Powered by Techcity

Nguyễn Ái Quốc ở Moskva và con đường thành công của cách mạng


ai-quoc.jpg
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6 – 8/7/1924 ở Moskva với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh: TTXVN

Ngày 30/6 năm đó, trên chuyến tàu biển từ Hamburg (Đức), với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”, Người đã cập cảng Petrograd (nay là Saint – Petersburg, Liên bang Nga). Tuy nhiên, quãng thời gian có vai trò quan trọng nhất cho lựa chọn cách mạng của Người sau này, theo nhiều nhà nghiên cứu tiểu sử Hồ Chủ tịch, là thời gian Bác học tập và sống tại thủ đô Moskva những năm 1923 – 1924.

Trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, Tiến sĩ lịch sử, nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tác giả nhiều cuốn sách về Hồ Chí Minh, ông Epghenhi Kobelev, cho biết địa điểm quan trọng nhất ở Moskva gắn liền với Hồ Chí Minh là tòa nhà của Quốc tế Cộng sản cũ ở góc phố Mokhovaya, nơi ngày nay có một tấm bảng tưởng niệm ghi rằng vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh, đã làm việc tại tòa nhà này vào năm 1923 – 1924.

Dòng chữ ghi trên tấm bảng tưởng niệm do chính Tiến sĩ Kobelev soạn thảo. Chỉ là một tấm biển đồng gắn trên tường toà nhà nằm ở ngay đầu lối vào Quảng trường Đỏ, song tất cả mọi người Việt đều trìu mến gọi đây là Nhà lưu niệm Bác Hồ và coi đây như một “nhà sàn” nhỏ để đến thăm viếng mỗi khi đến Moskva, đến Điện Kremli. Đây cũng là địa chỉ “đỏ” để những sinh viên Việt Nam đang theo học tại Moskva chọn cho các chương trình sinh hoạt ngoại khoá hoặc sinh hoạt chính trị.

Đối diện toà nhà là thư viện mang tên Lenin hoành tráng, thư viện công cộng lớn nhất nước Nga và châu Âu lục địa. Được thành lập từ năm 1862, đây là một trong những thư viện lớn nhất thế giới.

Ngày nay chỉ cần 5 phút là bạn có thể làm xong thẻ ra vào thư viện và có cơ hội được đi qua những hành lang mà Bác đã đi thuở trước, đến phòng đọc mà Bác đã ngồi nhiều giờ mỗi ngày trong những năm tháng học tập tại nước Nga, đọc những cuốn sách đã đem lại những ý tưởng cách mạng quyết định cho lựa chọn sau này của Người.

Theo Tiến sĩ Kobelev, một địa chỉ đã được xác nhận chính xác là khách sạn “Lux” ở địa chỉ số 10 trên phố Tverskaya. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống ở đây một thời gian khá dài vào những năm 1923 – 1924, nơi Người đã gặp gỡ những nhân vật tiêu biểu của phong trào cách mạng và cộng sản thời bấy giờ. Rất có thể tại đây, Người đã gặp nhà thơ trẻ Xô viết Osif Mandenstam.

Thuật lại cuộc gặp gỡ đó, nhà thơ đã viết bài báo nhan đề “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản – Nguyễn Ái Quốc”, ghi lại những lời vị lãnh tụ tương lai của cách mạng Việt Nam nói về nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của đế quốc Pháp. Nhà thơ đã nói lên cảm tưởng cũng như lời tiên đoán về Nguyễn Ái Quốc: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là văn hoá tương lai”.

Hơn 100 năm trôi qua, thành phố đã thay đổi diện mạo nhiều. Một số toà nhà lịch sử không còn nữa sau chiến tranh. Ngay cả qua tư liệu lưu trữ cũng khó tìm lại chính xác những nơi Người đã sống và làm việc trong suốt tổng thời gian 6 năm ở Moskva. Song phóng viên may mắn tìm được toà nhà số 4 phố Vilhem Pich, thời 1920-1930 là một trong những toà nhà của Quốc tế cộng sản, nay là trường Đại học Xã hội quốc gia.

Phòng làm việc của Hiệu trưởng nhà trường hiện nay chính là phòng làm việc của Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản G.Dimitrov (1882 – 1949), người đã giảng dạy tại Đại học Quốc tế nơi Bác Hồ học tập những năm 1923 – 1924 và được xem là thời gian để Người chín muồi quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này vào năm 1930.

Hiệu trưởng Đại học Xã hội quốc gia Nga, Giáo sư ,Viện sĩ Andrey Khazin cho biết trường Đại học Xã hội thành lập năm 1919 ban đầu là trường Đại học Cộng sản mang tên Sverdlovsk, theo quyết định của Lãnh tụ Lenin, Người cũng từng là giảng viên tại trường. Trường là nơi đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Liên Xô, Nga và nhiều nước khác, trong đó có rất nhiều các nhà hoạt động cộng sản ưu tú, lãnh đạo các Đảng Cộng sản trên thế giới. Một trong những học viên mà nhà trường tự hào nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Những năm 1920 – 1930 là thời của rất nhiều nhà khai sinh ra những nền tảng xã hội, kinh tế, chính trị mới của thế giới. Đối với trường, Hồ Chí Minh không đơn giản là một cái tên, đó còn là niềm tự hào trong cuốn sách xuất bản nhân dịp trường tròn 105 năm tuổi. Hồ Chí Minh là một trong những học viên ưu tú nhất của trường, là người khai sinh ra đất nước Việt Nam. Viện sĩ Khazin tự hào rằng tuy không có tài liệu lưu trữ khẳng định song ông có nhiều nguồn tư liệu cho thấy rất có thể Hồ Chí Minh đã từng phát biểu tại hội trường của trường.

Được Quốc tế cộng sản, Liên Xô tạo điều kiện, Nguyễn Ái Quốc đã có dịp đến thăm nhiều nơi. Chứng kiến không khí lao động, xây dựng đất nước của nhân dân Liên Xô, Người đã nhận xét: “Nếu nước Nga chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi người, thì nước Nga đã là một thiên đường của trẻ con”. Người mong muốn thiên đường đó sẽ trở thành hiện thực ở quê hương mình.

Bằng các bài viết đăng trên các báo và tạp chí của Quốc tế Cộng sản, của nước Nga Xô viết, Nguyễn Ái Quốc thực hiện một chiến dịch tuyên truyền về nước Nga, về chủ nghĩa Lenin, hướng cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa tới nước Nga và Cách mạng tháng Mười.

Tiến sĩ lịch sử, Phó Giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Nga, Petr Tsvetov, đánh giá nhờ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng Bonsevic và phong trào cộng sản nói chung trên thế giới, có thể nói chính tại Moskva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chín muồi lựa chọn giải phóng dân tộc cho cách mạng Việt Nam. Tại Moskva, tại Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã được chú ý đến, được đánh giá là có thể lãnh đạo nhân dân Việt Nam và thậm chí còn hơn thế nữa, lãnh đạo cách mạng trên toàn bộ Bán đảo Đông Dương.

Và quả thực, những người cộng sản Việt Nam đã không phụ niềm tin tưởng đó, họ đã thành lập Đảng Cộng sản vào năm 1930 và đến ngày 2/9/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã làm cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam độc lập, sự kiện có ảnh hưởng cả đến các nước láng giềng.

Theo Tiến sĩ Tsvetov, có thể tự tin nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, lúc đó là Đảng Cộng sản Đông Dương, được thành lập theo mô hình của Đảng Bonsevic. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói về vai trò của Đảng như một người tổ chức, xây dựng đảng cũng giống như Đảng Bonsevic Nga, trong đó đề cao vai trò của công tác tuyên truyền, vận động và dân vận để đoàn kết tất cả những người đấu tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân ở Việt Nam. Tất cả những điều này đã được Người nhận thức tại Moskva.

Theo chân Người, lớp lớp thế hệ thanh niên tiếp tục sang học tập, rèn luyện tại Moskva và các thành phố khác của Liên bang Xô viết, của nước Nga hiện đại. Chặng đường từ ký túc xá đến giảng đường của những thanh niên trẻ ngày nay đều có thể đi qua những vỉa hè, góc phố nơi các tiền nhân thuở trước đã từng đi. Phía trước họ mở ra sự nghiệp dựng xây, phát triển và bảo vệ quê hương mà năm xưa đã có được độc lập, tự do từ chính ánh sáng từ quê hương Cách mạng tháng Mười.

PV (tổng hợp)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/nguyen-ai-quoc-o-moskva-va-con-duong-thanh-cong-cua-cach-mang-404177.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công ty Tư vấn và Đầu tư Xây dựng 899 và 10 năm tận lực, tận tâm với quê hương

Anh Vinh cũng là người đứng ra kêu gọi, ủng hộ Trường THCS Nam Hồng 10 triệu đồng khắc phục thiệt hại sau bão số 3. Kêu gọi một doanh nghiệp ủng hộ huyện Nam Sách 300 hộp sữa...

120 ngày hành động – cán đích thành công

Đây là chương trình hành động để tạo ra bước đột phá trong hoạt động kinh doanh năm 2024 do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát động tới tất cả Bưu điện các tỉnh, thành phố trên...

Cuộc sống kín tiếng của ‘Hoa hậu đẹp nhất châu Á’ quê Hải Dương

Những kỷ niệm thời học lớp chuyên địa lý, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi khiến nàng hậu nhớ nhiều nhất. Cô vẫn nhớ cảm giác tự hào mỗi khi khoác lên mình bộ đồng phục, thắt cà vạt có...

Người dân Tân Việt (Thanh Hà) thích thú trải nghiệm trò chơi dân gian đầu Xuân

Người dân Tân Việt (Thanh Hà) thích thú trải nghiệm trò chơi dân gian đầu Xuân Nguồn: https://baohaiduong.vn/nguoi-dan-tan-viet-thanh-ha-thich-thu-trai-nghiem-tro-choi-dan-gian-dau-xuan-404289.html

biểu tượng tâm linh ở xứ Đông

Chị Nguyễn Thị Lệ ở xã Thanh Hải (Thanh Hà) kể, trong gia đình chị, mọi người đều yêu mến hoa sen. Mỗi mùa hạ đến, mẹ chị thường cắm hoa sen trên ban thờ cúng tổ tiên. Giờ...

Cùng chuyên mục

Đảng bộ thị xã Kinh Môn vững bước trên đường xuân mới

Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 19/10/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “xây dựng và phát triển thị xã Kinh Môn giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045” đã xác định thị xã Kinh Môn là cực...

Đời tôi ơn Đảng

Ông Phô, chị Hoa, chị Linh và nhiều quần chúng đã gặp cho chúng tôi cảm nhận được ở họ tình cảm, lòng tin với Đảng thật thuần khiết, vô tư, giản dị. Ai cũng mừng vui khi Đảng...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 30/1

TRONG NƯỚCTrong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên công trường thi công dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình, không khí làm việc vẫn rất sôi động. Các đơn vị...

Chát với cặp đôi ‘mũ nồi xanh’ quê Cẩm Giàng

Chuyến công tác ở Abyei dự kiến sẽ kéo dài 12 tháng. Nói về dự định thời gian tới, vợ chồng người lính "mũ nồi xanh" Hoàng Hữu Công Thành- Nguyễn Thị Nguyệt Hà cho biết luôn xác định...

Trọn đời theo Đảng

Nhắc đến nhiều thành tựu của tỉnh trong thời gian vừa qua, ông Long cho biết rất mừng khi tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì...

Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp.Những truyền thống quý báu của Đảng ta là sự kế thừa và phát...

Trao đổi Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nga

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (the Russian Federation) (30/1/1950-30/1/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 29/1

TRONG NƯỚCNhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 29/1, (mùng 1 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí...

Hải Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp mới

Công tác quảng bá đầu tư được thực hiện chuyên nghiệp với những tài liệu giới thiệu về các khu công nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng và đa ngôn ngữ. Ban tích cực tham gia các hội thảo, hội...

Ngành nội vụ tích cực, chủ động triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ

Sở Nội vụ tăng cường nắm bắt tình hình và làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Tham mưu phát động các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác thẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất