Powered by Techcity

Khi nông dân Hải Dương trở thành doanh nhân


z5790689846184_461430243a0422398a963bac1f7e4a9f.jpg
Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương do ông Nguyễn Đức Mệnh gây dựng là doanh nghiệp chủ lực trong xuất khẩu nông sản ở Hải Dương

Nhạy bén

Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương (Cẩm Giàng) là doanh nghiệp có “số má” trong lĩnh vực nông nghiệp do ông Nguyễn Đức Mệnh dày công gây dựng. Ngày trước, cũng giống như các hộ khác tại địa phương, kế sinh nhai của vợ chồng ông Mệnh là trồng cà rốt. Sau đó, nhà ông bắt đầu thu gom cà rốt của người dân để buôn bán kiếm lời. Song công việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi, bởi mặt hàng tươi nếu không tiêu thụ kịp thời sẽ mất nhiều hơn được.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm mì ăn liền, ông Mệnh thấy được cơ hội làm ăn. Năm 1992, ông mở xưởng nhỏ chế biến cà rốt khô để làm nguyên liệu cho gia vị mì gói. Dần dà ông mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm các mặt hàng nông sản khô như hành củ, hành lá, gừng, ớt, tỏi… Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, năm 2009 ông Mệnh thành lập doanh nghiệp. Đến nay, dù trải qua không ít khó khăn, biến cố nhưng Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương vẫn hoạt động ổn định, khẳng định vị thế doanh nghiệp nông sản chủ lực tại Hải Dương. Không chỉ tiêu thụ nông sản chế biến trong nước, công ty của ông Mệnh còn kết nối, đưa cà rốt xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản…

ong Mệnh
Ông Nguyễn Đức Mệnh (mặc áo kẻ), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương luôn đau đáu tìm giải pháp nâng giá trị nông sản

“Nếu không chế biến để tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nông sản, để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thì nông sản vẫn mãi trong vòng luẩn quẩn được mùa, mất giá”, ông Nguyễn Đức Mệnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương khẳng định.

Lập nghiệp từ con rươi, con cáy của quê hương An Thanh (Tứ Kỳ) nhưng ông Hà Văn Bẩy không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng mà còn nuôi ý tưởng phát triển sản phẩm đã qua chế biến. Theo ông Bẩy, rươi cáy là đặc sản song lại chỉ có theo mùa. Vì thế, ông luôn mong muốn tìm hướng đi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2020, ông Bẩy bắt đầu nghiên cứu chế biến con rươi, con cáy. Ban đầu ông áp dụng kỹ thuật cấp đông để người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm quanh năm. Khi đã thành công, ông tiếp tục tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm rươi ăn liền, phù hợp thị hiếu khách hàng.

Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tiến triển khả quan, năm 2022 ông Bẩy thành lập Công ty TNHH Đặc sản rươi cáy Hà Tiến nhằm nâng cao uy tín, tạo thuận lợi trong quản lý, điều hành. Ngoài vùng sản xuất hơn 2 ha, công ty của ông Bẩy còn bao tiêu không giới hạn rươi, cáy của nông dân trong vùng nếu bảo đảm chất lượng. Mỗi năm, doanh nghiệp cung ứng ra thị trường khoảng 30 tấn rươi cấp đông, hơn 10 tấn rươi chế biến sâu. Hiện công ty có 4 sản phẩm rươi chế biến được công nhận đạt chuẩn OCOP. Ông Bẩy cho biết: “Ngoài 5 sản phẩm rươi chế biến đang sản xuất, kinh doanh ổn định, sắp tới công ty cho ra mắt 5 sản phẩm mới. Chúng tôi đặt mục tiêu sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu”.

Thử sức

z5792631617908_4bf309ab81eaa05f1ec43c045f37c325.jpg
Công ty TNHH Đặc sản rươi cáy Hà Tiến là doanh nghiệp đi đầu trong chế biến rươi ăn liền của huyện Tứ Kỳ

Bên cạnh những nông dân đi lên từ ruộng đồng thì ở Hải Dương cũng có những người trẻ dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp từ nông nghiệp.

Do đam mê với nông nghiệp hữu cơ nên thay vì chọn kinh doanh mảng ngành được gia đình định hướng, anh Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1993, ở thị trấn Nam Sách) lại thành lập Công ty CP Nông trại Việt để thử sức với nghề nông. Trước khi quyết định lập doanh nghiệp nông nghiệp, anh Tuấn Anh đã học làm nông dân. Từ năm 2016, anh Tuấn Anh thuê đất ở xã An Lâm (Nam Sách) nuôi giun quế, trồng rau, chăn gà theo hướng hữu cơ. Nông sản hữu cơ tại trang trại được cung cấp cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Để có nguồn hàng thường xuyên, đều đặn, anh còn liên kết với các cơ sở sản xuất sạch trong và ngoài tỉnh. Và ưu điểm của người trẻ như anh Tuấn Anh là không dễ bằng lòng với chính mình. Anh Tuấn Anh chia sẻ: “Hiện nuôi cá lồng tại tỉnh rất phát triển nhưng lại không có cơ sở chế biến sâu, tiêu thụ vẫn bấp bênh. Mặt khác, nhiều nơi trong tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch mà vẫn chưa định hình rõ nét. Tôi đang nghiên cứu phát triển doanh nghiệp theo hướng trên”.

Từ những bài học

Thời gian qua, Hải Dương có những ưu đãi để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Vì thế, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn có phát triển nhưng quy mô vẫn nhỏ, chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng. Bên cạnh những gương mặt mới hăng hái, năng nổ, quyết tâm dấn thân, thử sức với lĩnh vực đầy rủi ro này thì cũng có doanh nghiệp đã trở thành thương hiệu vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại. Điển hình là sự lụi tàn của Công ty CP Nông sản Hưng Việt (Gia Lộc)-niềm tự hào một thời của nông nghiệp Hải Dương. Người đứng đầu doanh nghiệp là ông Tăng Xuân Trường, là nông dân thực thụ, đi lên từ nghề nông song vì thiếu kỹ năng quản lý, điều hành mà nội bộ mâu thuẫn, lâm vào kiện tụng. Đây là bài học cho những doanh nhân nông dân khi đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.

Nông nghiệp vốn là ngành đặc thù, đầu tư lớn, rủi ro cao, nếu không nhanh nhạy, đổi mới thì sẽ bị lùi lại phía sau. Bên cạnh đó, hầu hết sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng nên phải sản xuất bằng cái tâm. Có như vậy mới tạo được uy tín, xây dựng chỗ đứng trên thị trường.

Ngoài những kinh nghiệm, kỹ năng trong quản lý thì những người trẻ cần những thông tin hữu ích về nông nghiệp của tỉnh để có định hướng phát triển. Anh Nguyễn Tuấn Anh thừa nhận hiện thông tin về vùng sản xuất, chính sách hỗ trợ nông nghiệp… mà anh tiếp cận rất ít ỏi. Mục tiêu mà anh đang hướng tới rất cần có những định hướng từ cơ quan quản lý Nhà nước. “Chúng tôi rất muốn được hỗ trợ về mặt thông tin để có cơ sở đánh giá, tính toán và hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh; đồng thời được tư vấn về những cơ chế, chính sách mà tỉnh đang triển khai, áp dụng. Có như vậy, những người trẻ mới tự tin hơn trên con đường tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp”, anh Tuấn Anh thông tin thêm.

DŨNG CƯỜNG



Nguồn: https://baohaiduong.vn/khi-nong-dan-hai-duong-tro-thanh-doanh-nhan-392062.html

Cùng chủ đề

Không còn ‘đánh kẻng ghi tên’, nông dân điều hành sản xuất từ xa

Hầu hết nhà màng ở các địa phương trong tỉnh đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel giúp tiết kiệm nước. Hệ thống dây dẫn nước được kết nối từ máy bơm đến từng gốc cây...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại, khơi dậy khát vọng làm giàu với nông dân

Trước khi diễn ra hội nghị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nhiều kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của bà con nông dân, hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học,...

Nhiều nông dân Hải Dương mỗi năm thu lãi hàng tỷ đồng

3 năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Hải Dương diễn ra sôi nổi. Đã có 180.985 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp,...

Hải Dương có thêm hơn 5.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Đạt được kết quả trên là do sự cần cù, năng động, sáng tạo của các hộ. Các cấp Hội Nông dân tuyên truyền, vận động các hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu này và phối hợp...

Những nông dân tiền tỷ ở Hải Dương

Trên mảnh đất màu mỡ, trù phú của Hải Dương, mỗi nông dân lại có một hướng đi khác nhau để khai thác hết giá trị, tiềm năng đất đai, làm giàu cho bản thân và giúp đỡ người khác, đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Dưới cái nắng hanh hao một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông...

Cùng tác giả

Top điểm đến được khách Việt yêu thích dịp Lễ Tình nhân

Ngày 10/2, ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch có trụ sở tại Hà Lan Booking công bố danh sách 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích, tìm kiếm nhiều nhất dịp Lễ...

Đầu xuân thăm 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu về văn hoá ở Hải Dương

Một điểm chung ở 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu trên là có các thôn đều giữ vững danh hiệu làng văn hoá từ hàng chục năm nay. Mỗi cán bộ, người dân ở những địa phương này...

Hải Dương chưa ghi nhận thiệt hại về vật nuôi, cây trồng do rét đậm, rét hại

Tuy nhiên, trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C vẫn còn tình trạng nông dân phớt lờ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để xuống đồng gieo cấy lúa chiêm...

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy sản xuất ray 10.000 tỷ đồng

"Vingroup cam kết đóng vai trò là 1 trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của đất nước", ông Quang khẳng định.Chủ tịch Hòa Phát cũng cam kết giai đoạn...

Đến năm 2030, nâng cấp thị trấn Nam Sách lên đô thị loại IV

Huyện phát triển theo 3 vùng. Vùng đô thị trung tâm bao gồm thị trấn Nam Sách, một phần các xã Hồng Phong, Trần Phú, Quốc Tuấn, An Phú, Phú Điền, Đồng Lạc. Đây là khu vực trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa - thể thao, dịch vụ thương mại, hệ thống công trình công cộng, dân cư đô thị của huyện.Vùng ven trung tâm bao gồm xã Minh Tân và một phần các xã Hồng Phong,...

Cùng chuyên mục

Đầu xuân thăm 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu về văn hoá ở Hải Dương

Một điểm chung ở 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu trên là có các thôn đều giữ vững danh hiệu làng văn hoá từ hàng chục năm nay. Mỗi cán bộ, người dân ở những địa phương này...

Hải Dương chưa ghi nhận thiệt hại về vật nuôi, cây trồng do rét đậm, rét hại

Tuy nhiên, trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C vẫn còn tình trạng nông dân phớt lờ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để xuống đồng gieo cấy lúa chiêm...

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy sản xuất ray 10.000 tỷ đồng

"Vingroup cam kết đóng vai trò là 1 trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của đất nước", ông Quang khẳng định.Chủ tịch Hòa Phát cũng cam kết giai đoạn...

Đến năm 2030, nâng cấp thị trấn Nam Sách lên đô thị loại IV

Huyện phát triển theo 3 vùng. Vùng đô thị trung tâm bao gồm thị trấn Nam Sách, một phần các xã Hồng Phong, Trần Phú, Quốc Tuấn, An Phú, Phú Điền, Đồng Lạc. Đây là khu vực trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa - thể thao, dịch vụ thương mại, hệ thống công trình công cộng, dân cư đô thị của huyện.Vùng ven trung tâm bao gồm xã Minh Tân và một phần các xã Hồng Phong,...

Mục tiêu tăng trưởng GRDP của 63 địa phương trên cả nước

Theo Nghị quyết, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số và không có địa phương nào tăng trưởng dưới 8%.Nghị quyết nêu rõ năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt...

Danh sách gần 300 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội trong tháng 1, có 11 xe biển số Hải Dương

Ngày 10/2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội thông báo danh sách ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông trong từ 1/1 đến 31/1, được phát hiện qua hệ thống giám sát.Các...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác đổ ải tại Hải Dương

Đồng chí Thứ trưởng đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi từ nguồn vốn do Trung ương đầu tư; tu sửa các trạm bơm, nạo vét kênh mương, tu bổ...

Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Theo kế hoạch, chiều nay 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Trước đó, Chính phủ đã có...

88 hộ dân ở Gia Lộc được hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng xây dựng nhà màng

Huyện Gia Lộc hiện có khoảng 595.693 m2 nhà màng, nhà lưới, giá trị sản xuất đạt trung bình từ 1,8- 2,5 tỷ/ha/năm. Một số mô hình điển hình như: trồng loa lan theo hướng công nghệ cao trong...

Bảo hiểm LPBank Hải Dương phấn đấu doanh thu tăng trên 47%

Mặc dù tháng Tết thường là tháng có doanh thu thấp nhất trong năm, nhưng doanh thu tháng 1/2025 của Tổng công ty CP Bảo hiểm LPBank - Chi nhánh Hải Dương lần đầu tiên tăng trưởng mạnh, đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất