn đồng ca trên 50 người với bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Hình ảnh nữ diễn viên văn công Tổng cục Chính trị trong buổi lễ thượng cờ.

Bà xúc động nhớ lại: “Để tới được nơi biểu diễn chúng tôi đã hành quân bộ với bộ quân phục mới toanh từ đầu tới chân và đôi giầy da đen bóng loáng, đi đều bước, vừa đi vừa hát khúc quân hành trên con đường từ nhà thờ Liễu Giai (nay là khách sạn La Thành)-Đội Cấn-Lê Hồng Phong-Điện Biên Phủ-Cửa Nam-Tràng Thi-Tràng Tiền tới Nhà hát lớn. Nhân dân hai bên đường phố túa ra mừng vui reo hò khích lệ, chúng tôi vô cùng phấn khởi tự hào… Dù sau đó, hầu như tất cả chúng tôi đều bị xưng rộp chân, tóe máu, song khi lên sân khấu vẫn tươi vui quên hết mệt nhọc”.

Các ca khúc: Giải phóng Điện Biên, Hò kéo pháo… được hát đi hát lại ở nhiều sân khấu. Ngoài biểu diễn phục vụ lãnh đạo và các phái đoàn, đoàn văn công còn biểu diễn ở Bờ Hồ, nơi công cộng để phục vụ bà con.

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

Màn đồng ca trên 50 người với bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Trong cuộc trò chuyện vào một chiều thu ở Hà Nội, bà Trần Thị Ngà tâm sự, niềm hạnh phúc tột độ của bà là được gặp Bác Hồ, gặp Đại tướng; được hát cho Bác nghe, cho các đoàn khách quốc tế tới Việt Nam. Suốt thời gian Người ở Phủ Chủ tịch, vào những ngày nghỉ, bà và ca sĩ Tường Vy, Linh Nhâm thường được vào khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu diễn văn nghệ; khi thì đọc cuốn sách, bài báo cho Bác nghe.

Ở tuổi 87, bà Trần Thị Ngà vẫn giữ được nét duyên thầm khi xưa, với chất giọng trong veo. Suốt buổi trò chuyện trên căn gác nhỏ ở phố Tôn Thất Thiệp, bà luôn cười rạng rỡ. Những người ở đội văn công năm ấy không còn nhiều, thi thoảng gặp nhau trong một sự kiện nào đó, nhưng tinh thần hoan ca và niềm vui sướng của thuở ban đầu tiếp quản thủ đô, vẫn là những mảnh ký ức đẹp đẽ, tươi hồng trong cuộc đời của nữ văn công này.

Tổ chức sản xuất: Nam Đông
Nội dung: Trương Ngọc
Trình bày: Diệc Dương
Ảnh: Hà Nam; Tư liệu

Nhandan.vn

Nguồn: https://special.nhandan.vn/Thuong-ta-Tran-Thi-Nga/index.html

Cùng chủ đề

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

  Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 19/11

TRONG NƯỚCNgày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 ngày...

Tai nạn liên hoàn liên quan ô tô khách, quốc lộ 5 qua Cẩm Giàng ùn tắc khoảng 5 km

Báo Hải Dương sẽ tiếp tục cập nhật vụ việc. ...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Thái Nguyên quảng bá, xúc tiến du lịch tại Hải Dương

Thái Nguyên còn có nhiều dịch vụ du lịch mới: khám phá rừng, đu dây trượt thác, có top 100 món ăn từ trà. Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện phục vụ du lịch như: đường...

Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến cần 384.500 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030

Đến năm 2050, Hải Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng. Phát...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 19/11

TRONG NƯỚCNgày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 ngày...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Hiệu quả của tạo hình vi phẫu trong điều trị tổn thương lớn, phức tạp vùng mặt

Từ ngày 18-22/11/2024, Bệnh viện E tiếp tục phối hợp với tổ chức Operation Smile, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình Vi phẫu quốc tế tổ chức khám sàng lọc và điều trị phẫu thuật vi phẫu các bệnh lý về ung thư vùng đầu mặt cổ và bệnh lý thần kinh số VII… Chương trình hỗ trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật cho các trường hợp người bệnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận “Cải cách...

Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã tạo ra hàng nghìn điển hình tiên tiến mỗi năm, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh...

Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1417/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành...

Cần giải pháp tổng thể triển khai cao tốc Vành đai 5 và đường song hành

Ảnh minh họa.  Ngày 18/11, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có văn bản trả lời UBND tỉnh Hà Nam liên quan đến một số nội dung liên quan đến tuyến đường Vành đai 5 theo quy hoạch đoạn từ nút giao Bình Nghĩa đến nút giao Thái Hà và Dự án BOT cầu Thái Hà thuộc địa bàn tỉnh này. Trước đó, tỉnh Hà Nam đề xuất đầu tư trước đường song hành hai bên tuyến Vành đai 5 và...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Theo Thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.Chuyến thăm...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 51. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì...

Phải tỉnh táo để không bị tụt hậu xa

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất