Powered by Techcity

Không để tình trạng chi trước báo cáo sau


hop-quoc-hoi-07112024.jpg
Quang cảnh phiên họp

Hàng loạt nội dung liên quan đến phần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước đã được đại biểu Quốc hội cho ý kiến sáng 7/11, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Bao quát các nội dung được chi

Đa số đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung dự án luật này để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đại biểu nhất trí cao với việc sửa đổi, bổ sung khoản 10a vào sau khoản 10 Điều 8 như dự thảo trình, tuy nhiên, đề nghị cần rà soát quy định cụ thể, đầy đủ các nhiệm vụ chi và nguồn chi để bảo đảm bao quát các nội dung được quy định chi tại các luật đã và đang được ban hành như Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tán thành với Chính phủ về việc cần thiết phải có giải pháp về khung khổ pháp luật để khắc phục sớm tình trạng ách tắc trong phân bổ ngân sách đối với một số nhiệm vụ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hạng mục công trình dự án đã đầu tư xây dựng, song, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) phân tích theo báo cáo giải trình của Bộ Tài chính và dự thảo luật trình tại phiên thảo luận này có nhiều nội dung nhiệm vụ chi phát sinh lớn, như chi phí chuẩn bị, chi phí xây dựng dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư…

Đây là những nhiệm vụ từ trước đến nay đã được bố trí trong chi đầu tư, nay lại được bố trí từ nguồn chi thường xuyên sẽ không phù hợp về quy mô, tính chất, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng tỷ trọng chi thường xuyên lên rất cao, làm thay đổi và tác động đến cơ cấu chi ngân sách nhà nước, chưa phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi, bổ sung nội dung chi trong chi xây dựng cơ bản.

Không để tình trạng tiền trảm, hậu tấu

Theo đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng), dự thảo luật đã mở rộng và xác định được một số nhiệm vụ chi cụ thể hơn so với khoản 2 Điều 59 của luật hiện hành.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn dẫn đến một số nhiệm vụ cấp thiết khác của địa phương như chi an ninh, quốc phòng, kiến thiết thị chính, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu lại không thể bố trí từ nguồn này do không thuộc phạm vi quy định.

dai-bieu-quoc-hoi-4.jpg
Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu

Việc quy định thiếu linh hoạt như vậy sẽ dẫn đến tình trạng một số địa phương có tăng thu ngân sách nhưng không thể sử dụng nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để bố trí chi cho các nhiệm vụ cần thiết này, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.

Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi tại điểm d khoản 2 Điều 59 theo hướng “tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng, các nhiệm vụ chi quy định tại khoản 10 và khoản 10a Điều 8 luật này và các nhiệm vụ chi cần thiết khác của ngân sách các cấp,” để đảm bảo tính chủ động của địa phương trong điều hành thu chi ngân sách.

Đại biểu Đà Nẵng cũng cho rằng hiện nay tại một số địa phương đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị, theo đó cấp quận, phường không còn là một cấp ngân sách, chỉ là một cấp dự toán, dù là cấp dự toán nhưng chính quyền địa phương cấp quận, phường vẫn được giao chỉ tiêu thu ngân sách hằng năm, tuy nhiên vướng cơ chế thưởng nếu địa phương vượt thu.

Theo quy định của luật hiện hành, khoản vượt thu chỉ được thực hiện giữa các cấp ngân sách. Mô hình chính quyền đô thị là mô hình mới.

Vì vậy, nhằm tạo động lực thúc đẩy cho các địa phương, nhất là các quận, phường trong việc đẩy mạnh tăng cường các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường đốc thu, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của các địa phương, đại biểu kiến nghị xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm quy định áp dụng đối với những địa phương đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đó là UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định về cơ chế thưởng vượt thu so với dự toán đối với các cấp chính quyền địa phương là đơn vị được giao dự toán thu ngân sách hằng năm có vượt thu phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) chỉ ra rằng khoản 4 Điều 4 quy định đối với UBND tỉnh thực hiện các khoản chi không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh nhưng sau đó lại báo cáo với Thường trực HĐND về kết quả đã chi để trình HĐND tỉnh biểu quyết thông qua.

Trong thực tiễn có thể phát sinh những khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ngoài dự toán ban đầu, tuy nhiên, tất cả những khoản chi ngân sách nhà nước đều phải có trong hạng mục chi.

“Đề nghị không để tình trạng tiền trảm, hậu tấu, Chính phủ, UBND tỉnh chi trước, sau đó mới báo cáo Quốc hội, HĐND thông qua. Đề nghị cơ quan soạn thảo đưa ra các nguyên tắc xác định các khoản chi phát sinh thường xuyên vào đầu tư này. Theo đó, các khoản chi phải mang tính cấp thiết, cấp bách hoặc quan trọng và phải có các tiêu chí xác định rõ ràng,” đại biểu nói.

TB (theo TTXVN)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/khong-de-tinh-trang-chi-truoc-bao-cao-sau-397477.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Phụ nữ Việt gần 100 năm trước qua ống kính người nước ngoài

Khán giả xem loạt ảnh được giới thiệu trong triển lãm Sofia Yablonska - hành trình xuyên thế kỷ, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật (quận 1, TP Hồ Chí Minh) từ ngày 4 đến 11/11. Tác giả...

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024: Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi...

Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Thị Đào thay mặt các hộ được nhận hỗ trợ trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của Cục Chăn nuôi, Công ty CP Chăn...

10 tháng, Hải Dương có thêm hơn 1.500 doanh nghiệp mới

Cùng thời gian này, toàn tỉnh có trên 1.200 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể và gần 500 doanh nghiệp hoạt động trở lại.Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu thành lập 2.076 doanh nghiệp mới với tổng...

Hơn 300.000 người ở Hải Dương sẽ được miễn phí cấp, đổi căn cước khi sáp nhập các xã, phường, thị trấn

Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Hải Dương), thời gian qua đơn vị đã tập trung rà soát, điều tra cơ bản về nhân khẩu thường trú, tạm trú......

Cùng chuyên mục

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024: Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi...

Hơn 300.000 người ở Hải Dương sẽ được miễn phí cấp, đổi căn cước khi sáp nhập các xã, phường, thị trấn

Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Hải Dương), thời gian qua đơn vị đã tập trung rà soát, điều tra cơ bản về nhân khẩu thường trú, tạm trú......

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện | 07/11/2024 Lượt xem:27 Chiều nay (7/11), tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu tại nghị...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 7/11

TRONG NƯỚCNgày 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại...

Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 7/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 15, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần...

Hải Dương trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng cho 1.634 đảng viên

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương, dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga 7/11 năm nay, toàn tỉnh có 1.621 đảng viên được tặng và 13 đảng viên được truy tặng Huy hiệu Đảng.Trong đó, có...

Nhà vô địch SEA Games 31 tranh tài ở giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới

Cụ thể, các tay vợt hàng đầu của Việt Nam tham gia tranh tài tại giải gồm Nguyễn Đức Tuân (vô địch SEA Games 31, Á quân giải vô địch quốc gia 2024), Nguyễn Đăng Hiệp (huy chương đồng giải vô địch quốc gia 2024), Nguyễn Duy Phong (vô địch đơn nam trẻ giải bóng bàn Đông Nam Á 2024), Bùi Thế Nghĩa (huy chương đồng đồng đội nam giải vô địch quốc gia 2024), Vũ Hoài Thanh (huy...

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ

Nhân dịp ông Donald John Trump được bầu làm tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện...

Cách mạng Tháng Mười Nga

Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) đã để lại nhiều bài học quý giá về việc tập hợp lực lượng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và những bài học đó vẫn có giá trị ứng...

Các mốc thời gian quan trọng thực hiện sáp nhập các xã, phường, thị trấn ở Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất