Powered by Techcity

Không còn ‘đánh kẻng ghi tên’, nông dân điều hành sản xuất từ xa


tuoi-nuoc-nho-giot.jpg
Nông dân xã Phạm Trấn (Gia Lộc) điều khiển hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho ruộng dưa lưới trồng trong nhà màng bằng phần mềm trên điện thoại di động

Xa rồi “con trâu đi trước, cái cày theo sau”

Cụ Nguyễn Đăng Giác (90 tuổi), nguyên là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp xã Ngọc Kỳ (nay là xã Kỳ Sơn, Tứ Kỳ) thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở cho tôi xem quyển nhật ký ghi lại toàn bộ hoạt động của hợp tác xã từ năm 1959-1975. Cụ bảo: “Kỷ niệm một thời đánh kẻng ghi tên, thời mà con trâu đi trước, cái cày theo sau ở trong này cả”.

nhat-ky.jpg
Cuốn nhật ký về Hợp tác xã Nông nghiệp xã Ngọc Kỳ (nay là xã Kỳ Sơn) được cụ Giác lưu giữ

Năm 1962, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Ngọc Kỳ thành lập với 9 đội sản xuất, thực hiện nhiệm vụ canh tác 220 ha lúa, hoa màu và duy trì hoạt động 1 trang trại nuôi lợn tập trung.

Hợp tác xã đã thu hút đại bộ phận nông dân tham gia.

Cứ 7 giờ sáng hằng ngày, khi tiếng kẻng điều công vang lên, xã viên ở 9 đội sản xuất lại tập trung ở đầu làng. Đội trưởng các đội sản xuất giao việc cho từng nhóm xã viên ra đồng làm nhiệm vụ. Hợp tác xã giao khoán cho xã viên hoàn thành cày 1 sào ruộng sẽ được tính 5 điểm (1 điểm tương ứng với 1 công), cấy 1 sào được tính 20 điểm…

cu-nguyen-dang-giac.jpg
Cụ Nguyễn Đăng Giác, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp xã Ngọc Kỳ nhớ rõ những ký ức về sản xuất thời bao cấp

Sản xuất nông nghiệp thời bao cấp ở xã Ngọc Kỳ nói riêng, các địa phương khác nói chung bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế: công cụ, phương tiện sản xuất còn sơ sài, lạc hậu. Mọi công đoạn sản xuất đều thủ công. Phần lớn diện tích chỉ cấy 2 vụ lúa/năm, cơ cấu giống tuy nhiều nhưng chất lượng, năng suất đều kém, thường chỉ đạt từ 80-100kg/sào/vụ. Cây trồng chủ yếu là ngô, khoai và một số rau ăn lá. Việc sản xuất dựa nhiều vào thiên nhiên, kinh nghiệm. Công tác dự tính, dự báo thời tiết hạn chế dẫn đến nhiều vụ mất mùa do mưa bão…

Một bộ phận không nhỏ xã viên có tư tưởng ỷ lại, ít đề xuất sáng kiến. Nhiều hộ lười làm, ít công, rơi vào cảnh đói nghèo, hợp tác xã phải cho vay cứu trợ. “Bấy giờ năng suất, sản lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Vì thế công xã viên nhận được sau mỗi vụ sản xuất rất thấp, không đủ ăn…”, cụ Giác kể.

Đột phá

co-gioi-hoa-nong-nghiep.jpg
Cơ giới hoá ngày càng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Sự đột phá của ngành nông nghiệp chỉ thực sự bắt đầu kể từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/10/1981 “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” (còn gọi là khoán 100).

Chỉ thị 100 là bước đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nông dân đã được hợp tác xã giao khoán diện tích, tự sản xuất và được hưởng sản lượng vượt khoán sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp sản lượng theo định mức đã quy định.

Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (còn gọi là khoán 10). Nghị quyết này đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là bảo đảm lợi ích chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa. Nông dân được giao ruộng, tự chủ sản xuất.

Nhớ lại thời điểm khoán 10 được triển khai, ông Hoàng Anh Thư, hiện là Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Minh Đức, xã Phạm Trấn (Gia Lộc) cho biết bấy giờ bà con ai cũng phấn khởi và tập trung đầu tư vào thửa ruộng nhà mình. Ở nơi ông sinh sống, nông dân bảo nhau “muốn no phải cấy lúa, muốn giàu trồng cây vụ đông”.

Năng suất lúa vụ đầu tiên sau khi nông dân được giao ruộng đạt 200-300 kg/sào, cao gấp đôi so với những năm trước đó. Giá trị cây vụ đông cao gấp 4-5 lần cấy lúa. Từ chỗ phải ăn độn, các gia đình bắt đầu có tích trữ, dần dà quan tâm đầu tư sản xuất nâng cao sản lượng.

hop-tac-xa-tan-minh-duc.jpg
Xã Phạm Trấn (Gia Lộc) là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Dương. Nông dân nơi đây đã thuần thục trong việc điều hành sản xuất bằng công nghệ

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn những năm sau đó từng bước tạo ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương.

Theo ông Lê Thái Nghiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, từ năm 2013, Hải Dương bắt đầu đẩy mạnh dồn ô, đổi thửa, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi. Cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp cũng dần phát triển trong tất cả quy trình sản xuất.

Đến hết năm 2024, tất cả diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh được cày bằng máy, 95% diện tích lúa được gặt bằng máy. Nhiều nơi trong tỉnh bắt đầu áp dụng máy bay không người lái vào khâu phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Khoảng 1.000 ha đất sản xuất cây trồng áp dụng công nghệ tưới tự động.

Nhiều giống lúa mới chất lượng cao được khảo nghiệm, nhân rộng trên khắp các cánh đồng trong tỉnh. Năng suất lúa ở Hải Dương đã tăng từ 58,76 tạ/ha (năm 2013) lên gần 63 tạ/ha (năm 2024). Toàn tỉnh hình thành nhiều vùng sản xuất cây trồng chủ lực như hành, tỏi, cà rốt, cải bắp, ổi, vải, na… Giá trị sản xuất các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản tăng dần theo từng năm.

Toàn tỉnh có khoảng 92 ha nhà màng, hàng chục vùng trồng các loại nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự quan tâm của Nhà nước và của tỉnh, nông dân trong tỉnh đã thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra giá trị cao, bền vững hơn.

Hải Dương hiện đang được biết đến như “cái nôi” của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Những mô hình hay

Ông Nguyễn Văn Nhiệt ở xã Đức Chính (Cẩm Giàng) có 4 khu ruộng trồng cà rốt xuất khẩu ngoài đê sông Thái Bình cho biết đã áp dụng công nghệ này từ vài năm nay. Công tắc tắt, mở và điều chỉnh áp suất nước trên máy bơm được kết nối với một chiếc điều khiển cầm tay. “Trước kéo dây tưới nước cho 4 khu ruộng này phải mất 2 ngày. Giờ có công nghệ hiện đại hỗ trợ nên ngồi ở nhà tôi cũng có thể kích hoạt hệ thống bơm tự động ngoài đồng vì điều khiển có tác dụng lên tới 1km”.

vung-trong-ca-rot.jpg
Nông dân xã Đức Chính (Cẩm Giàng) tưới nước cho diện tích trồng cà rốt xuất khẩu bằng điều khiển cầm tay

Hầu hết nhà màng ở các địa phương trong tỉnh đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel giúp tiết kiệm nước. Hệ thống dây dẫn nước được kết nối từ máy bơm đến từng gốc cây trồng. Nông dân có việc đi ra tỉnh ngoài vẫn có thể theo dõi nhà màng sản xuất qua các hệ thống camera, điều khiển tưới nước qua phần mềm cài đặt trên điện thoại. Cái hay của công nghệ này là có thể hẹn giờ, điều khiển áp lực nước ngay từ trên điện thoại.

Hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông Luộc thuộc địa phận xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) cũng áp dụng công nghệ cho ăn từ xa. Ông Đào Minh Thiêm, Chủ tịch Hiệp hội Cá lồng xã Hà Thanh cho biết bằng việc điều khiển phần mềm cài sẵn trên điện thoại, người chăn nuôi dễ dàng điều khiển máy “bắn cám” xuống các lồng nuôi cá chỉ bằng một vài thao tác.

TIẾN MẠNH



Nguồn: https://baohaiduong.vn/khong-con-danh-keng-ghi-ten-nong-dan-dieu-hanh-san-xuat-tu-xa-400963.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại, khơi dậy khát vọng làm giàu với nông dân

Trước khi diễn ra hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của bà con nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học,...

Nhiều nông dân Hải Dương mỗi năm thu lãi hàng tỷ đồng

3 năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Hải Dương diễn ra sôi nổi. Đã có 180.985 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp,...

Hải Dương có thêm hơn 5.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Đạt được kết quả trên là do sự cần cù, năng động, sáng tạo của các hộ. Các cấp Hội Nông dân tuyên truyền, vận động các hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu này và phối hợp...

Những nông dân tiền tỷ ở Hải Dương

Trên mảnh đất màu mỡ, trù phú của Hải Dương, mỗi nông dân lại có một hướng đi khác nhau để khai thác hết giá trị, tiềm năng đất đai, làm giàu cho bản thân và giúp đỡ người khác, đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Dưới cái nắng hanh hao một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông...

Nông dân Hải Dương lần đầu tiếp cận chương trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là lần đầu tiên nông dân Hải Dương được tham gia hội nghị bàn về chương trình hội nhập kinh tế quốc tế. Qua nghe các chuyên gia trao đổi và trực tiếp đọc tài liệu, nhiều nông...

Cùng tác giả

Khổ sở vì đi ngắm hoa mận Mộc Châu

Sau khi ăn bữa cuối trước khi về Hà Nội trong một quán có tiếng tại Mộc Châu, gia đình chị Thu Trang bị ngộ độc. Vào quán thấy đông người, chị tự phục vụ, lấy nước chấm và...

Sợ đặt phòng qua fanpage vì lừa đảo tràn lan

Những vụ lừa đảo với hình thức tương tự diễn ra tại nhiều điểm du lịch trên cả nước, đặc biệt vào giai đoạn cao điểm. Từ cuối năm ngoái, khu nghỉ dưỡng Serena Resort Kim Bôi hai lần...

Thăm xã tiêu biểu Thống Nhất

Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, nhân dân trong xã đã tham gia đóng góp hơn 31 tỷ đồng, hàng nghìn ngày công và hiến trên 1.800 m2 đất thổ cư để...

Thú chơi hoa nhập ngoại

Trước đây hoa hồng nhập ngoại giá bán từ 30.000 – 50.000 đồng/bông, dù có chịu chi cỡ nào thì người mua cũng chỉ dám cắm 5 – 7 bông và cắm đan xen thêm nhiều loài hoa khác....

Cùng chuyên mục

Thăm xã tiêu biểu Thống Nhất

Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, nhân dân trong xã đã tham gia đóng góp hơn 31 tỷ đồng, hàng nghìn ngày công và hiến trên 1.800 m2 đất thổ cư để...

Thú chơi hoa nhập ngoại

Trước đây hoa hồng nhập ngoại giá bán từ 30.000 – 50.000 đồng/bông, dù có chịu chi cỡ nào thì người mua cũng chỉ dám cắm 5 – 7 bông và cắm đan xen thêm nhiều loài hoa khác....

Công an Kinh Môn tìm chủ 171 phương tiện giao thông vi phạm

Qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Đội Cảnh sát giao thông – trật tự, Công an thị xã Kinh Môn đã phát hiện, tạm giữ 171...

Ngân hàng ‘hút lộc’ đầu xuân

Bà Phạm Thị Vân Anh, Giám đốc Ngân hàng Bắc Á Hải Dương cho biết: “Vay vốn ngân hàng ngay từ đầu năm cho thấy quan điểm của người dân, doanh nghiệp đã thay đổi, theo hướng tập trung...

Cách đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộcTrường hợp người phụ thuộc là con:+ Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp giấy khai sinh và bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân...

Thiết kế biểu tượng tại nút giao quảng trường Độc Lập

Đây là một trong những mục tiêu trong nhiệm vụ thiết kế thi tuyển phương án kiến trúc biểu tượng tại nút giao quảng trường Độc Lập (TP Hải Dương).Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ...

Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Thaco là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động đa ngành như ô tô, nông nghiệp, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ. Năm ngoái, tập đoàn này nộp ngân sách Nhà nước...

Khu công nghiệp thành nhỏ

Đồng chí Nguyễn Thế Tài, Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện cho biết để tạo tiền đề cho việc thành lập Khu kinh tế chuyên biệt, thời gian qua, tỉnh, huyện đã đầu tư, nâng cấp nhiều tuyến đường...

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 18 triệu đồng một tháng

Hiện giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu, duy trì từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất