Powered by Techcity

Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Quang cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Geneve về Đông Dương ngày 8/5/1954

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài viết: “Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam.”

Báo điện tử Hải Dương xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneve

Cuối năm 1953, trước những chuyển biến mạnh mẽ trên cục diện chiến trường ở Đông Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và toàn Đông Dương.

ttxvn_hiep dinh geneva 4.jpg
Ngày 4/5/1954, Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, đến Geneve (Thụy Sĩ) tham dự Hội nghị Geneve về Đông Dương, sau những diễn biến tích cực cho chiến thắng của quân đội Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneve. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán

Trả lời phỏng vấn của một nhà báo Thụy Điển ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó” và “cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, trang 340).

Ngày 8/5/1954, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,” Hội nghị Geneve bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp với 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn, Hiệp định Geneve đã được ký vào ngày 21/7/1954.

Cùng với bản Tuyên bố về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương và Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam đã khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Đông Dương, xác định các giới tuyến quân sự chỉ có tính tạm thời và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thực hiện thống nhất đất nước…

ttxvn_hiep dinh geneva 3.jpg
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn tại phiên khai mạc Hội nghị Geneve về Đông Dương ngày 8/5/1954

Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, trang 1). Quả thực, nếu trong Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thì với Hiệp định Geneve, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Geneve thừa nhận. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao trong công cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước sau này.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneve đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta cũng như chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Hiệp định đã mở ra thời kỳ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Thắng lợi tại Hội nghị Geneve bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ khát vọng hòa bình cháy bỏng, chủ nghĩa yêu nước cùng bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hiệp định Geneve là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneve 1954 là một mốc son lịch sử của ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hội nghị Geneve đã tôi luyện nên những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu và nhiều cán bộ ngoại giao ưu tú khác.

Nhìn lại 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, chúng ta biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cách mạng tiền bối cũng như sự hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chúng ta luôn ghi nhớ tình đoàn kết trong sáng và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp, dành cho Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân và đề quốc. Do đó, Hiệp định Geneve không chỉ là thắng lợi của Việt Nam, mà còn là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và cũng là thắng lợi của các dân tộc bị áp bức trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Từ năm 1954-1964, có tới 17 trong 22 thuộc địa của Pháp đã giành độc lập; riêng năm 1960 có tới 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Những bài học trường tồn với nền ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trước hết, đó là bài học về kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia-dân tộc. Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Geneve cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn giá trị của nguyên tắc độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế. Bởi các quốc gia đều vì lợi ích của mình, nên chỉ có kiên định độc lập, tự chủ mới giúp chúng ta giữ vững thế chủ động và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc.

ttxvn_hiep dinh geneva 7.jpg
Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Geneve về Đông Dương (1954) chụp ảnh chung tại trụ sở phái đoàn ở Villa Cadre

Thứ hai, bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, gắn kết đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế để tạo nên “một sức mạnh vô địch.” Bên cạnh phát huy tối đa sức mạnh ngọn cờ chính nghĩa và khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn về không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, trước hết là đoàn kết với Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thứ ba, bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến.”

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.

Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, sách lược của ta thì linh hoạt” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, 2011, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, trang 555), trong đàm phán và thực thi Hiệp định Geneve, cái gốc “bất biến” là Việt Nam độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đến Hiệp định Paris 1973 sau này.

Còn “vạn biến” là trong lúc chưa thể thực hiện được trọn vẹn mục tiêu cuối cùng, có thể linh hoạt và biến hóa trong sách lược để rồi từng bước tiến tới đạt được mục tiêu bất biến. Đó là một phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta; đồng thời, thể hiện bản sắc “cây tre Việt Nam” của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, “gốc vững,” “thân chắc,” “cành uyển chuyển.”

ttxvn_hiep dinh geneva 5.jpg
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneve về Đông Dương (Thụy Sĩ, 1954)

Thứ tư, bài học về coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, “biết mình,” “biết người,” “biết thời,” “biết thế” để từ đó “biết tiến,” “biết thoái,” “biết cương,” “biết nhu.” Đây là bài học sâu sắc, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang trải qua những biến động lớn, phức tạp và khó lường, càng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo tình hình thế giới, nhất là chuyển động của các xu hướng lớn, điều chỉnh chiến lược, chính sách của các đối tác, trên cơ sở đó chủ động có đối sách phù hợp với từng đối tác, từng vấn đề.

Thứ năm, bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954, Đảng ta đã chủ trương dùng biện pháp đàm phán hòa bình để chấm dứt chiến tranh, từ đó đã mở hướng đi tới một cuộc đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

ttxvn_2504_70 nam Geneva (2).jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Dù có thể có góc nhìn khác nhau, song không thể phủ nhận Hội nghị Geneve đã để lại một bài học mang tính thời đại về giải quyết bất đồng và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều xung đột phức tạp.

Thứ sáu, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng. Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, mở ra mặt trận ngoại giao chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các mặt trận chính trị, quân sự để tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cao nhất lợi ích dân tộc.

Những bài học nổi bật nói trên cùng nhiều bài học quý báu khác từ Hiệp định Geneve đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay.

Trong gần 40 năm tiến hành Đổi mới, chúng ta luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

ttxvn-bo-truong-bui-thanh-son-3690.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn này, đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế lớn như Liên hợp quốc, ASEAN, WTO, APEC, ASEM…; đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do, tạo nên một mạng lưới liên kết kinh tế rộng mở với khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới.

Phát huy các bài học của Hiệp định Geneve và truyền thống vẻ vang của ngoại giao cách mạng Việt Nam, toàn ngành ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại

- Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneve năm 1954?- Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định Hoa Kỳ coi trọng Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng...

Chủ động, linh hoạt, sáng tạo triển khai hiệu quả công tác đối ngoại

Hội nghị xác định nhiệm vụ bao trùm trong thời gian tới là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ...

Đã rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 15/12, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác ngoại giao sau 3 năm triển khai đường lối đối ngoại...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 16/11

TRONG NƯỚCTrong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại thủ đô Lima, Peru, ngày 15/11, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại...

Khu di tích đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc ưu đãi giáo viên, học sinh dịp 20/11

Cùng với các ưu đãi, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, dịch vụ phong phú, đón tiếp du khách về tham quan, trải nghiệm. ...

Người nâng tầm ‘hạt vàng’ Kinh Môn

Năm 1982, bà Nguyễn Thị Quý, sinh năm 1962, quê ở Liên Mạc (Thanh Hà) bén duyên và xây dựng gia đình với ông Lê Văn Xem ở phường Duy Tân (Kinh Môn).Quê chồng là vùng sản xuất nếp...

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan dự đón chuẩn nông thôn mới nâng cao ở xã Tam Kỳ (Kim Thành)

Tại buổi lễ, 3 tập thể, 4 cá nhân được UBND huyện Kim Thành tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.Đồng chí Đào Hồng Lan sinh ngày 23/7/1971, quê...

Gia Lai yêu cầu làm rõ việc lợn giống cấp cho hộ nghèo, cận nghèo bị chết

Ngày 16/11, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh của báo chí việc lợn giống cấp cho hộ nghèo, cận nghèo bị chết tại địa bàn...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 16/11

TRONG NƯỚCTrong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại thủ đô Lima, Peru, ngày 15/11, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại...

27 thôn, khu dân cư ở Hải Dương thay đổi cách gọi, tên gọi

Trong 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 có 7 địa phương với tổng số 27 thôn, khu dân cư cần đổi tên.TP Hải Dương...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư nêu rõ, năm 2025 diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, 95 năm lịch sử quang vinh của Đảng, 80 năm ngày độc lập và 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cũng là năm đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV; là thời điểm sau 40 năm đổi mới, với những thành tựu vĩ đại đạt được, với thế và...

Nhận diện những bất cập trong công tác lập pháp, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật

Những hạn chế, tồn tại trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, ngoài những nguyên nhân khách quan như tình hình thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam như đã nêu ở trên…, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân chủ quan để công tác này ngày càng đạt hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn những chuyển biến nhanh, khó...

Bộ Chính trị kỷ luật 2 nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Đắk Lắk

Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng,...

Ưu thế của biệt thự song lập tại khu đô thị Eurowindow Twin Parks

Biệt thự song lập Eurowindow Twin Parks nằm đối diện công viên, hồ điều hòa lớn tại Gia Lâm, mang đến không gian sống xanh cùng hệ thống tiện ích cao cấp. Khu đô thị Eurowindow Twin Parks gây chú ý với khách hàng và các nhà đầu tư tại Gia Lâm nói riêng và khu Đông Hà Nội nói chung nhờ sở hữu nhiều ưu thế. Vị trí dự án được bao quanh bởi công viên và hồ điều hòa,...

Người dân xã Minh Hòa (Kinh Môn) quan tâm các dự án trên địa bàn

Người dân xã Minh Hòa kiến nghị năm 1993-1994, UBND xã Minh Hòa giao đất, có thu tiền nhưng đến nay người dân vẫn chưa được cấp "sổ đỏ"; các vấn đề liên quan quy trình cưỡng chế công...

Nghĩa tình hậu phương quân đội của cán bộ, chiến sĩ Hải Dương

Cùng với quan tâm chăm lo cho đồng đội, gia đình chính sách, với trách nhiệm và tấm lòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tích cực vận động, kêu gọi các cán bộ, chiến sĩ chung tay...

Ông Nguyễn Quang Đức giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Với hơn 30 năm công tác, ông luôn nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy trong công việc, thực hiện tốt vai trò đứng đầu cấp ủy, chính quyền, hoàn thành tốt, hoàn thành...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Hạ Vĩnh (Thanh Hà)

Tại ngày hội, lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu 3, Tỉnh ủy Hải Dương và Tổng công ty Đông Bắc trao 213 suất quà, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất