Powered by Techcity

Lấu Khê vực dậy sau lũ lớn


lau-khe-2.jpg
Gia đình ông Đoàn đã khôi phục được 1 ao cá và nuôi thả trở lại gần 1 tháng nay. Trong ảnh: Vợ ông Đoàn cho cá ăn bằng máy tự động

“Để khôi phục lại quy mô như trước còn gian nan lắm nhưng chúng tôi đang cố gắng dần dần. Ao cá này tôi đã nuôi thả trở lại được gần 1 tháng, còn ao bên cạnh đang đắp bờ, hút bùn, cố gắng tới đây sẽ thả được lứa cá mới”, ông Đặng Đức Đoàn ở thôn Lấu Khê chỉ tay ra ao cá rộng gần 3 mẫu đã khôi phục cho biết.

Ông Đoàn là Bí thư Chi bộ thôn và cũng là một trong những hộ đi đầu mạnh dạn tận dụng lợi thế của vùng đất ngoài đê thôn Lấu Khê để đầu tư nuôi thuỷ sản với quy mô lớn.

Trước cơn bão số 3 và trận lũ lụt lịch sử hồi đầu tháng 9/2024, hộ ông Đoàn có 3 ao nuôi cá trắm, chép, tổng diện tích khoảng 20.000 m2. Có thâm niên gần 20 năm nuôi thuỷ sản, gia đình ông Đoàn có cuộc sống sung túc ở vùng quê này. Trận bão lũ mấy tháng trước, dù ông đã chủ động phòng ngừa nhưng không ngờ thiên tai lại khốc liệt đến thế.

“Trong 3 ao nuôi thì 2 ao khoảng 40 tấn cá đang đến kỳ cho thu hoạch nhưng chưa kịp thu, bão lũ đã ập đến. Vùng đất bãi của gia đình tôi ngập sâu nhất, nước dâng cao khoảng 2 m nên dù có chăng lưới, anh em họ hàng, làng xóm ra giúp nhưng cá vẫn trôi sạch”, ông Đoàn tiếc nuối nhớ lại.

Sau trận lụt, vớt được mấy chục triệu tiền cá chép nhỏ lạc vào ao không thấm tháp gì so với số vốn hàng tỷ đồng vẫn nợ ngân hàng, anh em bạn bè đầu tư vào 3 ao cá. Trong khi xung quanh có hộ kiệt quệ phải bán ao thì gia đình ông Đoàn vẫn quyết tâm vực dậy. Được anh em, bạn bè hỗ trợ, ngân hàng giãn nợ, công ty cám đồng ý cho trả chậm, địa phương miễn tiền thuế công nợ hoa sản năm nay, gia đình ông có thêm động lực dựng lại cơ ngơi.

Chung hoàn cảnh với ông Đoàn là anh Phan Văn Trung, Trưởng thôn Lấu Khê. Ông Đoàn và anh Trung là hai đầu tầu gương mẫu tại địa phương khi quyết tâm làm giàu từ vùng đồng đất ngoài đê này.

lau-khe.jpg
Nhiều ao cá ở thôn Lấu Khê vẫn đang được hút bùn, đắp bờ để chuẩn bị nuôi thả trở lại

Trước cơn bão số 3, anh Trung có 13 lồng cá nuôi trên sông Thái Bình với tổng sản lượng khoảng 80 tấn. Do nằm ngay đầu dãy nuôi cá, lại gần khu vực ngã ba sông Thái Bình – Kinh Thầy, dù đã chằng chống nhưng trận bão lũ nước chảy xiết đã cuốn bay gần như tất cả. Số tiền khoảng 6,3 tỷ đồng đầu tư trong nháy mắt đã gần như mất trắng, tiếc của cùng nỗi lo nợ nần đè nặng lên vai anh Trung.

Nếu không có trận bão lụt ấy, các lồng cá sẽ cho gia đình anh Trung doanh thu khoảng 4,8 tỷ đồng/năm, lãi khoảng 500-700 triệu đồng.

Xót ruột là vậy, nhưng với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi cá lồng và ý chí vươn lên, anh Trung không hề có suy nghĩ từ bỏ. Được anh em nuôi cá hỗ trợ mỗi người 1-2 tấn cá chép to, anh Trung mua lại lồng của người khác và đến nay đã nuôi được 6 lồng cá. Đến Tết Nguyên đán này, 3 lồng cá với sản lượng khoảng 10 tấn sẽ cho thu hoạch.

Thôn Lấu Khê có 307 hộ với hơn 1.100 nhân khẩu. 27 hộ nuôi thuỷ sản chịu thiệt hại nặng nề nhất, với tổng thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng. Ngoài ra, những vườn cây ăn quả, rau màu, cây cối… cũng tan hoang như nhiều địa phương khác.

lau-khe-3.jpeg
Thôn Lấu Khê, xã Hiệp Cát trong trận bão lụt lịch sử hồi tháng 9/2024. Ảnh: VĂN TUẤN

Là vùng đất biệt lập so với khu vực trong đê, nhiều năm chịu nguy cơ lũ lụt nên bà con Lấu Khê luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi việc. Hình ảnh hàng dài người chuyền tay nhau từng con cá chuyển lên bờ và đồng lòng giúp bán giải cứu cá cũng là nguồn động viên tinh thần để anh Trung, ông Đoàn và những hộ nuôi thuỷ sản vượt qua khó khăn, tái sản xuất.

Ông Nguyễn Công Dưỡng, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Cát cho biết trong biến cố không lường trước được của trận bão lụt vừa qua, cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương đã đồng lòng cùng hướng về người dân thôn Lấu Khê bị cô lập khi nước lũ dâng cao. Từ việc đưa những người già, trẻ em, người dễ tổn thương vào khu vực an toàn, đến việc giúp dân cứu cá, di dời tài sản, hay tiếp thực phẩm đều được địa phương thực hiện với phương châm nhanh nhất có thể. Sau bão, địa phương rà soát thiệt hại, thống nhất miễn tiền thuế hoa lợi công sản 1 năm cho các gia đình ngoài đê có ao cá bị ngập. “Dù thiệt hại rất lớn nhưng với quyết tâm của chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân nên đến nay cuộc sống của người dân Lấu Khê đã ổn định trở lại. Mọi người đang tích cực khôi phục sản xuất”, ông Dưỡng cho biết.

NGÂN HẠNH



Nguồn: https://baohaiduong.vn/lau-khe-vuc-day-sau-lu-lon-401264.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

1 tuần sau khi áp dụng Nghị định 168

Qua 1 tuần triển khai Nghị định 168, đã có những tín hiệu tích cực đối với ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân. Nhiều người rất đồng tình với mức phạt tăng cao của...

Lượng du khách đến Hải Dương năm 2024 tăng 41%

Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" năm 2024, toàn tỉnh có 1.319/1.341 thôn, khu dân cư và 597.821/625.045 gia đình đạt danh hiệu văn hóa; 14 phường, thị trấn đạt chuẩn...

Ca khúc ‘Những cánh hạc trắng’ đoạt giải nhất Cuộc thi sáng tác ‘Vì bình yên cuộc sống’

Nhân dịp này, tại chương trình tổng kết công tác hội năm 2024, Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương được nhận bằng khen của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam vì có thành tích...

Phấn đấu có thêm ít nhất 38 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi danh sách các xã đăng ký phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2025 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/1 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trước ngày 15/4, hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các xã thiết lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Cùng chuyên mục

1 tuần sau khi áp dụng Nghị định 168

Qua 1 tuần triển khai Nghị định 168, đã có những tín hiệu tích cực đối với ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân. Nhiều người rất đồng tình với mức phạt tăng cao của...

Phấn đấu có thêm ít nhất 38 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi danh sách các xã đăng ký phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2025 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/1 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trước ngày 15/4, hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các xã thiết lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

‘Dải lụa’ nối trục Đông

Hiện nay, tại khu vực vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường trục Đông - Tây đang triển khai 2 dự án giao thông để tiếp tục khớp nối liên thông. Đó là Dự án Cầu Hải...

Các lỗi khiến người lái ô tô bị trừ gần hết điểm giấy phép lái xe

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Huyện Thanh Hà có thêm 12 sản phẩm OCOP

Hội đồng Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của huyện Thanh Hà đã công nhận 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024 gồm: ổi Tân Việt (xã Tân Việt); ổi Cẩm Chế (xã Cẩm...

Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD

Năm 2024, ngành công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra với những kết quả nổi bật như: tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29...

Tài xế xe cứu thương chở người ‘đi bão’ vi phạm nồng độ cồn

Cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm hành chính anh H. về nhiều lỗi, với tổng số tiền phạt hơn 64 triệu đồng, chiếc xe cũng bị tạm giữ.Trung tá Trần Tú Anh, Phó Đội trưởng...

Chí Linh siết chặt quản lý việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường

Từ ngày 3-10/1, các lực lượng ở TP Chí Linh đồng loạt ra quân lập lại trật tự an toàn hành lang giao thông toàn thành phố.Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với các địa phương,...

Phấn đấu sớm về đích tăng trưởng nguồn vốn ủy thác địa phương phục vụ tín dụng chính sách

Sáng 5/1/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, chi nhánh tỉnh Hải Dương đã được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất