Powered by Techcity

Ngăn chặn “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Sáng 27/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thảo luận, cho ý kiến 12 dự án luật

Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến đối với 12 dự án luật.

Trong số đó, 11 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua là: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Phòng không nhân dân.

Bên cạnh đó, một dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 là Luật Điện lực (sửa đổi), nếu được chuẩn bị tốt, Quốc hội thảo luận đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những luật rất quan trọng đối với hệ thống chính trị và bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp như Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương như Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; gắn với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, được người dân rất quan tâm như Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã rất quan tâm, thảo luận với hơn 200 lượt ý kiến phát biểu, tranh luận tại hội trường, gần 900 lượt ý kiến phát biểu tại tổ về những vấn đề lớn, căn bản và nhiều điều khoản cụ thể.

Ngay sau Kỳ họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến, bám sát các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất từ đầu khi xây dựng và đưa các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong quá trình hoàn thiện, chỉnh lý luật.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu các các cơ quan phải lưu ý kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các vấn đề địa phương, người dân, doanh nghiệp gặp vướng mắc, cần tháo gỡ… để chỉnh lý, hoàn thiện các quy định.

Trên cơ sở đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật và phiên thường kỳ tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận về việc tiếp thu, chỉnh lý đối với từng dự án luật và chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị, trong đó lưu ý nhiều vấn đề mới, nhiều quy định còn ý kiến khác nhau cần được các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để có cơ sở thống nhất hướng chỉnh lý, tiếp tục hoàn thiện dự án trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.

TTXVN_2708Quochoi4.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc

Chủ tịch Quốc hội cho biết chỉ còn 3 kỳ họp nữa là kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 để thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đến thời điểm này, đã thực hiện được 83,97% nhiệm vụ trong kế hoạch. Nhấn mạnh khối lượng công việc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV rất lớn, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức nỗ lực, cố gắng để thực hiện đạt được Kết luận số 19 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 81 của Đảng đoàn Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác xây dựng pháp luật thời gian qua có nhiều tiến bộ, tuy nhiên cũng còn mặt hạn chế, cần rút kinh nghiệm như: tình trạng luật ban hành không bao lâu phải sửa đổi, điều chỉnh; các địa phương triển khai thực hiện luật chưa đồng bộ, chưa đến nơi đến chốn.

Sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Diễn đàn xây dựng pháp luật để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng luật.

Ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách và các đại biểu tham dự hội nghị tập trung phân tích, thảo luận, thể hiện rõ quan điểm đối với những nội dung cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, xin ý kiến, những nội dung còn có các phương án khác nhau; cho ý kiến rõ các dự án đã đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới hay chưa.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý bám sát nguyên tắc đã thống nhất từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng; chỉ những dự án luật bảo đảm chất lượng, giải quyết thỏa đáng các vấn đề vướng mắc thì mới trình Quốc hội thông qua. Những vấn đề thực tiễn đã rõ, được kiểm nghiệm chứng minh, có sự thống nhất thì quyết tâm thực hiện; những vấn đề chưa chín, chưa rõ thì tiếp tục nghiên cứu.

Ngoài ra, rà soát kỹ lưỡng các dự thảo luật xem đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng hay chưa. Các điều khoản cụ thể trong dự thảo luật đã bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với các luật khác trong hệ thống pháp luật hay chưa; cần lưu ý việc đánh giá tác động đối với những đề xuất quy định mới.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quán triệt và thực hiện tốt Quy định 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Các chính sách đảm bảo không để sơ hở, phòng ngừa, ngăn chặn việc “tham nhũng chính sách,” lồng ghép “lợi ích nhóm,” lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực. Vì vậy, các đại biểu Quốc hội khi phát biểu cần thể hiện rõ quan điểm, khách quan, không né tránh đối với các nội dung nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách.

Theo Chủ tịch Quốc hội, qua tổng kết Kỳ họp thứ 7 cho thấy việc gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội đã có bước chuyển biến tích cực nhờ cách thức thực hiện mới. Phát huy cách làm hiệu quả đó, ngay sau kết thúc Hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan phối hợp tổ chức tiếp thu ý kiến, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu và gửi các đại biểu Quốc hội ngay khi chỉnh lý, hoàn thiện xong (không chờ đến khi đủ hết các loại tài liệu mới gửi, tài liệu nào có trước thì gửi trước), từng bước khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi tài liệu, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu gửi đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp 20 ngày.

Nêu rõ khối lượng xây dựng pháp luật Kỳ họp thứ 8 rất lớn, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo ngay các bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác xây dựng luật của ngành mình, không thể ủy nhiệm cho Vụ trưởng, Thứ trưởng. Nếu từ bộ, cơ quan soạn thảo làm tốt, khi Bộ Tư pháp thẩm định, trình lên Chính phủ dự án luật có chất lượng; Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội có đủ cơ sở để thẩm tra.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tích cực nghiên cứu; chuẩn bị ý kiến súc tích, tránh trùng lặp, phân tích, lập luận thuyết phục và đề xuất phương án cụ thể về những vấn đề xin ý kiến hoặc được quy định trong dự thảo luật, góp phần hoàn thiện 12 dự án luật trước khi trình Quốc hội xem xét.

TB (theo TTXVN)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/ngan-chan-tham-nhung-chinh-sach-long-ghep-loi-ich-nhom-391414.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore

Mới đây, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) tại Lào (tháng 10/2024), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc gặp song phương với...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham...

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 9/2024. Trong chuyến thăm này, hai...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và dự Đại hội đồng AIPA-45

Tối 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về tới Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước...

Cùng tác giả

Lý do Trương Ngọc Ánh ‘rời bỏ’ 2 cuộc thi hoa hậu

Ông Phạm Duy Khánh trở thành Giám đốc quốc gia, Trưởng Ban tổ chức Miss - Mister Supranational Vietnam 2025 và Miss Earth Vietnam 2025.Hiện giữ bản quyền cấp quốc gia 3 cuộc thi lớn, ông Phạm Duy Khánh...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Chí Linh siết chặt quản lý việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường

Từ ngày 3-10/1, các lực lượng ở TP Chí Linh đồng loạt ra quân lập lại trật tự an toàn hành lang giao thông toàn thành phố.Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với các địa phương,...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Các chỉ số phát triển kinh tế Việt Nam đều khởi sắc

CPI tăng 3,63% đạt mục tiêu Quốc hội đề raTheo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề...

Cùng chuyên mục

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trải qua 79 năm, Quốc hội Việt Nam luôn là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng nỗ lực thực hiện trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và...

Chuyển biến tại những nơi sáp nhập, hợp nhất ở Hải Dương

Một số cơ quan, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất khác ở Hải Dương cũng đã và đang có sự chuyển biến rõ nét. Với khí thế mới, những nơi thực hiện sáp nhập, hợp nhất đang gặt...

Báo Hải Dương đoạt giải C giải báo chí Diên Hồng

Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND được triển khai hiệu quả, rộng khắp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/1

TRONG NƯỚCSáng 5/1, tại Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương. Trước...

Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương; Ban Công tác đại biểu; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ...

Bám sát hơi thở cuộc sống

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 sẽ được tổ chức vào tối nay 5/1, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).Lan tỏa mạnh mẽ những quyết sách đến cử tri và nhân dânSau hơn 11 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 4.079 tác phẩm dự thi của 163...

Đội hình tuyển Việt Nam đấu Thái Lan: Tiến Linh đá chính

Vì đâu Tiến Linh được lựa chọn? Dù vẫn được thi đấu khá đều đặn, đồng thời đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ 2 cho tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024, nhưng Tiến Linh mất suất đá chính kể từ sau trận gặp Indonesia tại vòng bảng. Tuy nhiên, ở trận chung kết lượt về với Thái Lan, khả năng rất lớn chân sút người Hải Dương sẽ quay lại đội hình xuất phát và đá cặp với Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất