Powered by Techcity

Khẩn trương ban hành quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2024

Sáng 11/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2024 để thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại phiên họp, sau khi nghe tờ trình tóm tắt về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi, phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 và báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định, các đại biểu thảo luận trao đổi về các vấn đề quan trọng, nhất là các nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Đối với dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), các đại biểu cho rằng việc hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện luật, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước.

Các đại biểu đề nghị làm rõ và sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đối tượng nộp thuế; các sản phẩm, nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần được ưu đãi thuế phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, các chiến lược phát triển đất nước như các sản phẩm, dịch vụ phục vụ 3 đột phá chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, các ngành tạo giá trị cao, ấn phẩm báo chí, xuất bản nhằm quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài…

ttxvn_chinh_phu_1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các bộ, cơ quan đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung và nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát của các thành viên Chính phủ và các đại biểu; giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, Bộ Tài chính tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, phương án theo quy định, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.

Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện dự án luật nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế; bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước; bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, không dùng tiền mặt…

Thủ tướng chỉ đạo chính sách thuế phải phù hợp đối với các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời góp phần tháo gỡ được điểm nghẽn, hạn chế mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp như: khuyến khích đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, các ngành mới nổi; khuyến khích chế biến sâu, sản xuất trong nước; khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu; ngăn chặn buôn lậu, chống thất thu thuế trong dịch vụ du lịch…

Cơ bản nhất trí với các ý kiến của đại biểu về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đúng Luật Ngân sách, song phải có trọng tâm, trọng điểm, hài hòa, hợp lý, công bằng, công khai, minh bạch; nhất là ưu tiên cho các lĩnh vực thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, trong đó có ưu tiên thực hiện đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

Về nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng thể chế thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan tích cực chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Cho biết số lượng các dự án luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp này là rất lớn (18 dự án luật) và với 52 tài liệu khác nhau, do đó nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng dự án luật, không để xảy ra tình trạng cố ý cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Theo đó, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản nợ ban hành quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2024; khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở và Luật Bất động sản trước ngày 15/5/2024.

Bộ trưởng Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết của các bộ, cơ quan ngang bộ; báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phát huy vai trò của người đứng đầu, các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tập trung nguồn lực, có chế độ tuyển dụng, ưu đãi nhiều hơn đối với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Đồng thời, rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm.

ttxvn_chinh_phu_2.jpg
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2024

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, các bộ, ngành phải tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời sửa đổi để tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp ngay trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Cùng với đó, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định pháp luật mới nhằm thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo; khơi thông, thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi.

Thủ tướng nhấn mạnh tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan trong quá trình xây dựng, tiếp thu, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ; lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân, trên tinh thần 3 cùng (cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn, hành động; và cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển).

Đồng thời, tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện nước ta; tăng cường truyền thông chính sách, nhất là truyền thông trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

6 nhiệm vụ để gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Nêu nhiệm vụ về phát triển hạ tầng chiến lược đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng...

Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn lâu dài

Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải tập trung tháo gỡ vướng mắc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân,...

Khai mạc Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9

Cũng với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu trong Phiên họp này, các thành viên Chính phủ thể hiện tinh thần, trách nhiệm, trí tuệ, thảo luận đóng góp ý kiến để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở tại Yên Bái

Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành trong việc hỗ trợ tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả bão lũ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định chi...

Các cơ quan quản lý nhà nước không sa vào công việc nhỏ lẻ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, thẩm tra, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Quốc hội,...

Cùng tác giả

Trình chiếu 3D Mapping tái hiện lịch sử 70 năm Giải phóng Thủ đô

Triển lãm gồm 5 phần tương ứng với 5 không gian trưng bày.Phần 1: Hà Nội trước năm 1954, với chủ đề "Truyền thống ngàn năm".Phần 2: Hà Nội trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và...

4 ghềnh đá tuyệt đẹp ít người biết ở Việt Nam

Ghềnh đá Bình ChâuDưới sự tác động của sóng, các tảng đá của Bàn Than có sự khác nhau giữa hai bãi. Bãi Nồm là những tảng đá đen hình những con thú khổng lồ, gai góc như cá...

Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong phát triển cùng đất nước

Phát huy phương châm “nói ít, làm nhiều,” “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện có hiệu quả thiết thực,” Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện...

Nhiều sản phẩm của Hải Dương có ở Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Phát biểu khai mạc tại Hội chợ, ông Nguyễn Minh Tiến– Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (AgriTrade) – cho hay, theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có...

Tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp vận tải Hải Dương

Công ty TNHH Huy Hoàng (Gia Lộc) chuyên về dịch vụ vận tải hành khách cũng đang gặp áp lực lớn bởi ngoài phải đối mặt với sự cạnh tranh của đơn vị khác thì hạ tầng bến bãi...

Cùng chuyên mục

Cô giáo ở TP Hải Dương giàu năng lượng

Trong chuyên môn, với tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề, cô luôn gương mẫu tham gia các phong trào thi đua của trường và làm tốt công tác giảng dạy. Cô không ngừng tìm tòi, sáng tạo,...

Sức bật và vị thế

Điểm mấu chốt của bài phát biểu này là người lãnh đạo cao nhất của nước ta đã trình bày Tầm nhìn Việt Nam về các vấn đề thời sự đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn...

Giá 3 miền dần ổn định; thịt heo ở Mỹ đầu tháng 10 tăng

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang dần ổn định tại cả ba miền sau nhiều ngày điều chỉnh tăng, giảm liên tiếp. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước hiện dao động trong khoảng 64.000-69.000 đồng/kg. Giá thịt lợn, thịt bò tại Mỹ tăng do lượng mua tăng. Giá heo hơi hôm nay 4/10: giá 3 miền đang dần ổn định; Giá thịt heo ở Mỹ đầu tháng 10 đang tăng. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Vincom) Giá heo...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp

Đúng 21 giờ 45 ngày 3/10 giờ địa phương (2 giờ 45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ...

Việt Nam và Ireland ký kết văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, ngay sau cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương xem xét kết quả xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ diện Ban...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét kết quả xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Qua xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập...

Tổ chức truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho 3 liệt sĩ ở Cẩm Giàng

Theo Quyết định số 514/QĐ - TTg, ngày 14/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, 3 liệt sĩ của Hải Dương được cấp bằng Tổ quốc ghi công, gồm: Nguyễn Gia Tia (sinh năm 1927), Nguyễn Ngọc Quỳnh (sinh năm...

Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Ireland mở rộng hợp tác

Trước bối cảnh và cơ hội mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất phong phú, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa bởi nội lực...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan quân đội

Cử tri các tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh và Hà Nam kiến nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi một số nội dung tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất