Powered by Techcity

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Tại nghị quyết, Chính phủ thống nhất đánh giá: Năm 2023, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp; thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; hậu quả từ đại dịch COVID-19 ảnh hưởng kéo dài; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột Nga – Ukraine và tại dải Gaza gay gắt; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, lạm phát neo ở mức cao; nợ công toàn cầu tăng mạnh; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; thương mại, đầu tư quốc tế suy giảm; an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gặp nhiều thách thức; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ở trong nước, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được sau hơn 35 năm đổi mới; nước ta tiếp tục chịu “tác động kép” của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn; trong khi đó nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu còn hạn chế; dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, sâu sát, kịp thời, khoa học của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; quán triệt phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường; nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn; kiên định mục tiêu đề ra và đổi mới, quyết liệt, kịp thời hơn, có trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo, điều hành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.

Năm 2023 cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra

Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu; có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về phát triển xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý IV ước tăng 6,72% so với cùng kỳ (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%), cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới; nâng quy mô nền kinh tế đạt khoảng 430 tỷ USD (GDP bình quân đầu người đạt 4.284,5 USD, tăng 160,5 USD so với năm 2022). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm tăng 3,25% (mục tiêu đề ra khoảng 4,5%).

Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022. Thu ngân sách nhà nước vượt 8,12% dự toán trong điều kiện thực hiện miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2024 và các năm tiếp theo…

Các ngành, lĩnh vực phục hồi, chuyển biến tích cực

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi, chuyển biến tích cực. Khu vực công nghiệp tăng 3,02%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%; nhiều khu công nghiệp trọng điểm tiếp tục phục hồi hoặc duy trì đà tăng tích cực. Nông nghiệp là điểm sáng và tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong nhiều năm qua; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất siêu nông sản đạt 12,07 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Khu vực dịch vụ phát triển sôi động; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Ngành du lịch đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa kế hoạch được giao (8 triệu lượt khách), số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là 217,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 3,42 triệu tỷ đồng, tăng 6,2%. Trong bối cảnh thương mại đầu tư toàn cầu bị thu hẹp nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5%, cao nhất từ trước đến nay…

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm theo tinh thần không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng con người văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn, tôn tạo, phát triển; Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu châu Á. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đời sống Nhân dân được cải thiện; số hộ gia đình có thu nhập không đổi và tăng lên năm 2023 đạt 94,1%; thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9% so với năm 2022…

Công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chỉ đạo quyết liệt; kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; từng bước khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục thanh, thiếu niên, phát huy vai trò người cao tuổi, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống bạo lực gia đình… tiếp tục được quan tâm.

Tập trung nỗ lực khắc phục khó khăn

Bên cạnh các kết quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung nỗ lực khắc phục. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát còn cao. Sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, còn tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng; số doanh nghiệp giải thể, phá sản gia tăng. Khả năng hấp thụ vốn và cầu tín dụng của nền kinh tế gặp khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng. Các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro.

Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án tồn đọng còn lại gặp khó khăn; cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Đời sống và sinh kế của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế dù đã cải thiện nhưng chưa được khắc phục triệt để….

Bước sang năm 2024, năm bứt phá trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt hơn; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm.

Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo.

Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương quán triệt và quyết liệt triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội ; kịp thời bổ sung vào các chương trình, kế hoạch hành động bằng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và phát triển kinh tế xã hội năm 2024.

Năm 2024 tiếp tục đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn

Chính phủ thống nhất chủ đề điều hành của năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; theo dõi sát diễn biến tình hình, nâng cao năng lực phân tích dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; tập trung chỉ đạo, động viên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế, yếu kém; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được của Chính phủ các năm trước, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, giải pháp mạnh mẽ và hành động quyết liệt, hiệu quả; phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội đề ra trong năm 2024, tạo nền tảng hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 -2025.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm…

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự kiến tên các bộ sau sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ hai trong tháng 8

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển, đồng thời quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số…Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ...

Kiến nghị giao Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp

Tăng lương khu vực công từ ngày 1/7/2024Chính phủ kiến nghị Quốc hội thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết 27. Thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương. Đồng thời, giao Chính phủ triển khai thực hiện các nội dung...

Chính phủ đề xuất triển khai tiếp chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 43

Đến hết năm 2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 240.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 61.000 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình đạt...

Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt giao dịch vàng

Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4, Chính phủ đánh giá quản lý thị trường vàng thời gian qua còn bất cập, giá trong nước và quốc tế chênh cao. Điều này ảnh hưởng tăng trưởng, kiểm...

Cùng tác giả

Dàn thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương

Đặc biệt, phần biểu diễn văn nghệ của các thí sinh đã mang đến niềm vui và sự ấm áp cho các cụ già neo đơn. Thí sinh Nguyễn Nhã Linh (Bạc Liêu) khiến cả viện dưỡng lão lắng...

Cổ kính nhà thờ chạm khắc gỗ Đông Lâm (Tứ Kỳ)

Cổ kính nhà thờ chạm khắc gỗ Đông Lâm (Tứ Kỳ) Nguồn: https://baohaiduong.vn/co-kinh-nha-tho-cham-khac-go-dong-lam-tu-ky-401221.html

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 22/12

TRONG NƯỚCSáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tại nhà bia tưởng niệm, tham quan trưng bày ảnh, hiện vật tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ và dự lễ khánh thành dự án tái thiết...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 22/12

TRONG NƯỚCSáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tại nhà bia tưởng niệm, tham quan trưng bày ảnh, hiện vật tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ và dự lễ khánh thành dự án tái thiết...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Ký kết 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu USD tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thành công tốt đẹp, các tiêu chí, lĩnh vực đều vượt xa so với mục đích, yêu cầu đề ra. Triển lãm đã góp phần khẳng định đường lối...

Ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (1944-2024), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, giúp...

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa miễn phí để người dân vào tham quan, trải nghiệm từ sáng 21/12. Trong ngày, Ban tổ chức Triển lãm đã ghi nhận khoảng 100.000 người dân...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Quảng Ninh

Đoàn công tác đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn (TP Móng Cái), tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Sáng đẹp bộ đội Hải Dương thời bình

Trong thời bình cũng như thời chiến, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ trọn phẩm chất sáng đẹp của bộ đội Cụ Hồ.Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong tổ chức, lựa chọn lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất